5 cách giúp âm đạo “hồi xuân” tại nhà

(4.36) - 98 đánh giá

Hiện nay, vẫn còn nhiều chị em tỏ ra khá ngại ngùng khi chia sẻ các vấn đề liên quan đến vùng kín. Tuy nhiên, việc nắm rõ các kiến thức cơ bản về cấu tạo và đặc điểm của “cô bé” sẽ giúp bạn sớm phát hiện những bất thường. Một vài chị em có thể cảm thấy âm đạo của họ quá khít, trong khi số khác lại than phiền về sự lỏng lẻo của bộ phận này.

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn xác định liệu “cô bé” của bạn có đang quá “chật chội” hay không và cách giải quyết tình trạng này.

Làm thế nào để bạn nhận ra “cô bé” đang quá khít chặt?

Độ chật hay độ khít âm đạo của mỗi người là khác nhau. Nó có thể là chật đối với người này nhưng lại là bình thường đối với người khác. Vì thế, khi kiểm tra, bạn chỉ nên so sánh với trạng thái bình thường của chính mình. Những dấu hiệu vùng kín của bạn đang quá chật hẹp bao gồm:

  • Cảm giác đau đớn khi giao hợp. Đây thường là dấu hiệu đầu tiên bạn cảm nhận được. Cơn đau có thể chấm dứt khi bạn ngưng làm “chuyện ấy” nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều ngày
  • Cảm giác đau rát khi bạn sử dụng tampon (băng vệ sinh dạng ống)
  • Về lâu dài, bạn sẽ mất ham muốn tình dục vì nỗi sợ đối diện với cảm giác đau đớn

Trong lần đầu tiên quan hệ tình dục, bạn sẽ cảm thấy hơi không thoải mái. Điều đó là rất bình thường vì cơ thể thường có xu hướng co lại khi có vật thể lạ tiếp cận. Tuy nhiên, sự khó chịu ban đầu ấy sẽ dần biến mất đi khi cơ thể bạn quen với việc giao hợp. Nhưng nếu âm đạo của bạn quá chật, đời sống tình dục của bạn và bạn đời sẽ không được như ý. Bạn sẽ cảm thấy rất đau và ngứa sau khi quan hệ. Lâu dần, điều này sẽ trở thành gánh nặng cho cả hai.

Tại sao âm đạo bạn chật?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng âm đạo khít chặt. Sau đây là một vài nguyên nhân phổ biến:

  • Các vấn đề trong quan hệ tình dục: Khi bạn có những trải nghiệm không tốt trong đời sống tình dục ở quá khứ, các cơ âm đạo sẽ có xu hướng co lại như một phản ứng tự vệ của cơ thể. Những trải nghiệm không tốt này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng, điều kiện sinh lý bất thường hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc
  • Rối loạn tâm lí: Khi bạn chịu quá nhiều áp lực và mệt mỏi trong cuộc sống hằng ngày, âm đạo của bạn cũng sẽ có xu hướng co lại
  • Sợ hãi: Trạng thái tinh thần có thể tác động là điều khiển các cơ âm đạo. Âm đạo của bạn có thể khít lại khi bạn sợ hãi, như sợ mang thai ngoài ý muốn, tự ti về vùng kín của bản thân hoặc những rào cản tâm lí khác

Phương pháp điều trị âm đạo khít chặt

Khi âm đạo của bạn bị khít chặt, bạn có thể thử một số bài tập cơ sàn chậu để cải thiện tình hình. Một trong những bài tập được khuyến nghị là Kegel. Bài tập này được thực hiện rất đơn giản. Các động tác chỉ bao gồm siết chặt rồi thả lỏng cơ sàn chậu. Bạn nên tập kegel nhiều lần mỗi ngày để có được hiệu quả tốt nhất.

Một phương pháp khác điều trị khác là kết hợp co cơ âm đạo và massage thành âm đạo. Cách thực hiện phương pháp này như sau:

  • Cho 1 ngón tay vào âm đạo, sâu đến hết đốt ngón tay thứ nhất
  • Sau đó, tăng số ngón dần lên đến 2, cuối cùng là 3 ngón tay. Bạn sẽ cảm nhận được các cơ đang co chặt xung quanh ngón tay bạn

Lưu ý: Bạn cần cắt móng tay sạch sẽ để không gây tổn thương âm đạo. Đồng thời, bạn nên sử dụng chất bôi trơn để quá trình diễn ra thoải mái hơn. Chú ý nhanh chóng rút tay ra nếu cảm thấy đau và khó chịu.

Những bài tập trên đây có thể hỗ trợ bạn điều trị tình trạng âm đạo khít chặt hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tình trạng của bạn trở nên nghiêm trọng, tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sĩ.

Các vấn đề khác về âm đạo bạn cần quan tâm

Ngoài việc âm đạo chật hay lỏng, còn rất nhiều vấn đề khác liên quan đến vùng kín mà chị em cần lưu tâm. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp nhất:

Các dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh phụ khoa

Ngứa và kích ứng

Ngứa hay kích ứng âm đạo là một trong những dấu hiệu thường thấy nhất khi bộ phận này đang gặp bất ổn. Vùng kín nữ có thể bị ngứa và kích ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn âm đạo (BV)
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)
  • Nhiễm trùng nấm men
  • Mãn kinh
  • Tiếp xúc với hóa chất gây kích thích
  • Bạch biến âm hộ: Đây là một tình trạng hiếm gặp, nó gây nên những mảng trắng mỏng trên da, đặc biệt là xung quanh âm hộ

Tình trạng ngứa ngáy và kích ứng này thường sẽ tự thuyên giảm trong một vài ngày. Tuy nhiên, nếu chúng trở nên nặng hơn hoặc tái phát sau khi điều trị, bạn cần đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra khung chậu để giúp bạn điều trị đúng hướng và hiệu quả.

Dịch tiết bất thường ở vùng kín

Dịch tiết âm đạo là một hiện tượng bình thường ở nữ giới. Tùy thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt mà chất dịch này sẽ thay đổi từ màu trắng trong đến trắng sữa. Tuy nhiên, nếu lượng dịch ra quá nhiều hoặc thay đổi đột ngột về kết cấu, màu sắc thì rất có thể bạn đang bị nhiễm trùng vùng kín.

Âm đạo có mùi hôi

Tình trạng này có thể do các vấn đề bệnh lý như viêm âm đạo và bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra. Bên cạnh đó, mùi hương của vùng kín cũng sẽ phụ thuộc vào:

  • Sự thay đổi nội tiết tố
  • Chế độ ăn uống hoặc
  • Trang phục

Chảy máu bất thường

Bạn cần chú ý những trường hợp xuất huyết âm đạo bất thường sau đây:

  • Chảy máu dù bạn chưa đến chu kì kinh nguyệt
  • Máu kinh loãng hoặc đặc hơn so với bình thường
  • Chảy máu khi bạn mang thai hoặc sau khi đã mãn kinh
  • Chảy máu vùng kín khi chưa đến tuổi dậy thì: Bé gái dưới 9 tuổi bị xuất huyết vùng kín rất cần đi khám để xác định đó là hiện tượng kinh nguyệt hay vấn đề sức khỏe khác
  • Chảy máu nhiều ngày sau khi quan hệ

Những lầm tưởng thường gặp về âm đạo

Cấu tạo âm đạo gồm nhiều bộ phận

Nhiều người vẫn lầm tưởng âm đạo bao gồm cả âm hộ và âm vật. Nhưng thực tế, âm đạo là một bộ phận riêng biệt. Nó là một ống cơ bắt nguồn từ cổ tử cung dẫn ra bên ngoài cơ thể. Độ sâu âm đạo dao động từ 7 – 15cm tùy người. Độ sâu này có thể tăng lên một chút khi giao hợp hoặc sinh con.

Quan hệ tình dục và sinh con khiến vùng kín lỏng lẻo

Âm đạo có khả năng co giãn và thu nhỏ để trở về kích thước ban đầu. Vì thế, quan niệm sinh con và làm “chuyện ấy” nhiều lần sẽ khiến “cô bé” lỏng lẻo là không hoàn toàn chính xác. Bạn có thể bị đau, khô và sưng trong một vài tuần sau khi chuyển dạ và sinh nở. Tuy nhiên, âm đạo sẽ khít lại như cũ trong vòng sáu tháng sau khi sinh.

Bạn có thể giữ cho cơ bắp âm đạo săn chắc bằng cách luyện tập Kegels và các bài tập sàn chậu khác.

Vùng kín của mọi phụ nữ đều trông tương tự nhau

Giống như bất kỳ bộ phận khác trên cơ thể, âm đạo và âm hộ đều có hình dạng cơ bản. Tuy nhiên, chúng lại có khá nhiều biến thể về màu sắc, kích thước và tính đối xứng. Sự khác biệt rõ nhất nằm ở nếp gấp bên trong bao quanh cửa mình. Nó có thể không đối xứng, có độ dày và chiều dài khác nhau ở những phụ nữ khác nhau.

Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vùng kín của mình cũng như tình trạng âm đạo khít chặt. Có những kiến thức phụ khoa cần thiết là rất quan trọng để bảo vệ và chăm sóc “cô bé” đúng cách. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và tươi trẻ, tràn sức sống

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lợi ích của trái sầu riêng có thể bạn chưa biết

(78)
Sầu riêng là loại trái cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Mùi vị của loại trái cây này có thể làm nhiều người e dè và khó chịu. Tuy nhiên, sầu riêng đem ... [xem thêm]

Nhụy hoa nghệ tây (saffron): Thảo dược cho sức khỏe và sắc đẹp

(62)
Nhụy hoa nghệ tây (saffron) có công dụng tuyệt vời trong quá trình bảo vệ sức khỏe và cải thiện vẻ đẹp con người. Tuy nhiên, người dùng cần phải lưu ý ... [xem thêm]

Trị liệu và tư vấn tâm lý

(95)
Thế nào là trị liệu? Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khỏe tâm thần cho những bệnh nhân bị rối ... [xem thêm]

Điều gì xảy ra ở phòng khám phụ khoa?

(90)
Rất nhiều chị em, nhất là các bạn nữ trẻ, rất ngại ngần hoặc thậm chí xấu hổ khi nghĩ đến việc khám phụ khoa. Bạn vẫn còn ngại vì không biết quy ... [xem thêm]

Tìm hiểu về thuật thôi miên giúp trị bệnh

(27)
Thuật thôi miên được định nghĩa như một trạng thái biến đổi của nhận thức, khi đó bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ hoặc trong trạng thái hôn mê. Thuật ... [xem thêm]

4 nguyên nhân gây bệnh phụ khoa thường gặp

(40)
Có nhiều lí do khiến âm đạo của bạn thay đổi, dẫn đến bệnh phụ khoa. Đó có thể là sự sụt giảm estrogen hay có thể do các chất kích thích. Bạn sẽ ... [xem thêm]

7 bí quyết duy trì lịch tập thể dục cho mẹ bầu

(37)
Tập thể dục khi mang thai không chỉ tốt cho sức khỏe của bạn mà còn hỗ trợ rất nhiều cho thai nhi, đem lại nhiều thuận lợi khi bạn chuyển dạ và sinh con. ... [xem thêm]

Bóng tập: Bí quyết đắc lực dành cho mẹ bầu

(27)
Bóng tập hiện vẫn còn khá mới mẻ với nhiều mẹ bầu Việt, nhưng lợi ích mà nó mang lại trong quá trình mang thai là rất nhiều nên mẹ bầu đừng bỏ qua ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN