Làm thế nào để phòng ngừa bệnh giang mai hiệu quả?

(4.39) - 75 đánh giá

Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến, có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ về bệnh sẽ giúp bạn có kế hoạch phòng ngừa bệnh giang mai tốt hơn.

Bệnh giang mai phát triển theo từng giai đoạn và các triệu chứng cũng khác nhau. Tuy nhiên, các giai đoạn bệnh có thể chồng lên nhau và các triệu chứng không phải lúc nào cũng xảy ra theo cùng thứ tự. Bạn có thể bị nhiễm giang mai và không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm. Giang mai nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Điều quan trọng để bạn phòng ngừa bệnh giang mai là hiểu rõ nguyên nhân và con đường lây truyền bệnh, từ đó có biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả hơn.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai

Nguyên nhân gây bệnh giang mai là do một loại vi khuẩn Treponema pallidum. Con đường lây truyền phổ biến nhất là qua tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh khi quan hệ tình dục. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết cắt nhỏ hoặc trầy xước trên da hay màng nhầy. Bệnh giang mai là bệnh truyền nhiễm trong giai đoạn nguyên phát và thứ phát, nhưng đôi khi xảy ra ở giai đoạn đầu.

Nguyên nhân ít phổ biến hơn, giang mai có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp như hôn hoặc do mẹ bầu nhiễm bệnh truyền qua thai nhi (giang mai bẩm sinh).

Bệnh giang mai không thể lây lan khi dùng cùng nhà vệ sinh, bồn tắm, quần áo hoặc dụng cụ ăn uống.

Sau khi được chữa khỏi, giang mai không tái phát. Tuy nhiên, bạn có thể bị tái nhiễm nếu tiếp xúc với người bệnh giang mai.

Bạn sẽ có nguy cơ cao nhiễm bệnh nếu:

  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình
  • Quan hệ tình dục đồng giới nam
  • Bị nhiễm HIV

Các biến chứng bệnh giang mai

Nếu không điều trị, giang mai có thể dẫn đến tổn thương khắp cơ thể. Bệnh giang mai cũng làm tăng nguy cơ nhiễm HIV. Đối với phụ nữ, bệnh có thể gây ra vấn đề trong khi mang thai. Việc điều trị có thể giúp ngăn ngừa tổn thương trong tương lai nhưng không thể sửa chữa hoặc đảo ngược tổn thương đã xảy ra.

Bướu nhỏ hoặc khối u

Những vết sưng này có thể phát triển trên da, xương, gan hoặc bất kỳ cơ quan nào khác trong giai đoạn cuối của bệnh giang mai. Khối u thường biến mất sau khi điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Các vấn đề thần kinh

Bệnh giang mai có thể gây ra một số vấn đề với hệ thần kinh, bao gồm:

  • Đột quỵ
  • Viêm màng não
  • Mất thính lực
  • Vấn đề về thị giác
  • Chứng mất trí
  • Mất cảm giác đau và thân nhiệt
  • Rối loạn chức năng tình dục ở nam giới (liệt dương)
  • Bàng quang không tự chủ
  • Cơn đau nhói đột ngột

Vấn đề về tim mạch

Các vấn đề này có thể bao gồm phình động mạch và viêm động mạch chủ – động mạch chính của cơ thể – cùng các mạch máu khác. Bệnh giang mai cũng có thể làm hư van tim.

Nhiễm HIV

Người lớn bị bệnh giang mai lây truyền qua đường tình dục hoặc các vết loét sinh dục khác có nguy cơ bị lây nhiễm HIV từ 2-5 lần. Bệnh giang mai có thể gây chảy máu dễ dàng, do đó virus HIV có cơ hội xâm nhập vào dòng máu trong khi quan hệ tình dục.

Biến chứng thai kỳ

Nếu đang mang thai, bạn có thể truyền bệnh giang mai cho thai nhi. Bệnh giang mai bẩm sinh làm tăng đáng kể nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu hoặc trẻ tử vong trong vòng vài ngày sau khi sinh.

Phòng ngừa bệnh giang mai

Cách tốt nhất để bạn phòng ngừa bệnh giang mai là quan hệ tình dục an toàn. Cho dù là hoạt động tình dục nào, bạn cũng nên mang bao cao su khi quan hệ.

Một số lưu ý giúp bạn phòng ngừa bệnh giang mai hiệu quả như:

  • Luôn mang bao cao su có chất bôi trơn tan trong nước khi quan hệ tình dục.
  • Mang tấm bảo vệ miệng (dental dams) khi quan hệ bằng miệng.
  • Không nên quan hệ với nhiều bạn tình.
  • Tránh quan hệ tình dục với người bị bệnh giang mai hoặc có triệu chứng giang mai cho đến khi họ kết thúc điều trị bệnh.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hiểu về làn da – Các bước dưỡng da sạch mịn hoàn hảo

(94)
Khi nhìn thấy một cô gái có làn da đẹp không tì vết, bạn luôn tò mò: Làm sao để sở hữu làn da khỏe mạnh và sáng hồng rạng rỡ như thế nhỉ? Để trở ... [xem thêm]

Sữa tách béo: Món ngon cho vòng eo thon thả

(20)
Sữa tách béo hay còn có tên sữa gầy là thức uống ngày càng được ưa chuộng bởi không những giàu chất dinh dưỡng mà còn có thể góp phần hỗ trợ giảm ... [xem thêm]

Mối quan hệ giữa đau nửa đầu và đột quỵ

(77)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

14 Bài Tập Yoga Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu Dễ Sinh

(99)
Yoga cho bà bầu là các bài tập được thiết kế dành riêng cho phụ nữ mang thai không những giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, mà còn mang lại rất nhiều lợi ... [xem thêm]

Bị mụn có nên dùng serum trị mụn? Thành phần nào tốt?

(11)
“Trị mụn nên tối giản các bước skin care”, “Trị mụn không được sử dụng các sản phẩm dưỡng da” hẳn là những câu nói chắc chắn bạn đã nghe, đã ... [xem thêm]

Ăn gan trong thai kỳ có an toàn hay không?

(74)
Gan của mỗi loài động vật khác nhau mang những giá trị dinh dưỡng khác biệt. Việc trang bị những kiến thức về việc sử dụng gan trong chế biến món ăn là ... [xem thêm]

10 bí quyết để tránh ngộ độc thực phẩm ngày hè

(55)
Còn gì tuyệt vời bằng được ăn uống ngoài trời và cùng gia đình hoặc bạn bè tham gia các hoạt động giải trí vào mùa hè năng động! Thế nhưng, bạn cần ... [xem thêm]

Thuốc hạ sốt và những điều bạn cần biết

(90)
Khi bị sốt, chúng ta luôn tìm cách làm giảm sốt nhanh chóng và hiệu quả. Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều thuốc hạ sốt được bán rộng rãi, làm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN