Cường giáp và suy giáp khác nhau thế nào?

(3.89) - 50 đánh giá

Cường giáp và suy giáp là hai bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh liên quan đến tuyến giáp. Nhiều người cho rằng cường giáp và suy giáp là hai bệnh hoàn toàn trái ngược nhau. Điều này có thể đúng ở một góc độ nào đó nhưng nhìn chung, hai căn bệnh vẫn có những nét giống nhau nhất định.

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình bướm nằm ở phía trước cổ. Chức năng của tuyến giáp vô cùng quan trọng: nó tiết ra các hormone giúp điều hòa chức năng trao đổi chất trong cơ thể.

Tuyến giáp chỉ nặng khoảng 20g và đa phần không ai chú ý nhiều đến nó. Tuy nhiên, nếu có điều gì đó xảy ra với tuyến giáp, chẳng hạn như nó không hoạt động hoặc hoạt động quá mức thì tuyến giáp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc của bạn đấy.

Hiện nay, trên thế giới có hơn 200 triệu người mắc các bệnh về tuyến giáp. Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp cao gấp 4 lần đàn ông. Nhiều người bị bệnh thậm chí còn không biết mình mắc bệnh gì bởi vì họ không biết các triệu chứng của bệnh. Hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm một vài điểm khác biệt giữa cường giáp và suy giáp nhé.

Suy giáp

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến thiếu hụt hormone tuyến giáp. Bệnh này thường gặp chủ yếu ở phụ nữ hơn 60 tuổi. Ở giai đoạn đầu, suy giáp thường khó phát hiện vì ít có triệu chứng. Nếu được chẩn đoán bị suy giáp, bạn sẽ được điều trị bằng hormone tuyến giáp tổng hợp. Các triệu chứng của suy giáp:

  • Mệt mỏi
  • Nhạy cảm với thời tiết lạnh
  • Táo bón
  • Bướu cổ
  • Yếu cơ
  • Trí nhớ kém

Nếu không sản xuất đủ hormone tuyến giáp, cơ thể sẽ bị “chậm” lại. Đó là lý do tại sao những người bị suy giáp luôn cảm thấy mệt mỏi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giáp nhưng phổ biến nhất vẫn là do bệnh viêm giáp Hashimoto, một rối loạn tự miễn.

Cường giáp

Sự khác biệt giữa cường giáp và suy giáp nằm ở lượng hormone tuyến giáp mà cơ thể sản xuất. Nếu tuyến giáp hoạt động quá mức, nó sẽ tạo ra quá nhiều hormone. Điều này làm tăng tốc đáng kể sự trao đổi chất của cơ thể, khiến nhịp tim bất thường (có thể quá nhanh hoặc quá chậm). Khi tim đập nhanh, người bệnh thường cảm thấy lo lắng, hồi hộp. Cường giáp có thể được điều trị bằng phương pháp iốt phóng xạ, thuốc và việc thay đổi chế độ ăn. Một số triệu chứng của cường giáp:

  • Run rẩy
  • Yếu cơ
  • Mất ngủ
  • Thay đổi ở mắt
  • Bướu cổ
  • Tiêu chảy
  • Khả năng tập trung kém.

Sự khác nhau giữa cường giáp và suy giáp

Sự khác biệt giữa cường giáp và suy giáp rất dễ nhận thấy. Khi bị cường giáp, lượng hormone sản xuất quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị kích thích quá mức, do đó dẫn đến mất ngủ, tiêu chảy, run rẩy và khó chịu. Ngược lại, khi bị suy giáp, cơ thể sẽ không có đủ hormone, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và không có năng lượng. Bạn có thể thấy mình tăng cân nhanh vì quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra chậm chạp. Không những vậy, suy giáp còn ảnh hưởng nhiều đến khía cạnh tâm thần.

Cường giáp và suy giáp, tình trạng nào tồi tệ hơn? Thực tế, câu hỏi này không thể nào trả lời được bởi mỗi bệnh đều có những cái khó chịu riêng. Tuy nhiên, bệnh cường giáp thường gây ra nhiều lo lắng hơn bởi nó gắn liền với cao huyết áp, có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.

Sự giống nhau giữa cường giáp và suy giáp

Sự giống nhau giữa cường giáp và suy giáp nằm ở việc thay đổi sản xuất hormone tuyến giáp. Ngoài ra, cả hai bệnh này cũng có chung một số triệu chứng như xuất hiện bướu cổ, yếu cơ, mất ham muốn tình dục. Rối loạn cương dương là một triệu chứng thường gặp ở cả hai bệnh này.

Một người có thể bị cả cường giáp và suy giáp không?

Điều này nghe có vẻ khó tin nhưng một số người có thể bị cả hai căn bệnh này, mặc dù các triệu chứng không xuất hiện cùng lúc. Bệnh nhân có thể bị suy giáp nhưng do tuyến giáp hoạt động quá mức. Điều đó có nghĩa là bạn có thể bị giảm cân, mệt mỏi, căng thẳng và sau đó vài tháng lại có các triệu chứng ngược lại như tăng cân, trầm cảm và da khô.

Trong một số trường hợp hiếm, ở một người có thể cùng tồn tại bệnh viêm giáp Hashimoto và bệnh Graves. Nếu bạn bị suy giáp nhưng cũng có các triệu chứng của cường giáp, hãy nói chuyện với bác sĩ để có phương án điều trị tốt nhất.

Chế độ ăn

Chế độ ăn đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị các vấn đề về tuyến giáp. Chế độ ăn của người bị cường giáp sẽ có một vài điểm khác biệt so với người bị suy giáp. Thực phẩm tốt cho người bị suy giáp:

  • Các loại ngũ cốc
  • Trái cây và rau quả tươi
  • Rong biển (đây là loại thực phẩm chứa rất nhiều iốt, rất cần thiết cho chức năng tuyến giáp)
  • Các loại đậu
  • Sữa

Các loại thực phẩm mà người bị suy giáp nên tránh:

  • Đậu nành
  • Các loại rau họ cải (súp lơ, bông cải xanh, cải bắp)
  • Thực phẩm có chứa gluten
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo (thức ăn chiên, mayonnaise…)
  • Thực phẩm có đường (tránh các món chứa nhiều đường, soda, kẹo)
  • Thực phẩm chế biến
  • Không ăn quá 35g chất xơ mỗi ngày.

Các loại thực phẩm tốt cho người bị cường giáp

  • Bông cải xanh
  • Cá hồi
  • Gà tây
  • Sữa chua

Các loại thực phẩm mà người bị cường giáp nên tránh:

  • Các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate (các món có đường, nước trái cây, ngũ cốc ít chất xơ)
  • Chất béo không lành mạnh (chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa)
  • Rượu và caffeine
  • Đậu nành.

Những điều cần lưu ý khi điều trị suy giáp và cường giáp

Khi điều trị suy giáp và cường giáp, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Đi đến bác sĩ khám đều đặn để theo dõi tiến độ điều trị.
  • Không nên dùng thuốc tuyến giáp để giảm cân. Cân nặng của bạn sẽ được điều chỉnh khi các vấn đề về tuyến giáp được kiểm soát.
  • Nếu bạn bị tiểu đường, hãy theo dõi lượng đường trong máu theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Các phương pháp điều trị các bệnh tuyến giáp có thể gây rụng tóc tạm thời.

Sống với bệnh tuyến giáp

Nếu được chẩn đoán mắc các bệnh về tuyến giáp, đó không phải là một việc quá tồi tệ. Tuy nhiên, bạn cần phải thay đổi một số thói quen để có một cuộc sống thoải mái nhất:

  • Hiểu rõ các triệu chứng của cường giáp và suy giáp
  • Biết khi nào cần dùng thuốc tuyến giáp
  • Thực hiện chế độ ăn theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Tập thể dục 30 phút mỗi ngày
  • Ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 cách trị bỏng (trị phỏng) tại nhà an toàn bạn nên áp dụng

(87)
Bạn có thể từng nghe mọi người bảo dùng kem đánh răng bôi vào chỗ da bị tổn thương để giảm cảm giác khó chịu khi vừa mới bị bỏng? Thật ra, không ... [xem thêm]

Mẹo phân xử khi các con cãi nhau

(44)
Trong khi nhiều gia đình có các con yêu thương nhau thì một vài gia đình lại có con cái bất hòa với anh chị em của mình. Sự mâu thuẫn giữa các con có thể bắt ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Đại học Y dược Cần Thơ

(35)
Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ được thành lập để chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bệnh viện ... [xem thêm]

Bí quyết phòng ngừa gù lưng ở người lớn tuổi

(16)
Gù lưng là sự biến dạng ở phần giữa và trên của xương sống, gây nên sự cong vòng và đau đớn ở phần lưng. Hiểu rõ nguyên nhân gây gù lưng sẽ giúp bạn ... [xem thêm]

Có thật phụ nữ sống chung sẽ có kỳ kinh giống nhau?

(52)
Bạn có biết kinh nguyệt cũng có thể phản ánh được tình trạng cơ thể của bạn? Hãy tự đặt ra những câu hỏi như: Bạn sử dụng bao nhiêu miếng băng vệ ... [xem thêm]

Làm bố mẹ đơn thân bạn phải đối phó với điều gì?

(89)
Ngày nay, việc làm bố mẹ đơn thân khá phổ biến do tình trạng ly dị gia tăng. Để việc nuôi dạy con một mình trở nên đơn giản hơn, bạn cũng cần biết ... [xem thêm]

10 cách hạn chế hấp thu chất béo từ sữa

(54)
Nhóm thực phẩm làm từ sữa bao gồm sữa, sữa chua, pho mát cung cấp canxi, vitamin D, kali, protein và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho sức khỏe bạn. Tuy ... [xem thêm]

5 lợi ích của dưa leo đối với trẻ nhỏ

(91)
Bé nhà bạn đã trên 6 tháng tuổi? Bạn đang muốn cai sữa cho bé và bắt đầu cho bé ăn thức ăn đặc? Bé đã ăn được một số loại rau và lúc này bạn muốn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN