Có nên cho bé uống nước đóng chai không?

(3.51) - 52 đánh giá

Nước đóng chai là một thức uống quen thuộc đối với người lớn. Thế nhưng, trong những tình huống cần cho bé uống nước đóng chai, liệu thức uống này có an toàn cho trẻ và có thể dùng để pha sữa không? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Bạn đang ở bên ngoài với bé vào một ngày nắng nóng. Bé rất khát nước và đòi bạn cho uống nhưng bạn lại phát hiện ra rằng mình đã quên chai nước của bé ở nhà. Không có lựa chọn nào khác, bạn phải vào ngay một cửa hàng tiện lợi gần đó và mua một chai nước suối. Vậy nước đóng chai có an toàn và tinh khiết như nước uống đun sôi ở nhà không?

Có nên cho bé uống nước đóng chai không?

Bạn có thể cho bé uống nước đóng chai khi bé đã hơn 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, bạn nên chọn những loại nước có hàm lượng fluoride thấp. Ngoài ra, nếu muốn dùng nước đóng chai để pha sữa cho bé thì bạn nên đun sôi trước khi sử dụng. Điều này là do nước đóng chai có thể không được vô trùng và chứa quá nhiều sulfate hoặc natri.

Các loại nước đóng chai

Có ba loại nước đóng chai: nước khoáng, nước tinh khiết và nước cất.

  • Nước khoáng chứa nhiều khoáng chất hòa tan. Những khoáng chất này có thể có sẵn trong nước khi được lấy từ mặt đất (nước ngầm) hoặc lấy từ một suối nước ngầm tự nhiên (nước suối). Ngoài ra, một số nhà sản xuất có thể thêm các khoáng chất vào để nước có vị ngon và tốt cho sức khỏe hơn.
  • Nước tinh khiết thường có nguồn gốc từ hồ, sông hoặc nước máy. Nước này sẽ được xử lý bằng tia UV để làm sạch. Nước tinh khiết có chứa một ít khoáng chất tự nhiên sẽ làm cho nước có hương vị khác biệt.
  • Nước cất là nước ở dạng tinh khiết, không có bất kỳ khoáng chất nào. Nó chủ yếu được sử dụng cho mục đích công nghiệp. Do đó, khi bạn mua nước trong siêu thị thì đó thường là nước khoáng hoặc nước tinh khiết.

Yêu cầu về nước đóng chai dành cho trẻ

Nước đóng chai dành cho bé phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Ít natri (Na): Hàm lượng natri ít hơn 250mg/l.
  • Sulfate thấp (SO4): dưới 250mg/l.
  • Chọn các loại nước có hàm lượng fluoride thấp. Hầu hết các loại nước đóng chai hiện nay đều chứa khoảng 0,11mg fluoride/l. Điều này khá an toàn cho bé. Nếu có loại nước có hàm lượng fluoride thấp hơn thì bạn nên chọn loại nước đó nhé.

Có thể đun sôi nước đóng chai không?

Điều này không cần thiết nếu nó được sản xuất bởi một thương hiệu uy tín. Tuy nhiên, nếu không chắc chắn về chất lượng của nước đóng chai, bạn nên đun sôi. Đun và chờ nước sôi trong một phút để chắc chắn rằng vi khuẩn đã bị loại bỏ. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở bên ngoài thì tốt nhất bạn nên mua nước đóng chai từ một thương hiệu uy tín.

Nước đóng chai có thể thay thế nước máy?

Nước máy đã đủ tốt và không cần phải thay thế bằng nước đóng chai trừ khi nước máy có chứa chất gây ô nhiễm. Chỉ cho bé uống nước đóng chai khi bạn không có nước máy sạch.

Có thể sử dụng nước đóng chai để pha sữa cho bé không?

Bạn có thể sử dụng nước đóng chai để pha sữa cho bé. Các chuyên gia cho biết sử dụng nước đóng chai để pha sữa bột cho bé là an toàn nếu nó đã được tiệt trùng hoặc đun sôi ít nhất một phút. Nếu nước đóng chai được nhà sản xuất đánh dấu là tiệt trùng và đáp ứng được các tiêu chuẩn của FDA, bạn có thể sử dụng nó để pha sữa cho bé mà không cần đun sôi thêm.

Uống nước là điều rất quan trọng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Nước đóng chai có thể là sự thay thế an toàn nhất khi bạn ở bên ngoài và không có nước uống sạch. Tuy nhiên, bạn cần xem qua thành phần của nước được ghi trên bao bì trước khi cho bé uống nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xăm môi nên ăn gì và kiêng gì để môi đẹp như ý?

(91)
Khi thực hiện một liệu trình hoặc một phương pháp thẩm mỹ, bên cạnh việc chọn trung tâm thẩm mỹ phù hợp, bạn cũng nên biết mình cần ăn gì và không nên ... [xem thêm]

9 “thủ phạm” làm giảm ham muốn quan hệ tình dục

(54)
Đừng vội đổ lỗi sự giảm ham muốn quan hệ tình dục là do yếu sinh lý, rất có thể là chế độ ăn uống hàng ngày mới chính là “thủ phạm” thật sự ... [xem thêm]

Sự trinh trắng: Một quyết định mang tính cá nhân

(87)
Đôi lúc có vẻ như mọi người trong trường đang bàn tán về việc ai đó còn trinh tiết không hay đã “mất”. Đối với cả nam lẫn nữ, áp lực thỉnh thoảng ... [xem thêm]

Cách uống thuốc tránh thai khẩn cấp để tăng hiệu quả ngừa thai

(14)
Thuốc tránh thai khẩn cấp được dùng để tránh thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn. Những loại thuốc tránh thai này thường có nhiều tác dụng phụ. Bên ... [xem thêm]

Rặn nhiều khi chuyển dạ tăng nguy cơ rách tầng sinh môn đến 700%

(80)
Bạn có biết khoảng 9/10 sản phụ bị rách tầng sinh môn trong khi sinh em bé hay không? Tuy mức độ tổn thương sẽ khác nhau, nhưng có thể tệ nhất là bạn bị ... [xem thêm]

Những điều cần biết khi mang thai sau 50 tuổi

(78)
Ngày nay, có rất nhiều người nổi tiếng làm mẹ ở độ tuổi trên 45. Không ai nói rằng phụ nữ cuối độ tuổi 40 và 50 không thể thụ thai, thế nhưng việc ... [xem thêm]

Body shaming: 3 hậu quả nghiêm trọng dù bạn chỉ muốn đùa vui

(40)
Bạn có bao giờ bị người khác bình phẩm về vóc dáng, làn da hay mái tóc không đẹp của mình? Nếu không biết cách vượt qua những trở ngại body shaming này, ... [xem thêm]

Chuột rút sau khi quan hệ? Khắc phục ngay để không bị mất hứng

(85)
Đôi khi cảm giác thăng hoa vẫn còn lâng lâng mà bạn chưa kịp tận hưởng đã bị chuột rút sau khi quan hệ. Để chuyện ấy không trở thành trải nghiệm khó ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN