Dụng cụ nặn mụn và cách nặn mụn an toàn tại nhà

(3.88) - 56 đánh giá

Khi bị nổi mụn, nhiều người thường sử dụng các dụng cụ nặn mụn để xử lý nốt mụn tại nhà. Tuy nhiên, để da không bị tổn thương và để lại sẹo thâm, bạn cần phải nắm rõ cách sử dụng chúng một cách thuần thục.

Các loại dụng cụ nặn mụn

Dụng cụ nặn mụn được làm bằng thép, thường được dùng để nặn mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng.

Có hai loại thường được sử dụng. Loại thứ nhất có hai đầu. Một đầu có dạng vòng tròn, được thiết kế vừa với nốt mụn đầu đen để khi bạn ấn nhẹ xuống, nhân mụn sẽ dễ dàng bật ra ngoài. Đầu còn lại có mũi nhọn, loại này thường được gọi là cây nặn mụn.

Loại thứ hai có lưỡi trích nhỏ, rất sắc bén, được dùng để rạch thủng mụn đầu trắng nhằm dễ lấy hết dịch mủ ra ngoài.

Một số loại khác là cây nặn mụn với hai đầu vòng tròn có kích cỡ to nhỏ khác nhau, hoặc một đầu có vòng tròn thép, một đầu giống như móc câu để tiện sử dụng cho những nốt mụn có kích thước khác nhau.

Những điều bạn nên làm trước khi nặn mụn

1. Tập thói quen rửa mặt sạch sẽ mỗi ngày

Rửa mặt hai lần mỗi ngày giúp bạn làm sạch bụi bẩn và bã nhờn trên da. Với da mụn, việc rửa mặt đúng cách còn hỗ trợ quá trình điều trị mụn tốt hơn, nhờ đó nốt mụn mau lành và hạn chế mụn tái phát.

Trước khi bạn nặn mụn, bạn cũng nên làm sạch da mặt để đảm bảo da không bị nhiễm trùng sau đó.

Một số lưu ý khi rửa mặt cho da mụn

  • Rửa mặt vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng nên rửa mặt sau khi vận động mạnh khiến mồ hôi đổ nhiều.
  • Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm để rửa mặt. Tránh dùng sữa rửa mặt có hạt hoặc có tính tẩy da mạnh. Các sản phẩm này có thể gây kích ứng da mụn, khiến mụn viêm nặng hơn.
  • Không sử dụng khăn hoặc chà xát mạnh trong khi rửa mặt. Bạn nên dùng tay hoặc miếng bọt biển nhẹ nhàng xoa đều sữa rửa mặt lên da. Rửa sạch lại với nước và thấm khô da.

2. Làm nở lỗ chân lông

Làm mềm nốt mụn và làm nở lỗ chân lông sẽ giúp bạn dễ lấy nhân mụn hơn khi sử dụng dụng cụ nặn mụn.

Bạn có thể dùng một khăn ướt ấm đắp lên mặt trong 2 đến 3 phút hoặc tắm nước nóng trước khi nặn mụn. Bạn cũng có thể sử dụng liệu pháp xông hơi da mặt để lỗ chân lông nở ra. Tuy nhiên, khi xông hơi da mặt, bạn nên tránh dùng nước quá nóng để không gây bỏng da.

3. Khử trùng da tay hoặc đeo găng tay y tế

Để ngăn ngừa vi khuẩn trên tay bạn xâm nhập vào các nốt mụn vừa nặn xong làm mụn tái phát, thậm chí nhiễm trùng da, hãy rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Ngoài ra, bạn nên đeo găng tay y tế dùng một lần khi tiến hành nặn mụn bằng dụng cụ nặn mụn.

Khử trùng da tay sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Vi khuẩn là nguyên nhân cốt yếu khiến tình trạng mụn nặng hơn. Do đó, da bạn có chuyển biến tốt hay không sau khi nặn mụn phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề vệ sinh cá nhân của bạn.

4. Sát trùng nốt mụn

Trước khi sử dụng dụng cụ trị mụn, bạn hãy sát trùng nốt mụn trước để đảm bảo vi khuẩn không vô tình bị đẩy vào sâu hơn trong lỗ chân lông lúc bạn thực hiện thao tác.

Bạn có thể dùng bông gòn thấm cồn y tế lau qua vùng da chuẩn bị nặn mụn để sát trùng. Đồng thời, bạn cũng phải sát trùng các dụng cụ nặn mụn để tránh tuyệt đối sự xâm nhập của vi khuẩn lên da.

5. Chọn dụng cụ nặn mụn

Bạn phải chọn dụng cụ nặn mụn phù hợp với nốt mụn của bạn.

Dụng cụ nặn mụn có đầu là vòng tròn thép thường được dùng để nặn mụn đầu đen. Mụn đầu trắng thường phải sử dụng lưỡi trích để rạch đầu mụn ra trước, sau đó mới nặn hết nhân mụn ra được.

Nặn mụn đầu đen dễ hơn khi nặn mụn đầu trắng. Việc sử dụng lưỡi trích cần phải có nhiều kinh nghiệm, nếu không rất dễ gây nhiễm trùng da, tạo thành sẹo lồi trên mặt bạn. Vậy nên, khi bị nổi mụn đầu trắng hoặc mụn mủ, bạn nên nhờ bác sĩ da liễu xử lý chúng.

Cách nặn mụn bằng dụng cụ nặn mụn

Sau khi thực hiện các bước chuẩn bị đã nói ở trên, bạn đặt vòng tròn thép của dụng cụ nặn mụn lên nốt mụn bạn muốn nặn, từ từ ấn nhẹ một bên nốt mụn, sau đó ấn tiếp bên còn lại.

Lặp đi lặp lại thao tác này đến khi toàn bộ nhân mụn trồi hết ra ngoài. Nhớ kỹ, bạn chỉ nên dùng lực nhẹ nhàng khi thực hiện, đừng cố đè ép chúng. Điều này chỉ khiến da bạn dễ nhiễm trùng và gây sẹo thâm.

Đối với các nốt mụn cứng đầu và lớn, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị và loại bỏ nhân mụn một cách an toàn.

Để đảm bảo tuyệt đối da không bị nhiễm trùng sau đó, hãy dùng bông gòn thấm cồn y tế lau sạch lại vùng da vừa nặn mụn thêm lần nữa. Bạn cũng nên rửa sạch và khử trùng lại dụng cụ nặn mụn trước khi cất đi.

Hãy nhớ rằng chỉ cần bạn siêng năng giữ vệ sinh sạch sẽ hơn một chút cũng sẽ giúp việc điều trị mụn của bạn thành công hơn người khác nhiều lần.

Cách xử lý khi da bị chảy máu trong lúc nặn mụn

Trong một vài trường hợp, da bạn có thể bị chảy máu khi sử dụng dụng cụ nặn mụn. Hãy dùng bông gòn hoặc băng gạc vô trùng thấm máu đi.

Không nên để máu chảy loang ra các vùng da khác để tránh bị nhiễm trùng da. Máu có thể chảy ra trong vài giây hoặc vài phút nên bạn hãy kiên nhẫn giữ chặt băng gạc cho đến khi máu ngừng chảy nhé!

Chăm sóc da sau khi nặn mụn

Đừng tưởng rằng nặn mụn thành công là xong chuyện nhé! Bạn phải chăm sóc da thật tốt để không bị sẹo thâm hoặc bị nổi mụn lại tiếp. Bạn có thể dùng nước đá chườm lên nốt mụn để chúng bớt sưng và giúp thu nhỏ lỗ chân lông.

Kế tiếp, hãy sử dụng thuốc đặc trị mụn có thành phần retinol, salicylic acid hoặc benzoyl peroxide thoa lên da để giúp nốt mụn mau lành.

Bạn nên thoa kem chống nắng để bảo vệ da sau khi nặn mụn để da không bị thâm sạm dưới ánh mặt trời. Đồng thời, bạn cũng cần chú trọng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để mau chóng lấy lại làn da khỏe mạnh.

Mặc dù dụng cụ nặn mụn có vẻ dễ dùng, tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng nó. Nặn mụn quá thường xuyên sẽ gây tổn thương da. Bên cạnh đó, điều kiện vô trùng không được đảm bảo hoặc mắc phải sai lầm khi nặn mụn đều dẫn đến nhiễm trùng da, dù điều trị tốt cũng dễ hình thành sẹo rỗ hoặc sẹo lồi sau mụn. Thế nên, để tránh hậu quả đáng tiếc cho da, bạn nên đến các trung tâm da liễu hoặc spa để điều trị mụn nhé!

Châu Khoa | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ăn món Tết lành mạnh hơn – Bí quyết cho bạn dịp xuân về

(53)
Bệnh tiểu đường có nguy cơ rất cao gây các biến chứng ở tim, mắt và một số cơ quan khác. Căn bệnh này đòi hỏi bạn phải theo dõi lượng đường trong ... [xem thêm]

6 tác dụng của vỏ trứng khiến bạn không nỡ vứt đi

(82)
Không chỉ lòng trắng và lòng đỏ của trứng mới bổ dưỡng mà phần vỏ cũng có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Nếu vứt đi vỏ trứng, bạn sẽ bỏ ... [xem thêm]

7 nguyên nhân bỏ học ở trẻ phổ biến nhất

(96)
Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân bỏ học ở trẻ em vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía bố mẹ để loại bỏ vấn đề tâm lý này.Nhiều ... [xem thêm]

Bà bầu nên ăn gì để có đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi?

(49)
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu, đặc biệt là đối với phụ nữ có thai đang đi làm là câu hỏi phổ biến của nhiều người. Những thực phẩm dinh dưỡng ... [xem thêm]

10 dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ bị đột quỵ

(96)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

5 bí quyết giúp bạn tẩy trang Halloween từ đầu đến chân

(25)
Tẩy trang là một bước quan trọng trong việc chăm sóc da của các chị em phụ nữ. Việc lựa chọn loại tẩy trang nào phù hợp cũng được phái đẹp cân nhắc ... [xem thêm]

Loại sản phẩm thay thế nicotine nào thích hợp với bạn?

(79)
Liệu pháp thay thế nicotine (NRT) có thể giúp giảm các triệu chứng cai nghiện khó khăn và sự thèm muốn mà 70% đến 90% người hút thuốc cho là lý do duy nhất ... [xem thêm]

DHA và sự phát triển trí não của con yêu

(24)
Tên gốc của DHA: Omega 3Phân nhóm: nhóm thuốc cho hệ tim mạchTên biệt dược: Lovaza®, Animi-3®, Cardio Omega Benefits®, Divista®, Dry Eye Omega Benefits®, EPA Fish Oil®, Fish ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN