Khi nào có thể cho trẻ sơ sinh ra ngoài?

(3.65) - 33 đánh giá

Trẻ sơ sinh mấy tháng cho ra ngoài trời và làm thế nào để bảo đảm an toàn cho bé là thắc mắc của rất nhiều bố mẹ lần đầu nuôi con nhỏ.

Theo quan niệm dân gian, mẹ và em bé mới sinh nên ở trong nhà vài tháng, ít nhất là 100 ngày để tránh bị nhiễm bệnh. Thế nhưng về mặt y học, việc đưa bé ra ngoài đi dạo sẽ không gây ra nhiều ảnh hưởng lớn miễn là bạn tránh đi đến nơi đông người và che chắn bé cẩn thận. Vậy trẻ sơ sinh mấy tháng cho ra ngoài trời và khi cho bé đi ra ngoài, cha mẹ cần lưu ý những gì? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này thông qua những chia sẻ sau.

Trẻ sơ sinh mấy tháng cho ra ngoài trời?

Bạn đang muốn bế con ra ngoài chơi nhưng nghe nhiều người khuyên không nên vì bé còn non nớt, sẽ dễ bị nhiễm bệnh, dễ bị quở? Thực tế liệu điều này có đúng?

Theo các chuyên gia y khoa, trừ trường hợp bác sĩ yêu cầu bé cần được ở nhà, bạn vẫn có thể cho trẻ sơ sinh ra ngoài miễn là bạn chú ý cẩn thận. Trường hợp cần hạn chế ra ngoài thường xảy ra ở các bé sinh non hoặc các bé gặp phải vấn đề về hệ miễn dịch. Đa phần thời điểm mà bạn có thể cho bé ra ngoài là khi bé đã cứng cáp, khoảng 2 tháng tuổi.

8 lưu ý khi cho trẻ sơ sinh ra ngoài trời

Lần đầu tiên đưa bé ra ngoài chơi có thể khiến bạn gặp nhiều bối rối. Để tránh tình trạng này cũng như đảm bảo sức khỏe của bé, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

1. Lựa chọn thời điểm phù hợp

Nếu có ý định cho bé ra ngoài, bạn hãy cố gắng sắp xếp thời gian phù hợp. Hãy chọn những thời điểm mà bé có tâm trạng thoải mái nhất, ví dụ như sau khi ăn hoặc thay tã, sau giấc ngủ trưa… Những lúc này, em bé thường ngoan ngoãn và dễ chịu, do đó khi đưa bé ra ngoài bạn sẽ không phải quá vất vả.

2. Chọn quần áo phù hợp cho bé

Trước khi cho bé ra ngoài, bạn cần chọn cho bé những bộ trang phục phù hợp với thời tiết. Nếu thời tiết bên ngoài lạnh, bạn hãy mặc thêm quần áo, mang thêm tất tay, tất chân và đội mũ cho bé. Khi bên ngoài trời nắng, nóng, hãy cho bé mặc quần áo mỏng, màu sáng và chỉ nên cho trẻ chơi dưới bóng râm. Ngoài ra, bạn cũng nên cho bé đội mũ hoặc sử dụng xe đẩy có vành che để đảm bảo bé được bảo vệ dưới ánh nắng mặt trời.

3. Mang đầy đủ đồ dùng cần thiết cho bé

Dù chỉ cho bé ra ngoài trong thời gian ngắn, bạn cũng nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như tã, quần áo, sữa (nếu bé dùng sữa công thức)… để xử lý các vấn đề mà bé có thể gặp phải khi ở bên ngoài.

4. Bắt đầu bằng những chuyến đi ngắn

Với những chuyến đi chơi đầu tiên, bạn chỉ nên cho bé đi trong thời gian ngắn. Khi bé đã quen, bạn có thể kéo dài thời gian của chuyến đi. Trong chuyến đi ra ngoài đầu tiên của bé, bạn có thể đưa con đến công viên gần nhà hoặc đẩy xe đưa bé đi dạo trong khu phố khi trời dịu mát.

5. Tránh xa nơi đông người

Trong những tháng đầu sau khi sinh, hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu. Do đó, trẻ sơ sinh mấy tháng cho ra ngoài trời và những nơi nào không nên đưa bé đến là nỗi băn khoăn chung của rất nhiều bậc cha mẹ.

Khi đưa bé ra ngoài chơi, bạn cần tránh những nơi đông người như trung tâm mua sắm, các cửa hàng giảm giá, khu vui chơi, đám tiệc sôi động… Nguyên do là những nơi này có thể tiềm ẩn nhiều vi trùng, mầm bệnh… khiến bé có nguy cơ cao mắc bệnh. Trường hợp bắt buộc phải đi đến những chỗ này, hãy cố gắng giữ khoảng cách giữa bé với những người khác tối thiểu là 2 mét.

6. Tránh ánh nắng trực tiếp

Trẻ sơ sinh có làn da rất nhạy cảm, nếu bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì rất dễ bị cháy nắng. Mặc dù ánh sáng mặt trời rất tốt cho bé nhưng bạn vẫn nên che chắn cho con khi đi ra ngoài để tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào da trẻ.

7. Tránh tiếp xúc với người bị ốm, ho, hắt hơi…

Như đã đề cập ở trên, hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu, nếu tiếp xúc với người bị ốm thì bé sẽ rất dễ bị lây bệnh. Do đó, khi đi ra ngoài, bạn cần giữ bé tránh xa những người bị ốm.

Ngoài ra, khi đưa bé đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc chủng ngừa, hãy chắc chắn rằng bạn và bé không tiếp xúc với những trẻ bị bệnh khác.

8. Đừng để mọi người chạm vào bé

Khi thấy các bé nhỏ, mọi người thường muốn chạm vào vì làn da mềm mại, mùi thơm da thịt của trẻ hoặc vẻ bụ bẫm đáng yêu. Tuy nhiên, hãy cố gắng đừng để người khác làm điều đó dù cho họ có thiện chí như thế nào đi nữa, bởi tay người lạ có thể mang theo vi khuẩn, virut và truyền sang cho bé.

Ngoài ra, bạn cũng nên mang theo nước rửa tay để sử dụng khi cần. Việc nắm vào tay vịn cầu thang, tay nắm cửa toilet, cửa nhà thờ, chùa chiền hoặc nhiều thứ khác có thể khiến tay bạn bị nhiễm khuẩn. Nếu bạn không vệ sinh cẩn thận mà chạm vào bé thì rất dễ khiến trẻ bị nhiễm khuẩn, dẫn đến bị bệnh đấy.

Lợi ích của việc cho trẻ sơ sinh ra ngoài

Theo các chuyên gia, việc cho trẻ sơ sinh ra ngoài thường xuyên có thể đem đến cho trẻ những lợi ích sau:

  • Bé có thể hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời, điều này rất có lợi cho sự phát triển xương của bé.
  • Việc cùng bé ra ngoài đi dạo có thể giúp người mẹ giảm nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh. Đồng thời, việc này cũng đem đến cho người mẹ cảm giác hạnh phúc, từ đó cảm thấy dễ chịu hơn trong việc chăm sóc con.

Chúng tôi hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã tìm được lời đáp cho câu hỏi trẻ sơ sinh mấy tháng cho ra ngoài trời và làm thế nào để giữ an toàn cho bé. Việc đưa trẻ sơ sinh ra ngoài không phải là xấu, chỉ cần bạn có sự chuẩn bị kỹ càng. Vì thế, đừng ngại cho con ra ngoài bạn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thay da hóa học trị sẹo mụn: Những điều bạn cần biết

(40)
Nói lời chia tay với những khuyết điểm trên da quả thật không hề dễ dàng. Ngay cả khi những nốt mụn đáng ghét đã biến mất, các vết sẹo vẫn còn lưu ... [xem thêm]

Khi nào thai nhi quay đầu? Tầm quan trọng của vấn đề này

(18)
Thai nhi quay đầu về phía âm đạo vào tam cá nguyệt thứ ba sẽ giúp hành trình chào đời trở nên dễ dàng hơn. Nếu không, cả mẹ lẫn con đều có thể gặp ... [xem thêm]

Mang bầu song thai nên ăn uống như thế nào?

(41)
Mang bầu song thai mẹ bầu nên chú ý chế độ dinh dưỡng thai kỳ như thế nào để thai nhi và mẹ cùng khỏe là nỗi lo lắng của nhiều mẹ bầu. Mẹ bầu nên ăn ... [xem thêm]

9 thực phẩm giúp giục sinh tự nhiên an toàn cho mẹ và bé

(66)
Một trong số các phương pháp giục sinh tự nhiên an toàn được nhiều bác sĩ khuyên đó là dùng thực phẩm bổ sung gây chuyển dạ. Vì vậy, việc tìm hiểu về ... [xem thêm]

7 dấu hiệu cho thấy bé yêu bạn nhiều biết bao

(54)
Chắc hẳn người mẹ nào cũng hạnh phúc khi con trẻ thể hiện tình yêu với mình. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu nhận biết bé yêu bạn và bạn có đủ tinh ... [xem thêm]

Những điều cần biết về đột quỵ thầm lặng

(81)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

18 bí quyết thần kỳ chăm sóc da dầu hiệu quả

(86)
Tham khảo: Tính ngày rụng trứng của bạn nhanh, chính xác Da dầu và da nhờn xỉn màu luôn khiến bạn thiếu tự tin khi hẹn hò hay gặp gỡ bạn bè. Bỏ túi ngay 18 ... [xem thêm]

Sưng phù sau sinh và phương pháp giúp bạn giảm đau nhanh chóng

(96)
Sưng phù sau sinh là hiện tượng bình thường nhưng khiến không ít chị em khó chịu, lo lắng. Tình trạng này có thể kéo dài vài tuần nên bạn hãy yên tâm.Nhiều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN