Tác dụng phụ của thuốc phá thai nguy hiểm thế nào?

(3.51) - 63 đánh giá

Hiểu rõ tác dụng phụ của thuốc phá thai sẽ giúp các chị em kiểm soát rõ hơn những triệu chứng mà mình gặp phải và có những cách chăm sóc sức khỏe để chuẩn bị tốt cho lần mang thai tiếp theo.

Mang thai là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời. Tuy nhiên, có những lúc lại không phù hợp thời điểm dẫn đến việc người mẹ quyết định phá thai. Phá thai bằng thuốc không đơn giản như bạn nghĩ, bởi những tác dụng phụ của thuốc phá thai gây ra cũng như những di chứng nguy hiểm hiểm để lại sẽ ảnh hưởng đến những lần mang thai tiếp theo. Vì vậy bạn bắt buộc suy nghĩ kĩ trước khi quyết định bỏ đi một sinh mệnh và khi đã chắc chắn, cần trang bị kiến thức đầy đủ về thuốc phá thai.

Tác dụng phụ của thuốc phá thai

Phá thai bằng thuốc có tác dụng rất nhanh nhưng các sản phụ có thể gặp những triệu chứng không mong muốn khi dùng thuốc.

1. Các tác dụng phụ thường gặp

Mặc dù biện pháp dùng thuốc thường không gây đau đớn nhiều. Tuy nhiên, bạn có thể gặp các dấu hiệu thông thường sau:

  • Ra máu hoặc nổi mẩn tới 14 ngày. Nếu mang thai trên 7 tuần thì chảy máu càng lâu
  • Đau co thắt bụng khoảng 2 tuần đầu. Một vài phụ nữ đau bụng (đau như khi có kinh nguyệt) trong khoảng 6 tuần
  • Do sự thay đổi của hormone khi mang thai, trong 2-3 tuần, cơ thể sẽ có những thay đổi về cảm xúc như cảm thấy nhẹ nhõm, tội lỗi, đau buồn hoặc thương tiếc

2. Tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc phá thai

Gọi bác sĩ ngay lập tức nếu sau khi uống thuốc phá thai bạn có một trong số các triệu chứng nguy hiểm như:

  • Băng huyết: cả biện pháp phá thai bằng phẫu thuật hay thuốc thường khiến phụ nữ ra máu khác với kinh nguyệt. Băng huyết có thể là do:
    • Máu vón cục lớn hơn cả trái banh golf, kéo dài hơn 2 tiếng
    • Máu chảy liên tục, thấm đầy 2 miếng băng vệ sinh chỉ trong 1-2 tiếng
    • Chảy nhiều máu liên tục trong 12 tiếng
  • Dấu hiệu của nhiễm trùng xảy ra trên toàn cơ thể như là đau đầu, đau cơ, chóng mặt hoặc cảm thấy mệt mỏi
  • Đau bụng dữ dội liên tục, không thuyên giảm dù đã uống thuốc giảm đau, nghỉ ngơi hay chườm nóng
  • Nóng hay sốt từ 4°F (38°C) hoặc cao hơn, kéo dài hơn 4 tiếng
  • Nôn mửa kéo dài suốt 4-6 tiếng
  • Trương bụng hoặc nhịp tim gấp
  • Ra máu ngày càng nhiều và có mùi khó chịu
  • Đau, sưng, hoặc nổi đỏ ở cơ quan sinh dục

Ngoài ra, bạn cần gọi và hẹn gặp bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây sau khi dùng biện pháp phá thai:

  • Không chảy máu. Nếu không ra máu, thuốc có thể không phát huy tác dụng. Bạn có thể phải dùng thêm một liều misoprosol. Methotrexate và misoprostol cần tới 5 – 10 ngày hoặc thậm chí kéo dài hơn phát huy tác dụng
  • Chảy máu (không nổi mẩn) kéo dài hơn 2 tuần
  • Triệu chứng lạ, không thể giải thích có thể gây ra bởi thuốc phá thai
  • Không có kinh nguyệt trong vòng 6 tuần sau điều trị
  • Có dấu hiệu trầm cảm.

Những biến chứng khó lường bên cạnh tác dụng phụ của thuốc phá thai

Ngoài các tác dụng phụ do thuốc phá thai gây ra, tỉ lệ bạn có thể gặp những biến chứng sau khi phá thai rất lớn nếu lựa chọn những địa điểm phá thai không an toàn.

  • Mô còn trong tử cung (tích tụ sau thụ thai). Đau bụng và chảy máu có thể tái phát trong một tuần sau điều trị.
  • Nhiễm trùng: triệu chứng là sốt 38°C (100.4°F) hoặc cao hơn, đau bụng 2 tới 3 ngày sau điều trị. Tuy nhiên cũng có trường hợp nhiễm trùng mà không gây sốt.
  • Máu vón cục làm tắc cổ tử cung (gọi là tích huyết tử cung), làm tử cung không thể co thắt để đẩy mô và máu ra ngoài. Tử cung sẽ căng và phình ra làm gây đau bụng, co thắt, và buồn nôn.
  • Giảm những cơn đau nặng do xuất huyết. Chảy máu có thể nhiều hơn bình thường nếu:
    • Các chất tạo ra bởi quá trình phá thai có thể vẫn tích tụ trong tử cung.
    • Tử cung có thể không co lại đúng kích cỡ khi chưa có thai (mất trương lực).
    • Vỡ thành tử cung. Trong một số trường hợp cá biệt, khi dùng thuốc kích thích co tử cung sẽ làm thành tử cung vỡ ra.

7 rủi ro tiềm ẩn trong lần mang thai tiếp theo

Ngoài những hậu quả của nạo phá thai với sức khỏe, việc phá thai bằng thuốc còn dẫn đến những tác dụng phụ khôn lường nếu bạn dự tính mang thai lần nữa như:

  • Chảy máu âm đạo trong thời kỳ đầu mang thai
  • Sinh non
  • Trẻ sơ sinh nhẹ cân
  • Các vấn đề về nhau thai như sót nhau thai
  • Viêm nhiễm nặng
  • Tử cung bị tổn thương
  • Chửa ngoài dạ con

Nếu bạn phá thai trên 2 lần, nguy cơ bị nhiễm trùng sau phá thai sẽ rất cao. Một số bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng như bệnh viêm vùng xương chậu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây hại cho cơ quan sinh sản của bạn. Điều này có thể gây vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung. Cổ tử cung của bạn nhiều khả năng suy yếu hoặc bị tổn thương. Cổ tử cung yếu đi do sự giãn nở lặp đi lặp lại trong các lần phá thai trước đó, có thể khiến việc mang thai của các mẹ trở nên khó khăn và khả năng sẩy thai lại rất cao.

Khi phá thai bằng thuốc không thành công, cần thực hiện ngay phẫu thuật phá thai để tránh biến chứng hay sự phát triển của thai nhi bị dị tật. Dù lựa chọn hình thức, bạn cũng nên lưu ý tình trạng sức khỏe để hạn chế những hậu quả nạo phá thai gây nên.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh ung thư xương có chữa được không?

(47)
Ung thư xương là một căn bệnh khá phổ biến. Nhiều người mắc bệnh thường lo lắng không biết ung thư xương có chữa được không? Thực tế, bệnh có thể ... [xem thêm]

[Chuyện lạ đó đây] 12 cách làm đẹp kinh dị nhất trên thế giới

(59)
Nếu đã quen thuộc với các loại mỹ phẩm, bạn hẳn sẽ kinh ngạc khi biết có người làm đẹp bằng cách để ốc sên bò lên mặt, rắn quấn lên người, ong ... [xem thêm]

6 thực phẩm giúp giảm mỡ bụng tốt nhất

(38)
Bạn có thể đốt cháy mỡ bụng hoàn toàn nhờ vào chế độ ăn uống. Một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bạn đánh tan mỡ bụng một cách hiệu quả ... [xem thêm]

45 tuần

(32)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Con bạn lúc này đã có thể thốt ra những âm thanh nghe giống một từ thực thụ, thậm chí bé còn có thể dùng ... [xem thêm]

Cách nắm tay người yêu tiết lộ gì về mối quan hệ của bạn?

(50)
Lần đầu tiên nắm tay người yêu có thể mang đến cho bạn những cung bậc cảm xúc rộn ràng đan xen với hồi hộp. Đây chính là cách gần gũi nhẹ nhàng và ... [xem thêm]

Mách bạn cách chăm sóc âm đạo sau mãn kinh

(33)
Khi bước vào thời kì mãn kinh, bạn sẽ phải đối diện với rất nhiều sự thay đổi trong cơ thể, bao gồm cả những thay đổi ở âm đạo. Sự thay đổi này ... [xem thêm]

7 thói quen không tốt khi nuôi con bằng sữa mẹ

(12)
Trong giai đoạn cho con bú sữa mẹ, có một số thói quen của mẹ có thể ảnh hưởng đến bé. Hãy sớm thay đổi để con luôn được bú dòng sữa ngọt ... [xem thêm]

Mối liên hệ giữa màu sắc nước tiểu và bệnh thận

(32)
Chất thải của cơ thể, đặc biệt là nước tiểu, tiết lộ rất nhiều điều về sức khỏe của bạn. Quan sát sự thay đổi trong màu sắc của nước tiểu sẽ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN