Những lí do khiến bạn rối loạn kinh nguyệt

(3.77) - 99 đánh giá

Chắc hẳn phụ nữ ai cũng từng một hay nhiều lần đối mặt với tính khí thất thường của “đèn đỏ”. Kì kinh nguyệt của bạn đôi lúc nhiều hơn, ít hơn, lâu hơn hay sai thời điểm… Nhưng hãy chú ý đến những điều tưởng chừng nhỏ nhặt này nếu chúng xảy ra thường xuyên, vì nó có thể liên quan đến tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn. Thông thường, tâm trạng là yếu tố dễ ảnh hưởng nhất đến chu kì kinh nguyệt, nhưng bạn có biết một vài thay đổi bất thường cũng có thể là biểu hiện của bệnh. Cùng Hello Bacsi tìm hiểu những nguyên nhân làm rối loạn chu kì nhé!

1. Do một vấn đề căng thẳng

Thường phải mất một thời gian kéo dài thì căng thẳng mới có thể ảnh hưởng đến chu kì của bạn. Ví dụ, một bài kiểm tra khó không làm bạn lo lắng cả tuần liền, nhưng nếu bạn chìm trong một nỗi lo kéo dài như bệnh tật, mất việc hay li hôn, bạn sẽ bị chậm trễ mỗi tháng.

Có một lời giải thích nữa rất thuyết phục về hiện tượng này: khi bạn đang tập trung vào sự tồn tại của một mối đe dọa từ môi trường xung quanh, não và cơ thể của bạn tắt các kích thích tố cần thiết để làm cho cơ thể của bạn rụng trứng, giúp ngăn chặn sự sinh nở trong một môi trường không an toàn.

2. Tập thể dục quá mức

Tập luyện mỗi ngày sẽ giúp bạn khỏe mạnh. Tuy nhiên, cần xem xét lại nếu bạn vận động mạnh nhiều giờ liền trong 1 ngày khi bạn không phải một vận động viên chuyên nghiệp.

Cơ thể cần một lượng chất béo nhất định để kích thích quá trình rụng trứng. Vì vậy nếu bạn đốt kiệt chất béo trong một thời gian ngắn khiến cơ thể không kịp thích nghi, cơ thể bạn sẽ ngừng rụng trứng.

3. Thức uống có cồn

Một vài đêm quá chén có thể để lại tác hại suốt nhiều ngày sau đó, nhất là với chu kì kinh nguyệt. Rượu có thể tạm thời làm thay đổi nồng độ hóc môn estrogen và testosterone, có thể gây gián đoạn những biến động nội tiết tố bình thường cần thiết cho sự rụng trứng. Kết quả là, chu kỳ của bạn có thể trở nên không đều hoặc thậm chí biến mất hẳn một vài tháng.

Chưa có một số liệu cụ thể nào về việc uống bao nhiêu rượu bia là không ảnh hưởng đến chu kì. Tuy nhiên, bạn sẽ tự biết được khả năng của mình đến đâu, do đó hãy tránh uống quá mức kiểm soát được của cơ thể.

4. Tăng cân đột ngột

Việc tăng cân quá nhanh, chẳng hạn bạn tăng hơn 20 kg trong vòng vài tháng khiến cơ thể có những thay đổi bất ngờ. Với việc gia tăng trọng lượng, buồng trứng sẽ sản xuất thêm testosterone gây ức chế rụng trứng. Bởi vậy, đừng ngạc nhiên nếu đèn đỏ trễ hẹn nhé.

5. Nhiễm trùng

Sự nhiễm trùng không hề gây ảnh hưởng nào cho bạn về mặt nội tiết tố. Tuy nhiên, một vài bệnh nhiễm trùng gây chảy máu bên trong và bạn cứ nghĩ rằng mình bị rối loạn về chu kì kinh nguyệt.

Nếu cảm thấy chảy máu thường xuyên, không nằm trong chu kì và không chấm dứt hoặc thật sự nhiều sau 2 ngày, hãy đi gặp bác sĩ ngay nhé. Các bệnh viêm nhiễm ở vùng kín sẽ thường đi kèm các dấu hiệu khó chịu, ngứa, mẩn đỏ hoặc nóng sốt nữa.

6. Thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm và các thuốc an thần nói chung có thể phá vỡ chu kỳ thông thường của bạn, làm chúng thường xuyên hơn hoặc đôi khi biến mất. Một số loại thuốc chống trầm cảm tác dụng lên hormone tuyến yên, gọi là prolactin. Chính hóc môn này tác động lên cơ thể để điều chỉnh các chu kì. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thử dùng một loại thuốc khác phù hợp hơn.

7. Thời gian làm việc không ổn định

Theo một nghiên cứu trên hơn 119.000 phụ nữ, những người làm việc vào cả buổi tối và đêm muộn có nguy cơ rối loạn kinh nguyệt cao hơn 23% so với người bình thường. Hơn nữa, một lịch trình làm việc không ổn định hàng ngày cũng sẽ góp phần làm chu kì của bạn ngắn quá mức (dưới 21 ngày) hoặc quá dài (trên 40 ngày).

Lời giải cho những con số nêu trên là vì công việc ảnh hưởng trực tiếp tới đồng hồ sinh học của bạn, thứ quyết định các chu kì trong cơ thể bao gồm cả rung trứng. Nếu bạn sinh hoạt với một lịch trình bất ổn, đồng hồ sinh học cũng không thể duy trì một chu kì kinh nguyệt ổn định được.

8. Hút thuốc

Nếu bạn không hút thuốc, thì hãy bỏ qua cảnh báo này. Nhưng nếu bạn đang hút hoặc nghĩ đến việc đó, thì bạn cần biết rằng thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến phổi và răng của bạn. Theo các nhà nghiên cứu, thuốc có thể làm thay đổi mức độ estrogen, progesterone, testosterone và hóc môn khác. Phụ nữ hút thuốc cũng có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn và không thường xuyên hơn so với hút thuốc.

Tuy nhiên, tin tốt cho bạn là, cũng chính nhờ sự liên quan này mà các nhà khoa học đã tìm ra sự ảnh hưởng ngược lại. Phụ nữ sẽ dễ dàng bỏ thuốc vào những ngày giữa ngày đầu và ngày thứ 14 trong chu kì của mình hơn là vào những ngày từ ngày 14 đến ngày đầu tiên của chu kỳ kế tiếp.

9. Hội chứng buồng trứng đa nang

Bạn đã từng trải qua một giai đoạn dài không hề có kinh nguyệt, hãy kiểm tra xem liệu bạn có đang đối mặt với hội chứng buồng trứng đa nang hay không nhé!

Buồng trứng đa nang là một sự mất cân bằng nội tiết tố trong đó buồng trứng sản xuất testosterone quá nhiều gây ngăn chặn sự rụng trứng. Hội chứng này là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của vô sinh ở phụ nữ. Tuy nhiên, vẫn có một số phương pháp y học để điều trị đa nang buồng trứng hiệu quả.

Bạn hoàn toàn có thể mắc hội chứng này dù trước đây chưa từng có biểu hiện kinh nguyệt bất thường nào. Ngoài thời gian dài và không đều, các dấu hiệu khác của hội chứng này bao gồm mụn trứng cá, tóc tăng trưởng quá mức và tăng cân. Để chắc chắn hãy thảo luận các dấu hiệu với bác sĩ và ngăn chặn sớm nhất nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 khám phá về canxi có thể làm bạn bất ngờ

(44)
Bạn có biết rằng canxi chiếm khoảng 1,5 đến 2% trọng lượng cơ thể? Cơ thể người cần hấp thụ tối thiểu 1.000 mg canxi mỗi ngày. Canxi là một chất rất ... [xem thêm]

Nhịp tim của bạn có bình thường hay không?

(40)
Thắc mắc tim mình có đang đập bình thường không là một thắc mắc chính đáng. Đôi khi bạn thấy tim mình đang đập hơi chậm, trong khi lúc khác bạn lại thấy ... [xem thêm]

Từ bỏ thói quen uống rượu chỉ với 4 phương pháp

(17)
Bạn đang tìm cách từ bỏ thói quen uống rượu? Làm thế nào để bạn cưỡng lại cảm giác thèm thưởng thức một ly rượu vang thơm ngon dù trong lòng bạn biết ... [xem thêm]

Kỹ năng ứng phó với thiên tai bão lũ

(21)
Những trận lũ trong vài năm trở lại đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho người dân về sự chuẩn bị để ứng phó với lũ lụt. Để đảm bảo an toàn cho gia ... [xem thêm]

Cải thiện thính lực – điều trong tầm tay

(86)
Thính lực sẽ giảm sút khi chúng ta lớn lên và già đi. Đây là điều mà hầu hết mọi người đều nhận thấy. Có 2 trường hợp phổ biến dẫn đến việc ... [xem thêm]

Đau nửa đầu bên trái và những điều cần biết

(57)
Cơn đau nửa đầu bên trái xuất hiện bất ngờ có thể là dấu hiệu đáng báo động. Để điều trị hiệu quả, bạn cần đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên ... [xem thêm]

HIV và AIDS: bệnh mạn tính có thể kiểm soát

(74)
AIDS chính là một căn bệnh thế kỷ do virus HIV truyền nhiễm, gây ra một tỷ lệ tử vong cao nhất trong lịch sử loài người. Theo ước tính của Tổ chức Y tế ... [xem thêm]

Di tinh

(91)
Tìm hiểu chungDi tinh là gì?Di tinh là hiện tượng xuất tinh tự nhiên khi nam giới không có khoái cảm tình dục. Tinh dịch có thể xuất khi dương vật không cương ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN