Suy nhược cơ thể: Chữa sớm để bạn tận hưởng cuộc sống!

(3.56) - 47 đánh giá

Công việc căng thẳng có khiến bạn thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt và uể oải cả ngày? Đó có thể là những dấu hiệu đáng báo động cho thấy bạn đang rơi vào trạng thái suy nhược cơ thể rồi đấy.

Tình trạng suy nhược cơ thể sẽ khiến bạn cảm giác bệnh tật triền miên và gần như chẳng còn chút năng lượng cho bất kỳ hoạt động nào khác. Đừng để suy nhược cơ thể nặng vì bạn sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm không ngờ. Bạn hãy cùng tìm hiểu suy nhược cơ thể là gì và cách chữa trị chứng bệnh này thế nào để sớm quay trở lại với nhịp sống bình thường nhé.

Suy nhược cơ thể là gì?

Suy nhược cơ thể là tình trạng mệt mỏi kéo dài thường xuyên khiến bạn cảm thấy kiệt sức, không còn năng lượng cho bất kỳ hoạt động gì. Sự mệt mỏi làm cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn suy kiệt và dù đã nghỉ ngơi nhưng bạn cũng sẽ không thấy đỡ hơn.

Một số người dễ bị suy nhược cơ thể hơn nếu thuộc vào những nhóm như dưới đây:

• Người hay ốm vặt: Nếu bị bệnh thường xuyên, bạn sẽ thấy cơ thể mình suy kiệt dần theo thời gian. Thể trạng yếu sẽ khiến bạn có cảm giác chán ăn, ăn không ngon, không hấp thu được dinh dưỡng từ thực phẩm…

• Người làm việc quá sức: Người làm việc quá sức sẽ khiến năng lượng trong cơ thể tiêu hao nhiều. Tình trạng ăn uống thiếu chất và thời gian nghỉ ngơi không hợp lý sẽ dễ dẫn đến suy nhược cơ thể.

• Người già yếu: Những người già thường có tâm lý ăn kiêng để phòng ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, việc kiêng ăn quá mức sẽ gây thiếu chất và dẫn đến suy nhược cơ thể ở những người lớn tuổi yếu sức.

• Người mới phẫu thuật: Trong quá trình phẫu thuật, cơ thể dễ bị thiếu máu và tiêu hao năng lượng nhiều. Sau đó, người bệnh sẽ dễ rơi vào trạng thái suy nhược nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để phục hồi.

Dấu hiệu suy nhược cơ thể

Bạn cần nhận rõ những dấu hiệu báo động cho thấy cơ thể đang ở vào tình trạng nguy hiểm cần chú ý ngay từ sớm như:

Đau nhức cơ thể thường xuyên: Tình trạng căng thẳng sẽ làm gia tăng các cơn đau khắp toàn thân, khiến bạn uể oải cả ngày. Dù có nghỉ ngơi sau đó thì bạn vẫn thấy cơn đau nhức nhanh chóng quay lại khiến mình càng mệt mỏi hơn.

• Dễ mắc bệnh hơn: Nếu bạn thấy mình thường xuyên mắc các căn bệnh như cảm cúm hay cảm lạnh thì đây có thể là dấu hiệu suy giảm miễn dịch. Tình trạng suy nhược cơ thể cũng dễ gây nên các tình trạng viêm, làm cơ thể trở nên yếu hơn.

• Xuất hiện các vấn đề về da: Cơ thể bị suy nhược sẽ khiến da không được cung cấp đủ khoáng chất và vitamin từ bên trong. Hậu quả là da sẽ nhanh bị lão hóa, xuất hiện nhiều nếp nhăn hay trở nên xanh xao, nhợt nhạt.

• Mất ngủ liên tục: Cơ thể mệt mỏi sẽ làm giấc ngủ bị gián đoạn hay khiến bạn bị mất ngủ thường xuyên. Khi ấy, mức năng lượng trong cơ thể sẽ suy giảm đáng kể vì không có thời gian để phục hồi.

• Gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa: Sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong hệ tiêu hóa bị giảm sẽ khiến thức ăn không được hấp thụ đúng cách. Khi ấy, bạn sẽ dễ gặp một số vấn đề liên quan đến tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi…

• Sụt cân không kiểm soát: Khi thấy cơ thể giảm cân quá nhanh chóng, đây sẽ là dấu hiệu suy nhược cơ thể nghiêm trọng. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi chán ăn, ăn không ngon miệng hay thậm chí là không muốn nhìn thấy đồ ăn. Dinh dưỡng trong cơ thể khi không đủ sẽ khiến bạn trở nên xanh xao và thiếu sức sống.

• Cảm giác kiệt sức: Cơ thể cần năng lượng để duy trì hoạt động, cơ bắp cần năng lượng để phát triển và trí não cần năng lượng để hoạt động tư duy. Tình trạng suy nhược cơ thể kéo dài sẽ khiến bạn cảm thấy kiệt sức, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, tê bì tay chân…

Nguyên nhân suy nhược cơ thể

Bạn cần sớm nhận biết nguyên nhân gây suy nhược cơ thể để tìm cách chữa trị căn bệnh từ gốc, tránh để tình trạng kéo dài gây mệt mỏi. Một số nguyên nhân thường gặp thường là:

1. Tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay tiểu đường không phụ thuộc insulin là dạng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Khi ấy, cơ thể bạn không sản xuất đủ lượng insulin hoặc sử dụng insulin đúng cách. 90% đến 95% bệnh nhân tiểu đường là mắc tiểu đường tuýp 2. Người mắc tiểu đường tuýp 2 sẽ thấy mệt mỏi, uể oải, hay khát, đói, đi tiểu nhiều, sút cân đột ngột…

2. Thiếu máu

Tình trạng thiếu máu thể hiện qua hàng loạt các triệu chứng như mệt mỏi, nhức đầu, khó chịu, ớn lạnh… Đặc biệt ở phụ nữ, thiếu máu chính là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể sau sinh. Không những thế, phụ nữ có kỳ kinh nguyệt kéo dài, mắc u xơ tử cung hay polyp tử cung sẽ khiến tình trạng thiếu máu trở nên trầm trọng hơn.

3. Trầm cảm

Trầm cảm hay rối loạn lo âu có nguy cơ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi trầm trọng hơn. Phụ nữ sau khi sinh em bé thường có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sẽ khiến bạn chán nản, uể oải cả ngày, ăn nhiều hoặc ít hơn bình thường, rối loạn giấc ngủ cùng những triệu chứng suy nhược như hồi hộp, lo lắng, tim đập nhanh, đổ mồ hôi nhiều…

4. Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là một trong những nguyên nhân phổ biến hơn gây mệt mỏi mãn tính và đau cơ xương khớp, đặc biệt là ở phụ nữ. Những người bị đau cơ xơ hóa thường gặp phải những vấn đề như mệt mỏi, ảnh hưởng giấc ngủ, trí nhớ và tâm trạng. Một số yếu tố có thể là nguyên nhân tiềm ẩn của chứng đau cơ xơ hóa như di truyền, nhiễm trùng, chấn thương thể chất hay tâm lý…

5. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày như viết, mở chai lọ, mặc quần áo hay mang vác đồ vật. Viêm khớp mắt cá, khớp gối hoặc khớp bàn chân có thể gây khó khăn cho bạn khi đi đứng và cúi người. Viêm khớp trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể như không còn sức lực.

6. Rối loạn giấc ngủ

Bạn sẽ gặp một số dấu hiệu phổ biến như khó đi vào giấc ngủ, ngủ ít hơn, ngủ không ngon giấc, hay thức giấc giữa đêm… Những triệu chứng này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi vào ban ngày và dẫn đến các rối loạn vận động như làm rơi đồ hay té ngã.

Các rối loạn giấc ngủ trong đó có chứng ngưng thở khi ngủ sẽ dẫn đến sự suy giảm lượng oxy có trong máu. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tim mạch và não bộ, lâu dần khiến cơ thể suy nhược nặng.

Cách chữa suy nhược cơ thể

Tình trạng suy nhược sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Thế nên, bạn hãy tìm cách điều chỉnh lại lối sống hay nhờ đến sự can thiệp từ bác sĩ chuyên khoa để chọn cách chữa suy nhược cơ thể phù hợp.

1. Vận động cơ thể

Việc vận động cơ thể khi cả người không còn chút sức lực nào nghe có vẻ không hợp lý. Thế nhưng, các động tác thư giãn nhẹ nhàng sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, phổi, cơ bắp… Dù có thể bạn chẳng hề muốn bước chân ra khỏi phòng nhưng hãy cố gắng ngồi dậy, vận động tay chân nhẹ nhàng để máu huyết được lưu thông.

Hãy chú ý hít thở để giải tỏa căng thẳng và giải phóng suy nghĩ khỏi những áp lực thường ngày. Bạn cũng có thể nhẹ nhàng xoa bóp chân tay, lưng hay các khớp gối để thả lỏng toàn thân.

2. Bổ sung dinh dưỡng

Các món ăn cho người bị suy nhược cơ thể là rất cần thiết để cơ thể nhanh chóng lấy lại năng lượng. Bạn hãy thử tham khảo một số món ăn gợi ý như dưới đây để nhanh lấy lại năng lượng:

  • Cháo đậu đỏ
  • Cháo đậu đen hạt sen
  • Cháo chim cút mè đen
  • Thịt dê hầm gừng
  • Cá chép hấp cách thủy
  • Canh gà hầm hoàng kỳ
  • Canh hạt sen tim lợn
  • Canh ngô hầm chân giò
  • Canh nghêu cà rốt đậu đỏ

3. Điều trị bệnh lý

Ngay khi cảm nhận được những dấu hiệu đầu tiên cho thấy cơ thể đang bị suy nhược, bạn cần sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ chính là người sẽ giúp bạn xác định chính xác nguyên nhân khiến cơ thể bạn mệt mỏi, suy nhược và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Khi cơ thể bị suy yếu, bạn hãy dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi và bồi bổ cơ thể bằng những món ăn ngon và đừng quên vận động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông. Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng bệnh không đỡ hơn thì bạn hãy sớm đến bệnh viện để chẩn đoán bệnh.

Suy nhược cơ thể sẽ không còn quá đáng lo nếu bạn có những thay đổi kịp thời trong lối sống cũng như tìm được cách điều trị căn nguyên gây bệnh. Bạn hãy sớm lưu ý đến những bất thường là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang suy nhược để chữa sớm và tận hưởng ngày mới tràn đầy năng lượng nhé.

Tuyết Trinh | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn sẽ làm gì nếu người thân phải cấy ghép thận?

(32)
Dù vẫn còn tồn tại rủi ro, lợi ích mà cấy ghép thận mang lại cho bạn cũng như người thân vẫn đáng kể hơn so với chạy thận nhân tạo.Khi phải đối mặt ... [xem thêm]

8 đặc điểm của người phụ nữ quyến rũ

(70)
Mỗi người đàn ông đều bị hấp dẫn bởi một hình mẫu người phụ nữ lý tưởng riêng từ vẻ đẹp ngoại hình đến sức khỏe thể chất và tính cách cá ... [xem thêm]

6 lời khuyên từ chuyên gia tim mạch nổi tiếng

(75)
Cuộc sống tất bật khiến nhiều khi ta quên đi việc chăm lo đến cơ quan quan trọng nhất của cơ thể: trái tim. Bộ phận làm việc chăm chỉ nhất này phải liên ... [xem thêm]

Đau ngực khi hít thở sâu, đừng xem thường!

(94)
Thi thoảng bạn cảm thấy ngực bỗng nhói đau mỗi khi hít thở sâu? Tình trạng đau ngực khi hít thở sâu có thể do các yếu tố nhiễm trùng, chấn thương cơ ... [xem thêm]

Nghịch lý khó tin nhưng có thật: ĂN ĐỂ GIẢM CÂN

(30)
Khi nói đến việc tập thể dục, chắc có lẽ những câu hỏi mà bạn luôn thắc mắc sẽ là “Làm thế nào việc tập luyện của tôi có hiệu quả nhất?”, ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Đại học Y dược Huế

(31)
Bệnh viện Đại học Y dược Huế được thành lập năm 2002 và đã phát triển thành bệnh viện công lập hạng I đón 250.000 lượt khám bệnh mỗi năm. Bệnh ... [xem thêm]

Biết trẻ bệnh chàm kiêng ăn gì để tránh không cho bé ăn nữa

(93)
Bố mẹ nên tìm hiểu trẻ bệnh chàm kiêng ăn gì để loại những thực phẩm này ra khỏi danh sách khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ.Bệnh chàm có thể bị kích ... [xem thêm]

Phẫu thuật giá âm đạo không căng

(10)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật giá âm đạo không căng là gì?Giá âm đạo không căng là phẫu thuật để điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức. Tiểu không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN