Sự thật về bài tập giãn cơ

(3.71) - 87 đánh giá

Trường Đại học Y học Thể thao Mỹ cho biết giãn cơ là một ý tưởng tốt và khuyên bạn nên giãn từng nhóm cơ chính ít nhất hai lần một tuần trong 60 giây cho mỗi bài tập.

Nhiều chuyên gia cho rằng thường xuyên giãn cơ có thể giúp giữ cho hông và gân được linh hoạt trong cuộc sống của bạn sau này.

Nếu tư thế hoặc các hoạt động của bạn gặp phải vấn đề, thì hãy căng cơ thường xuyên để nó trở thành một thói quen. Nếu bạn bị đau lưng khi phải ngồi tại bàn làm việc cả ngày, những bài tập căng cơ đảo ngược các tư thế có thể giúp ích.

Giãn cơ sau lưng đơn giản

Các chuyên gia sinh lý học khuyên bạn nên thực hiện động tác “Đứng tư thế mèo và lạc đà” như một phần việc liên quan sau khi giãn cơ. Dưới đây là cách thực hiện:

  • Đứng hai chân rộng bằng vai và đầu gối hơi cong;
  • Ngã về phía trước, đặt bàn tay của bạn lên đầu gối;
  • Khom lưng để cho ngực của bạn khép lại và vai được uốn cong về phía trước;
  • Sau đó, uốn cong lưng để cho ngực của bạn mở ra và vai của bạn quay trở lại;
  • Lặp lại vài lần.

Bạn cần giãn cơ thật lâu để đem lại lợi ích cho sức khỏe?

Duỗi một cơ hết khả năng có thể và duy trì động tác trong 15-30 giây là những gì gọi là căng tĩnh, và giãn cơ dạng này không hề gây hại miễn là bạn không căng cơ đến mức chúng bị đau.

Các nghiên cứu cho thấy rằng căng cơ chỉ có hiệu quả, và có lợi hơn, đặc biệt trước khi tập luyện.

Bài tập giãn cơ, cũng như tư thế Mèo-Lạc đà, làm chuyển động một nhóm cơ xuyên suốt toàn bộ phạm vi chuyển động.

Dưới đây là một phiên bản tĩnh của tư thế Mèo-Lạc đà:

  • Buộc chặt các ngón tay của bạn với nhau xoay cho lòng bàn tay bạn để trước mặt bạn.
  • Vươn cánh tay ra hết mức có thể, uốn cong lưng và vai về phía trước.
  • Giữ trong khoảng 10 giây.
  • Bây giờ nới lõng các ngón tay, và nắm lấy cổ tay hoặc các ngón tay từ phía sau lưng.
  • Nâng cánh tay của bạn càng cao càng tốt từ phía sau lưng không buông tay để ngực của bạn sẽ mở ra và vai bạn cuộn lại.

Với bất kỳ bài tập giãn cơ, tĩnh hoặc động, bạn sẽ cảm thấy cơ căng ra, nhưng đừng làm cơ thể đau đớn. Vì vậy, không cần phải giãn cơ quá phạm vi chuyển động bạn cần.

Bạn nên giãn cơ trước khi tập luyện không?

Giãn cơ tĩnh trước khi tập thể dục có thể làm suy yếu hiệu suất, chẳng hạn như tốc độ chạy nước rút, trong các nghiên cứu. Lý do rất có thể giãn cơ làm mệt mỏi cơ bắp của bạn.

Bạn nên làm ấm cơ thể, cũng giống như việc tập luyện của bạn, nhưng ở một cường độ thấp hơn. Một khởi động tốt trước khi chạy có thể là một:

  • Đi bộ nhanh,
  • Bước tấn trước
  • Đu đưa chân
  • Bước cao, hay “đá mông” (từ từ chạy bộ về phía trước cùng lúc đá vào mông bạn từ phía sau).

Bắt đầu chậm rãi, và dần tăng cường độ.

Bạn có nên giãn cơ sau tập luyện không?

Đây là một thời gian tuyệt vời cho việc giãn cơ. Tất cả mọi người đều linh hoạt hơn sau khi tập thể dục, bởi vì bạn đã làm tăng lưu thông ở các cơ và các khớp và bạn đã làm chúng cử động.

Sau khi chạy bộ hoặc tập tạ, bạn hãy đi bộ xung quanh một chút để làm dịu cơ thể. Sau đó, bạn hãy thực hiện một số bài tập co giãn. Đó là một cách tốt để kết thúc một buổi tập luyện.

Bạn có thể giãn cơ mọi lúc không?

Bạn không phải bắt buộc giãn cơ trước hoặc sau các bài tập thường ngày. Quan trọng là thỉnh thoảng bạn vẫn phải thực hiện giãn cơ.

Đó có thể là khi bạn thức dậy, trước khi đi ngủ, hoặc trong thời gian nghỉ ngơi tại nơi làm việc.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 công dụng của sữa dê giúp bạn tăng cường sức khỏe

(34)
Sữa dê thường không được nhiều người lựa chọn trong thức uống hàng ngày vì giá thành đắt đỏ và có mùi vị không thơm ngon như các loại sữa khác. Liệu ... [xem thêm]

Những thông tin cần biết về triệu chứng tay chân miệng

(22)
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là căn bệnh quá đỗi quen thuộc nhưng phần đông các bậc cha mẹ có con mắc căn bệnh này vẫn có nhiều nỗi băn khoăn, thắc ... [xem thêm]

Đi bộ khi mang thai thế nào để an toàn cho mẹ bầu?

(27)
Trong thai kỳ, đi bộ là một trong những bài tập thích hợp với bà bầu. Tuy đi bộ khi mang thai có nhiều lợi ích nhưng bạn cũng cần đi đúng cách.Mỗi buổi ... [xem thêm]

Bạch cầu tăng là bệnh gì? Câu trả lời giúp bạn bớt lo lắng

(86)
Bạch cầu tăng là bệnh gì? Bạch cầu tăng có sao không? Mời bạn cùng tìm hiểu!Bạch cầu tăng, hay còn gọi là chứng tăng bạch cầu, là hiện tượng số ... [xem thêm]

4 điều bạn nên cân nhắc trước khi phẫu thuật thẩm mỹ ngực

(83)
Để có vòng một căng tròn hoặc thon gọn, không ít phụ nữ muốn thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ ngực với hy vọng sẽ tăng thêm sức quyến rũ. Tuy nhiên, kỹ ... [xem thêm]

Xuất tinh sớm có phải là bệnh không?

(66)
Xuất tinh sớm là tình trạng xuất tinh nhanh trong một khoảng thời gian quá ngắn không mong muốn. Xuất tinh sớm làm giảm khoái cảm tình dục ở cả nam và ... [xem thêm]

Cách đơn giản giúp bạn nhận biết tinh bột nghệ thật

(67)
Tinh bột nghệ – một thực phẩm tự nhiên có rất nhiều công dụng giúp bạn khỏe mạnh. Tuy nhiên, trên thị trường hiện này bày bán rất nhiều loại tinh bột ... [xem thêm]

Làm thế nào từ chối người bạn không thích?

(41)
Nếu nhận ra mối quan hệ không thể tiếp tục nữa, hãy khéo léo từ chối người bạn không thích trước khi mối quan hệ khiến cả hai ngày càng mệt mỏi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN