Tìm hiểu về thủ thuật triệt sản sau sinh mổ

(4.26) - 82 đánh giá

Triệt sản sau sinh mổ là hình thức tránh thai vĩnh viễn khá lý tưởng và an toàn khi phụ nữ quyết định không sinh con nữa. Thủ thuật hoạt động bằng cách chặn ống dẫn trứng.

Việc triệt sản nữ khi sinh mổ hoặc sinh thường khá phổ biến ở các nước đang phát triển. Phụ nữ ở độ tuổi từ 40 – 44 chiếm phần lớn trong số những người có nhu cầu thực hiện thủ thuật này. Có hai loại triệt sản chính: Phẫu thuật và không phẫu thuật. Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về các hình thức triệt sản này cũng như các thông tin hữu ích khác.

Sự khác biệt của hình thức triệt sản phẫu thuật và không phẫu thuật

Phẫu thuật triệt sản cho người sinh mổ là hình thức cắt hoặc thắt ống dẫn trứng khi sinh mổ. Thủ thuật này thường được thực hiện bằng phương pháp nội soi. Trong khi đó, thủ thuật triệt sản không phẫu thuật được tiến hành bằng cách các thiết bị được đưa vào cơ thể bằng đường âm đạo và tử cung, sau đó đặt trong ống dẫn trứng để niêm phong vị trí này lại.

Hiệu quả của triệt sản sau sinh mổ

Bạn có nên thắt ống dẫn trứng sau sinh mổ không? Các phương án triệt sản sau sinh mổ hoặc sinh thường có hiệu quả gần như tuyệt đối trong việc ngừa thai. Theo Hiệp hội Bác sĩ Sản khoa Canada, chỉ có khoảng 2 – 10 phụ nữ trong số 1.000 người đã tiến hành triệt sản mang thai lần nữa.

Triệt sản theo hình thức phẫu thuật sẽ chặn hoặc niêm phong hoàn toàn ống dẫn trứng, từ đó ngăn trứng di chuyển đến tử cung, đồng thời ngăn không cho tinh trùng tiếp cận với trứng. Thủ thuật thắt ống dẫn trứng có hiệu quả ngay sau khi tiến hành.

Triệt sản nữ có ảnh hưởng gì không? Nếu thực hiện theo hình thức không phẫu thuật có thể mất đến ba tháng để có hiệu quả khi các mô sẹo bắt đầu hình thành. Kết quả cho các thủ thuật triệt sản là vĩnh viễn và nguy cơ thất bại là khá nhỏ.

Các hình thức triệt sản sau sinh mổ

Cách tiến hành các thủ thuật triệt sản sau sinh mổ được thực hiện như sau:

1. Thắt ống dẫn trứng

Thời điểm để thực hiện triệt sản sau mổ khá linh động. Một số phụ nữ chọn thực hiện việc thắt ống dẫn trứng ngay sau khi hoàn tất quá trình vượt cạn trước khi tử cung co lại quá nhiều nhưng vẫn có người muốn đợi thêm. Đối với hình thức triệt sản này, bạn cần được gây mê. Bác sĩ sẽ làm phồng bụng của bạn bằng khí và rạch một đường nhỏ để tiếp cận cơ quan sinh sản thông qua hình thức nội soi, sau đó tiến hành hình thức đóng ống dẫn trứng bằng cách:

  • Cắt và gấp ống dẫn trứng
  • Loại bỏ các phần của ống dẫn trứng
  • Chặn các ống bằng băng khâu hoặc kẹp.

Có thể đảo ngược lại quy trình thắt ống dẫn trứng không?

Trong một số trường hợp, khả năng này vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên, quá trình này phức tạp hơn nhiều so với việc thắt ống dẫn trứng và khả năng thụ thai lại sau khi đảo ngược là không chắc chắn. Các ống dẫn trứng được đóng lại bằng cách đốt sẽ gặp nhiều khó khăn để liền lại như trước.

Có khoảng 25 – 87% phụ nữ thực hiện việc đảo ngược quy trình thắt ống dẫn trứng thụ thai tự nhiên và sinh con thành công nhưng kèm theo các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy, bạn có thể cân nhắc đến việc chọn phương án thụ tinh trong ống nghiệm để có được một thai kỳ an toàn.

2. Triệt sản không phẫu thuật

Ngoài ra còn có một phương pháp ít xâm lấn hơn gọi là Essure có thể được thực hiện vào khoảng sáu tuần sau khi sinh con. Nếu thực hiện biện pháp này, bạn sẽ không cần phải chịu đựng vết mổ. Bác sĩ sẽ luồn đưa một đầu dò có gắn camera nhỏ qua ngả tử cung, sau đó đặt một que cấy kim loại vào mỗi ống dẫn trứng. Khi thiết bị vào vị trí, mô sẹo sẽ dần hình thành xung quanh và chặn ống dẫn trứng vĩnh viễn. Thủ thuật trên thường chỉ cần gây tê cục bộ và mất khoảng 10 phút. Ngoài việc hơi đau ở bụng một chút, bạn sẽ không gặp vấn đề nào quá lớn.

Triệt sản bao lâu thì quan hệ được? Thời gian hồi phục sau triệt sản

Sau khi thực hiện triệt sản, bạn sẽ được theo dõi cứ sau 15 phút trong một giờ để chắc chắn rằng sức khỏe vẫn ổn định và không có biến chứng xuất hiện. Hầu hết mọi người đều được xuất viện vào cùng ngày triệt sản.

Thời gian phục hồi triệt sản sau sinh mổ của từng người khác nhau. Vì thế không có mốc thời gian cụ thể để trả lời triệt sản bao lâu thì quan hệ được. Tuy nhiên theo mốc trung bình, quá trình phục hồi chỉ mất tứ hai đến năm ngày. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn tái khám để thăm khám vết thương. Bạn có thể sinh hoạt tình dục bình thường trở lại ngay khi cảm thấy mình đã ổn hoặc bác sĩ báo vết thương đã lành lặn.

Rủi ro khi thực hiện triệt sản sau sinh mổ

Có những rủi ro nhất định khi thực hiện triệt sản sau sinh mổ chẳng hạn như nhiễm trùng và chảy máu. Nếu bạn tiến hành triệt sản ngay sau khi sinh con, quá trình hồi phục sẽ diễn ra lâu hơn. Tuy nhiên, những tình trạng này khá hiếm gặp cũng như sẽ được y bác sĩ can thiệp kịp thời.

Trong một số ít trường hợp, các ống dẫn trứng có thể tự lành sau khi đã bị thắt lại, từ đó tăng cao khả năng mang thai ngoài tử cung. Đây là một vấn đề y tế rất nghiêm trọng và sẽ nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện kịp thời.

Làm thế nào để biết triệt sản có phù hợp với bản thân?

Nếu bạn chắc chắn rằng mình không muốn sinh thêm con thì triệt sản có thể là một lựa chọn tốt. Triệt sản sẽ giúp bạn không phải nhớ uống thuốc tránh thai mỗi ngày hoặc áp dụng các biện pháp tránh thai khác. Điều này có thể là một ưu điểm cho các bà mẹ bận rộn, hay quên.

So sánh triệt sản nữ với thắt ống dẫn tinh

Thắt ống dẫn tinh là hình thức triệt sản vĩnh viễn dành cho nam giới bằng cách thắt ống dẫn tinh để ngăn chặn sự giải phóng tinh trùng. Thủ thuật này có thể cần phải tạo ra vết rạch cũng như gây tê cục bộ. Việc thắt ống dẫn tinh thường mất từ 2 – 4 tháng để thực sự hiệu quả. Giống như triệt sản nữ, thắt ống dẫn tinh không bảo vệ nam giới chống lại các bệnh lây qua đường tình dục (STI).

Các cặp vợ chồng có thể cân nhắc lựa chọn hình thức triệt sản này bởi các lợi ích như sau:

  • Giá cả phải chăng
  • Hạn chế nguy cơ phụ nữ mang thai ngoài tử cung
  • Được đánh giá về mức độ an toàn và ít thủ thuật xâm lấn hơn so với triệt sản nữ.

Hãy hẹn gặp bác sĩ để thảo luận về vấn đề triệt sản sau sinh mổ nhằm xác định xem liệu đó có phải là lựa chọn tránh thai tốt nhất cho bạn hay không. Nếu chọn hình thức không phẫu thuật, bạn sẽ cần sử dụng một phương pháp ngừa thai khác trong ba tháng. Cuối cùng, bạn vẫn có kinh nguyệt như bình thường cũng như ham muốn tình dục sẽ không vì thế mà bị ảnh hưởng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Điều trị viêm gan C: theo dõi tải lượng virus

(17)
Viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng gan nặng do virus viêm gan C gây ra (HCV), virus này là một trong nhiều loại virus gây viêm gan và thường được coi là một trong ... [xem thêm]

Điều trị viêm khớp cổ chân không cần dùng thuốc: Bạn đã biết?

(79)
Viêm khớp cổ chân là bệnh lý cơ xương khớp thường xuất hiện ở người cao tuổi và người trẻ tuổi vận động, chơi thể thao nhiều. Đa số mọi người ... [xem thêm]

5 bí quyết giúp bạn tận hưởng chuyện ấy sau khi điều trị ung thư

(47)
Biết cách đối phó với những tiêu cực làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục không những giúp quan hệ vợ chồng không bế tắc mà còn cải thiện.Cảm xúc ... [xem thêm]

Khô môi ở trẻ sơ sinh: Cách tốt nhất để khắc phục

(85)
Khô môi ở trẻ sơ sinh là tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu con bạn gặp phải vấn đề này, bạn cần tìm cách khắc phục càng nhanh càng tốt bởi nó sẽ ... [xem thêm]

Thiếu vitamin B1

(49)
Tìm hiểu chungBệnh thiếu vitamin B1 là gì?Vitamin B1, còn được gọi là thiamine, là một trong 8 loại vitamin B thiết yếu có nhiều chức năng quan trọng trong cơ ... [xem thêm]

Thực phẩm tốt và không tốt cho viêm loét dạ dày

(41)
Khi bị viêm loét dạ dày, bạn nên cẩn thận trong việc lên thực đơn hàng ngày để đảm bảo cơ thể vẫn được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Đồng thời, ... [xem thêm]

Trị rạn da bằng dầu ô liu giúp bạn lấy lại làn da căng bóng

(87)
Bạn cảm thấy phiền muộn vì trên da xuất hiện những vết rạn gây mất thẩm mỹ? Cách trị rạn da bằng dầu ô liu sẽ giúp bạn lấy lại nét trẻ trung cho ... [xem thêm]

Theo dõi triệu chứng hen suyễn sẽ đem lại lợi ích không ngờ

(88)
Làm thế nào để biết mình có bị hen suyễn hay không? Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu ngay các phương pháp kiểm tra hen suyễn này nhé!Nếu bạn có những triệu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN