Người bệnh cao huyết áp không nên ăn gì?

(3.69) - 84 đánh giá

Khi lên thực đơn cho người cao huyết áp, bạn cần biết người bệnh cao huyết áp không nên ăn gì để hạn chế sử dụng hoặc loại nó ra khỏi chế độ ăn uống.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, cứ ba người trưởng thành sẽ có một người mắc phải bệnh tăng huyết áp. Bạn có thể hạ chỉ số đo huyết áp của mình về lại phạm vi lý tưởng cũng như duy trì nó ở mức độ khỏe mạnh bằng chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng.

Một chế độ ăn uống lành mạnh cần có:

  • Protein từ thịt nạc
  • Cây họ đậu
  • Ngũ cốc
  • Sữa ít béo
  • Rau củ quả

Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết người bệnh cao huyết áp không nên ăn gì để tránh. Qua bài viết sau, Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này nhé.

Người bệnh cao huyết áp không nên ăn gì?

Nhiều loại thực phẩm và đồ uống có thể ngăn bạn hạ huyết áp. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm mà người bệnh cao huyết áp không nên ăn.

Muối

Muối (natri) đứng đầu danh sách thực phẩm khi được hỏi người bệnh cao huyết áp không nên ăn gì, bởi tác động tiêu cực của nó đến bệnh tăng huyết áp cũng như bệnh tim. Những người bị tăng huyết áp chỉ nên dùng tối đa 1.500mg muối mỗi ngày.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) tuyên bố rằng khoảng 75% lượng muối mọi người thường dùng là từ thực phẩm đóng gói. Một số thực phẩm chế biến sẵn chứa rất nhiều muối bao gồm:

  • Thịt nguội
  • Bánh pizza đông lạnh
  • Nước ép rau củ
  • Súp đóng hộp
  • Sản phẩm cà chua đóng hộp hoặc đóng chai

Thịt nguội

Thịt nguội được chế biến sẵn là nguồn cung cấp natri dồi dào. Những loại thịt này thường được xử lý, ướp gia vị và bảo quản bằng muối. Một khẩu phần khoảng 60g của một số loại thịt nguội này có thể chứa từ 500mg natri trở lên. Ăn bánh mì, phô mai, gia vị và dưa chua, bữa trưa đơn giản của bạn có thể nhanh chóng trở thành một “cái bẫy” muối ngon lành.

Bánh pizza đông lạnh

Pizza cũng xếp thứ hạng cao trong danh sách “Người bệnh cao huyết áp không nên ăn gì”. Tất cả các loại pizza đều là một sự lựa chọn tồi cho những người đang theo dõi nồng độ natri trong cơ thể. Sự kết hợp giữa phô mai, thịt ướp muối, sốt cà chua và lớp vỏ làm tăng thêm rất nhiều muối. Đặc biệt, pizza đông lạnh lại càng nguy hiểm với những người bị tăng huyết áp.

Để duy trì hương vị trong pizza khi nó được nấu chín, các nhà sản xuất thường thêm rất nhiều muối. Một khẩu phần phô mai đông lạnh hoặc pizza thịt và phô mai có thể chứa hơn 700mg natri, đôi khi nhiều hơn. Lớp vỏ càng dày tương đương với việc bạn càng có nhiều lớp phủ phô mai, hàm lượng natri theo đó cũng càng tăng.

Dưa muối

Bất kỳ thực phẩm nào được bảo quản cũng cần đến muối. Điều này là do muối có khả năng ngăn chặn sự phân rã của thực phẩm.

Rau củ càng để lâu trong hộp và bảo quản bằng chất lỏng, chúng càng thu được nhiều muối. Một miếng dưa muối có thể chứa tới 390mg natri.

Súp đóng hộp

Người bệnh cao huyết áp không nên ăn gì? Thật bất ngờ khi súp đóng hộp cũng được các chuyên gia xếp vào mục không nên ăn. Súp đóng hộp rất nhiều natri. Nước dùng đóng hộp và đóng gói cũng có thể tổn hại đến huyết áp. Một số món súp có thể có gần 900mg muối chỉ trong một khẩu phần.

Sản phẩm cà chua đóng hộp hoặc đóng chai

Đối với những người bị cao huyết áp, các sản phẩm cà chua đóng hộp không phải là sự lựa chọn tốt. Hầu hết các loại nước sốt cà chua đóng hộp, nước sốt mì ống và nước ép cà chua đều có nhiều natri. Một cốc nước ép cà chua có thể chứa hơn 600mg muối.

Đường

Khá nhiều người bất ngờ khi biết đường cũng nằm trong danh sách người bệnh cao huyết áp không nên ăn.

Bạn có thể đã biết rằng lượng đường quá mức có liên quan đến béo phì. Tuy nhiên, bạn có biết rằng nạp lượng lớn đường cũng góp phần tăng huyết áp?

Đường là một trong các yếu tố chủ chốt làm tăng tình trạng béo phì ở mọi lứa tuổi. Huyết áp cao phổ biến hơn ở những người thừa cân hoặc béo phì. Hiện tại, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị phụ nữ nên hạn chế lượng đường bổ sung ở mức sáu muỗng cà phê (24g) mỗi ngày. Với đàn ông, chín muỗng cà phê (36g) là đủ cho một ngày.

Da gà và thực phẩm đóng gói

Những người bị huyết áp cao nên giảm chất béo bão hòa và tránh chất béo chuyển hóa. Các sản phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa bao gồm:

  • Da gà
  • Sữa đầy đủ chất béo
  • Thịt đỏ

Tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa làm tăng lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL). Mức LDL cao có thể khiến tình trạng tăng huyết áp trở nên tồi tệ hơn, cuối cùng sẽ dẫn đến sự phát triển của bệnh tim mạch vành.

Thức uống chứa cồn

Một lượng nhỏ rượu vừa phải có thể có lợi cho sức khỏe của bạn, nhưng uống quá nhiều rượu sẽ gây phản tác dụng. Bên cạnh việc tăng huyết áp, uống rượu quá nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, ngay cả đối với những người chỉ thỉnh thoảng uống.

Mặt khác, rượu cũng có thể ngăn ngừa bất kỳ loại thuốc điều trị tăng huyết áp nào làm việc hiệu quả. Ngoài ra, rượu với hàm lượng calo cao phải được chuyển hóa ở gan và có thể dẫn đến tăng cân.

Chiến lược ăn uống thông minh

Nếu bạn đã được chẩn đoán huyết áp cao, một vài chiến lược ăn uống thông minh có thể giúp ngăn ngừa huyết áp tăng đột biến và thậm chí có thể làm giảm huyết áp.

Thực hiện một vài thao tác hoán đổi dễ dàng, chẳng hạn như tìm kiếm các lựa chọn giảm hoặc không chứa muối hay không có chất béo chuyển hóa, có thể giúp bạn cắt giảm các món bạn không nên ăn và thay vào đó tìm các lựa chọn tốt hơn.

Hãy đổ rau và trái cây vào đĩa, ít nhất là 1/2 diện tích đĩa. Ngoài việc ít calo, rau củ còn cung cấp kali, chất xơ, chất chống oxy hóa và một loạt các chất dinh dưỡng khác. Bên cạnh đó, củ cải đường và nước ép lựu đã được chứng minh có tác dụng trong việc giảm huyết áp nhờ hàm lượng nitrat cao. Bạn có thể uống chúng thường xuyên.

Thêm vào đó, chế độ ăn DASH đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm và kiểm soát huyết áp cao. Chế độ ăn này tập trung vào trái cây và rau quả trong mỗi bữa ăn, bao gồm các loại thực phẩm giàu chất xơ như các loại hạt, đậu và ngũ cốc.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh dịch tả: 5 điều quan trọng nhất định bạn phải biết

(55)
Bệnh dịch tả (hay còn gọi là bệnh tả) là bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính do vi khuẩn vibrio cholera gây ra. Triệu chứng ban đầu thường khiến chúng ta ... [xem thêm]

10 vật dụng cá nhân bạn không nên dùng chung với bất cứ ai

(36)
Không ít người nghĩ vật dụng cá nhân là những món đồ bình thường và có thể vô tư mượn tạm khi quên mang theo. Tuy nhiên, khi bạn sử dụng chung vật dụng ... [xem thêm]

Làm cách nào để tăng cường chất xơ cho trẻ?

(71)
Hầu hết trẻ em thường sợ ăn rau. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ không ăn đủ chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày – và gây ra một loạt các vấn ... [xem thêm]

Bật mí những cách chăm sóc da đơn giản

(21)
Không phải tốn kém chi phí cho nhiều loại mỹ phẩm đắt tiền, bạn vẫn có thể sở hữu gương mặt rạng rỡ nếu biết những cách chăm sóc da mặt đơn giản ... [xem thêm]

10 loại thực phẩm mà trẻ thiếu máu nên ăn

(32)
Trẻ thiếu máu nên ăn gì là câu hỏi được nhiều cha mẹ quan tâm vì hầu hết tình trạng thiếu máu đều có thể điều trị qua chế độ ăn uống.Trẻ bú sữa ... [xem thêm]

Chỉ số cholesterol: Hiểu để kiểm soát

(33)
Chỉ số cholesterol góp phần dự đoán nguy cơ phát triển bệnh tim trong khoảng một thập kỷ, từ đó giúp người bệnh sớm có phương pháp ngăn chặn thích hợp. ... [xem thêm]

Thẩm tách máu trong chạy thận nhân tạo gồm những bước nào?

(24)
Thẩm tách máu là một phần của quá trình chạy thận nhân tạo, cần được bác sĩ thực hiện cẩn thận. Thận là một trong những bộ phận quan trọng của cơ ... [xem thêm]

9 bài tập yoga tốt cho tử cung

(28)
Bài tập yoga tốt cho tử cung sẽ giúp bạn thư giãn hơn vào những ngày có kinh nguyệt, tăng cường khả năng sinh sản và cải thiện chuyện ấy. Không chỉ vậy, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN