Hành trình nhận thức của thai nhi bên trong bụng mẹ

(3.78) - 35 đánh giá

Giai đoạn trong bụng mẹ thai nhi phát triển không chỉ về thể chất mà cả về trí não và các giác quan. Muốn biết rõ hơn, bạn hãy xem bài viết của Chúng tôi nhé.

Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, não của bé bắt đầu làm việc. Lúc này, việc cho rằng trẻ sơ sinh biết suy nghĩ là điều quá hư cấu. Thế nhưng gần đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thai nhi đã có thể bắt đầu đáp lại các kích thích từ bên trong cũng như bên ngoài và do bộ não đã thực hiện công việc này.

Bé biết bạn cảm thấy như thế nào?

Bạn là người hiểu rõ bé cưng nhất vì đã quen với thiên thần nhỏ trước khi con chào đời. Bạn biết mỗi cú đá trong bụng của bé có ý nghĩa gì. Và tất nhiên, bé cũng sẽ quen với mẹ nhất. Bé có thể nghe và cảm nhận được tâm trạng của mẹ.

Hương vị của nước ối phụ thuộc vào tình trạng và tâm trạng của bạn. Khi bé nằm trong nước ối ở bụng mẹ, bé sẽ cảm nhận được sự thay đổi đó. Số lượng nụ vị giác của con còn nhiều hơn so với người lớn. Ngoài ra, nụ vị giác còn bao phủ cả khoang miệng của bé. Điều đó giúp con trở thành một chuyên gia nếm thử.

Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn bị căng thẳng, hương vị của nước ối sẽ thay đổi. Những thay đổi nhỏ này không dễ biết được. Tuy nhiên, khi bạn nói, bé sẽ dành toàn bộ sự chú ý lên bạn, bé cảm nhận được toàn bộ cảm xúc thông qua việc nếm. Những cảm xúc mãnh liệt này giúp bé hiểu những gì bạn bày tỏ, cũng giúp bé học cách nói sau khi sinh.

Bên cạnh việc nếm, bé còn lắng nghe tâm trạng của mẹ bầu. Tâm trạng của bé được quyết định bởi tâm trạng của bạn. Bé sẽ biết được tâm trạng của bạn khi bạn thể hiện nó. Bé làm điều này bằng cách lắng nghe giai điệu, sự thay đổi cao độ trong giọng nói của bạn.

Giọng nói thể hiện cảm xúc của bạn khi bạn nói. Từ ngữ không thể hiện được điều đó bởi bé không nghe hiểu được những điều này. Nhịp tim cũng để lộ tâm trạng. Bé sẽ lắng nghe trái tim bạn phản ứng với những tình huống nhất định. Tim bạn sẽ đập nhanh, đập chậm khi bạn hạnh phúc, sợ hãi hay buồn. Bé sẽ nghe thấy và thông cảm với bạn.

Bé cũng đọc được cảm xúc thông qua hơi thở của bạn. Bạn có thể thở nhẹ, thở gấp, thở dài… Tất cả đều truyền tải một thông điệp nhất định.

Ký ức trong bụng mẹ

Giai đoạn trong bụng mẹ, bé còn có khả năng nhớ được mặc dù bản thân con cũng không biết điều này. Khi các nhà nghiên cứu cho bé nghe cùng một bài hát trong thời gian còn ở trong bụng mẹ, bé đều có những phản ứng giống nhau. Điều này cho thấy bé đã bắt đầu nhận ra âm nhạc. Bé sẽ bắt đầu phản ứng lại âm thanh mà bé nghe thấy nhưng vẫn chưa nhận ra được âm thanh cụ thể.

Do đó, bé cần thời gian để phát triển. Và sự phát triển này diễn ra giữa từ tuần thứ 30 đến tuần thứ 36. Đây không phải là sự phát triển của tai mà là sự phát triển của não.

Giai đoạn trong bụng mẹ, bé trải qua rất nhiều điều nhưng rất khác biệt

Dù bé có thể nghe, nếm, cảm thấy và ghi nhớ khi ở trong bụng mẹ nhưng con sẽ làm điều này theo cách rất khác với người lớn làm. Điều này là do não của bé vẫn chưa hoạt động chính xác như người lớn. Bạn ngửi thấy mùi nước hoa của người ngồi kế bên nhưng không nghe và nếm được vị của nó. Một đứa trẻ sơ sinh vẫn chưa thể làm được điều này. Cảm giác của bé vẫn chưa hình thành rõ ràng. Do đó, khi các tín hiệu đi qua giác quan của bé, bé sẽ trải nghiệm toàn bộ.

Với mỗi bước phát triển của hệ thần kinh, bé sẽ cảm nhận thế giới nhiều hơn cách người lớn cảm nhận. Bé sẽ học sự khác nhau giữa những tín hiệu của các giác quan và học cách nhận ra bản thân mình.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chống da nhăn bằng liệu pháp tự nhiên

(18)
Nếp nhăn là một trong những dấu hiệu của quá trình lão hoá mà chúng ta không thể tránh khỏi. Tuy nhiên bạn vẫn có thể khiến quá trình này diễn ra chậm hơn ... [xem thêm]

10 bệnh mùa hè bạn nên cẩn thận

(64)
Thời tiết nắng nóng là cơ hội thích hợp cho các loại virus, vi khuẩn gây bệnh mùa hè phát triển. Vậy những bệnh bạn cần đề phòng trong mùa nóng bức này ... [xem thêm]

Sự khác biệt giữa bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp

(40)
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh thoái hóa khớp (viêm xương khớp) với viêm khớp dạng thấp. Mặc dù có một vài đặc điểm khá giống nhau nhưng mỗi ... [xem thêm]

Mối quan hệ giữa đau cơ xơ hóa và đột quỵ

(40)
Tìm hiểu chungĐau cơ xơ hóa là bệnh gì?Hội chứng đau cơ xơ hóa (fibromyalgia syndrome – FMS), thường được gọi là đau cơ xơ hóa, là một rối loạn gây ra bởi ... [xem thêm]

Con ngủ cùng bố mẹ lợi hay hại?

(46)
Khi con yêu chào đời, có lẽ ông bố bà mẹ nào cũng muốn được gần gũi bên con từng phút giây. Chính vì vậy thói quen cho con ngủ cùng bố mẹ của nhiều gia ... [xem thêm]

Các vết bầm từ đâu mà có?

(27)
Vết bầm xuất hiện do các mao mạch máu bị tổn thương làm cho các tế bào máu tràn vào các mô dưới da và hình thành các điểm màu xanh đen mà chúng ta thường ... [xem thêm]

Đừng lo lắng quá khi bị trĩ sau sinh

(81)
Bị trĩ sau sinh không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng và thường biến mất với vài biện pháp điều trị tại nhà. Thế nhưng, trĩ cũng sẽ khiến cuộc ... [xem thêm]

Điểm mặt 10 thói quen xấu gây thâm mắt

(92)
Vùng da quanh mắt rất mỏng manh và nhạy cảm nên rất dễ bị lão hóa và tổn thương. Một loạt các yếu tố như: thay đổi nội tiết tố, các vấn đề liên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN