Tại sao người bị cơ xương khớp cần theo dõi bệnh thường xuyên?

(3.72) - 89 đánh giá

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy bệnh cơ xương khớp không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà nó còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác, từ công việc cho đến các mối quan hệ gia đình và xã hội. Nếu không theo dõi bệnh cơ xương khớp thường xuyên, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến cuộc sống và tính mạng.

Trên thế giới, mỗi năm, có hàng triệu lượt người được chẩn đoán mắc bệnh cơ xương khớp phải nhập viện và điều trị. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và là nguyên nhân gây ra những cơn đau kéo dài, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý của người bệnh.

Cơ xương khớp ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của người bệnh?

Các bệnh cơ xương khớp làm hạn chế các hoạt động hàng ngày, giảm chất lượng cuộc sống, tiêu tốn nhiều chi phí cho sức khỏe, ảnh hưởng đến tâm lý xã hội của người bệnh, gia đình và người chăm sóc.

  • Cơ xương khớp làm giảm chất lượng cuộc sống

  • Những người mắc bệnh cơ xương khớp thường phải chịu đựng những cơn đau âm ỉ. Đặc biệt, những cơn đau này sẽ tăng lên gấp bội khi bạn thực hiện các hoạt động như lên xuống cầu thang, dọn dẹp nhà cửa, tham gia thể thao… Ngoài các cơn đau, bạn còn có thể phải đối mặt với các biến chứng như cứng khớp, tràn dịch ổ khớp, biến dạng khớp, dính khớp, teo cơ quanh khớp, gây khó khăn trong lao động, sinh hoạt, giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí gây tàn phế.

  • Cơ xương khớp làm tăng nguy cơ thất nghiệp

  • Mắc bệnh cơ xương khớp có nghĩa là bạn sẽ phải thường xuyên xin nghỉ làm để điều trị bệnh. Bên cạnh đó, các cơn đau âm ỉ cũng có thể khiến năng suất làm việc của bạn giảm sút, làm tăng nguy cơ thất nghiệp. Theo một khảo sát của Quỹ Làm việc (The Work Foundation), Anh, 70,8% những người trong độ tuổi lao động mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, một bệnh tự miễn mạn tính gây đau và sưng ở các khớp bàn tay, cổ tay và bàn chân, phải nghỉ việc do những cơn đau và tình trạng cứng khớp ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Các bệnh cơ xương khớp còn là nguyên nhân khiến hơn 60% người phải về hưu sớm và nghỉ ốm trong thời gian dài.

  • Cơ xương khớp làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ gia đình và xã hội

  • Áp lực về chi phí khám chữa bệnh cùng với việc phải thường xuyên trải qua những cơn đau có thể khiến người mắc bệnh cơ xương khớp dễ gặp phải các vấn đề về tâm lý như căng thẳng, lo lắng, trầm cảm… Điều này càng làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng đối với các mối quan hệ gia đình và xã hội. Mất việc do bệnh còn làm ảnh hưởng đến thu nhập của cá nhân và gia đình, từ đó làm gia tăng áp lực tài chính lên các thành viên khác.

    Tại sao bệnh nhân cần được theo dõi bệnh cơ xương khớp thường xuyên?

    Đối với người mắc bệnh cơ xương khớp, việc theo dõi bệnh thường xuyên rất quan trọng bởi nếu không, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng, đặc biệt ảnh hưởng đến chức năng vận động, gây khó khăn trong việc cử động hoặc đi lại. Không những vậy, bệnh cơ xương khớp còn dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như bại liệt, các bệnh về tim mạch…

    Bệnh cơ xương khớp có thể ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan khác trong cơ thể. Việc theo dõi và điều trị thường xuyên có thể ngăn ngừa nhiều biến chứng như:

  • Biến dạng khớp

  • Viêm khớp có thể phá hủy sụn và xương xung quanh khớp. Điều này có thể dẫn đến xương bị biến dạng, gây cứng khớp. Lúc này, việc nắm bàn tay, xoay tay và xoay vai của bạn sẽ gặp khó khăn. Ngoài ra, bệnh này còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn như teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp, thậm chí là bại liệt.

  • Mất chức năng vận động thông thường

  • Trong thời gian đầu mắc bệnh, nếu không theo dõi bệnh cơ xương khớp thường xuyên và có cách điều trị kịp thời, bạn rất dễ bị mắc phải những biến chứng nguy hiểm như giảm hoặc mất chức năng vận động thông thường như cầm nắm và khiến bạn mất đi khả năng lao động.

  • Rối loạn giấc ngủ

  • Nếu không được điều trị, những cơn đau có nguồn gốc từ bệnh cơ xương khớp có thể khiến bạn thức giấc nhiều lần và gặp khó khăn trong việc đi ngủ lại. Nếu tình trạng này cứ lặp đi lặp lại trong thời gian dài thì có thể dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ.

  • Các bệnh về tim

  • Bệnh cơ xương khớp có thể gây viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim. Cả hai tình trạng này có thể dẫn đến suy tim sung huyết, một tình trạng nghiêm trọng khiến tim không thể bơm máu đến những bộ phận khác của cơ thể. Ngoài ra, bệnh cơ xương khớp còn có thể dẫn đến các bệnh lý khác về tim như đau tim, xơ vữa động mạch và viêm mạch máu.

    Bí quyết giúp bạn sống chung với bệnh cơ xương khớp

    Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh cơ xương khớp, bác sĩ sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh bằng cách cho bạn dùng thuốc hoặc thực hiện các phương pháp điều trị khác. Bên cạnh việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn có thể thử một số bí quyết sau để giảm cảm giác khó chịu do bệnh:

  • Chăm sóc bản thân

  • Chú ý chăm sóc bản thân là một phần quan trọng trong việc điều trị bệnh cơ xương khớp. Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên và hạn chế căng thẳng có thể giúp ích rất nhiều trong việc điều trị.

    Ngoài ra, nhớ dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào hoặc có bất cứ câu hỏi nào, bạn nên đến gặp bác sĩ để tham khảo ý kiến. Quan trọng nhất là bạn nên thường xuyên đi khám để theo dõi các triệu chứng của bệnh. Nếu bạn là người hay quên, hãy sử dụng lịch, sổ ghi chú, điện thoại thông minh hoặc bất cứ các thiết bị nào có thể nhắc nhở bạn.

  • Tập thể dục

  • Những cơn đau của bệnh cơ xương khớp có thể khiến bạn không muốn tập thể dục. Thế nhưng, thực tế, việc tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Một số bài tập mà bạn có thể thử:

    • Tập các bài tập giãn cơ trước khi bắt đầu để giảm bớt cảm giác khó chịu.
    • Tập các bài thể dục aerobic nhẹ nhàng. Những bài tập này có thể giúp tim bạn khỏe mạnh mà không gây hại cho các khớp xương.
    • Các bài tập đơn giản như đi bộ, đạp xe và bơi lội cũng là những lựa chọn tốt cho người mắc bệnh cơ xương khớp.

    Nếu bạn cảm thấy đau khi tập, hãy dừng lại và đến gặp bác sĩ để hỏi ý kiến trước khi bắt đầu lại.

  • Chế độ ăn

  • Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy ảnh hưởng của chế độ ăn đối với các bệnh cơ xương khớp nhưng tốt hơn hết, bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn cân bằng, giàu dinh dưỡng. Bạn nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ quả, các loại cá tốt cho sức khỏe như cá hồi, cá thu… Chế độ ăn uống của bạn nên hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, cholesterol và đường. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể khuyên bạn:

    • Giảm cân: Nếu bạn thừa cân, béo phì, có thể tạo áp lực lên các khớp xương
    • Bổ sung vitamin hoặc khoáng chất
    • Không uống rượu bởi việc uống rượu có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc điều trị bệnh cơ xương khớp.
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, hạn chế căng thẳng

  • Điều trị các bệnh cơ xương khớp có thể khiến bạn cảm thấy căng thẳng, bạn có thể giảm thiểu điều này bằng cách:

    • Nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để tham khảo một số phương pháp giúp giảm căng thẳng.
    • Dành thời gian nghỉ ngơi trong ngày, cân bằng giữa công việc và giải trí.
    • Cố gắng thư giãn, các bài tập hít thở sâu có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
    • Tìm hiểu các kỹ thuật có thể giúp giảm căng thẳng như yoga và thiền.
    • Chia sẻ với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp.
    • Tham gia một lớp học hoặc các nhóm hỗ trợ những người bị cơ xương khớp.

    Với mong muốn hỗ trợ bạn điều trị và theo dõi các tình trạng đau nhức, viêm xương khớp, Chúng tôi tổ chức chương trình “ĐỂ CƠN ĐAU KHÔNG CÒN LÀ NỖI LO”. Tham gia chương trình, bạn sẽ nhận được cuốn Cẩm Nang Giảm Đau bằng cách thực hiện những bước sau:

    • Bước 1: Nhấn vào nút Nhận Cẩm Nang
    • Bước 2: Điền đầy đủ thông tin
    • Bước 3: Mã nhận cẩm nang sẽ được gửi qua tin nhắn điện thoại
    • Bước 4: Mang mã nhận cẩm nang đến hiệu thuốc có chương trình để nhận cuốn Cẩm nang giảm đau
      Nếu có bất cứ thắc mắc nào về chương trình, bạn vui lòng liên hệ với Chúng tôi theo số điện thoại: (028) 3636 9005

    Thanh Tùng | HELLO BACSI

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Bà bầu đi máy bay cần lưu ý điều gì?

    (38)
    Máy bay là phương tiện di chuyển cần thiết cho nhiều người khi phải đi một quãng đường xa. Vậy nên sẽ có thắc mắc rằng bà bầu đi máy bay được không? ... [xem thêm]

    Cách làm 5 loại sữa tăng cân cho người gầy ngay tại nhà

    (32)
    Sữa tăng cân cho người gầy đang rất phổ biến hiện nay bởi an toàn và hiệu quả. Nếu bạn đã có một chế độ ăn uống đầy đủ và kiên trì luyện tập ... [xem thêm]

    11 siêu thực phẩm làm tóc nhanh dài

    (65)
    Mái tóc dài bồng bềnh, chắc khỏe luôn là mơ ước của nhiều cô gái. Thực tế, có rất nhiều cách làm tóc nhanh dài, một trong số đó là chế độ ăn uống ... [xem thêm]

    Những lợi ích sức khỏe khi ngủ đủ giấc

    (84)
    Giấc ngủ gây ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động của não bộ – điều này có nghĩa là nếu bạn ngủ đủ giấc, trí não của bạn sẽ hoạt động ... [xem thêm]

    Người bệnh cao huyết áp không nên ăn gì?

    (84)
    Khi lên thực đơn cho người cao huyết áp, bạn cần biết người bệnh cao huyết áp không nên ăn gì để hạn chế sử dụng hoặc loại nó ra khỏi chế độ ăn ... [xem thêm]

    Các loại thuốc đau dạ dày thường dùng

    (59)
    Những cơn đau dạ dày ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Thông thường, các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc đau dạ dày để ... [xem thêm]

    Ăn tối bên ngoài mà vẫn không sợ lên cân

    (96)
    Chắc chắn rằng nếu bạn thực sự muốn được khỏe mạnh, bạn cần phải tự nấu ăn và chỉ dành những dịp đặc biệt để ăn ngoài. Tuy nhiên, chúng ... [xem thêm]

    Dùng thuốc mềm phân cho trẻ liệu có an toàn?

    (97)
    Đối với trẻ nhỏ, táo bón không phải một là triệu chứng hiếm gặp. Dùng thuốc làm mềm phân cho trẻ là cách đơn giản nhất mà nhiều bố mẹ nghĩ đến khi ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN