Ghép tụy điều trị bệnh tiểu đường: nên hay không nên?

(4.05) - 38 đánh giá

Ghép tụy điều trị bệnh tiểu đường là một phương pháp mới được đề xuất cho những người mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, bác sĩ không khuyến khích áp dụng nó bởi vì tính chất phức tạp cũng như tỷ lệ thành công không cao.

Những năm gần đây, các chuyên gia đã nhận định phẫu thuật ghép tụy có thể điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ vẫn do dự áp dụng phương thức trên đối với những người mắc phải căn bệnh này. Vì sao lại như vậy?

Câu trả lời đơn giản là thủ thuật cấy ghép tụy phức tạp và kém hiệu quả hơn hẳn so với các phương pháp khác trong liệu trình điều trị bệnh tiểu đường.

Theo Jennifer Dyer, bác sĩ nội tiết tại Trung tâm Nhi khoa và Tiểu đường Trung ương Ohio (COPEDS) đồng thời cũng là chuyên gia trong lĩnh vực tiểu đường, phẫu thuật cấy ghép thận, tim và gan đã đạt được thành tựu to lớn trong những năm qua. Ngược lại, ghép tụy vẫn còn chưa phổ biến do các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra phương án giảm thiểu nguy cơ rủi ro tiềm ẩn mà nó mang lại.

Dyer chia sẻ, vì cấu trúc tuyến tụy khá phức tạp, liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau, nên khi thực hiện phẫu thuật ghép tụy, những cơ quan khác như ruột và gan cũng sẽ phải tiến hành phẫu thuật cấy ghép để đảm bảo tỷ lệ thành công cao hơn.

Bên cạnh đó, cấy ghép tụy thường không được xem là biện pháp sửa chữa quá trình sản xuất insulin, mà thay vào đó, nó điều trị các vấn đề nghiêm trọng trong đường tiêu hóa, chẳng hạn như kém hấp thu dinh dưỡng trong chế độ ăn uống kiêng chất béo.

Vai trò của tuyến tụy trong kiểm soát đường huyết

Tuyến tụy có nhiều công dụng bên cạnh việc sản xuất insulin cho cơ thể.

Chức năng nội tiết

Phần tuyến tụy mang chức năng nội tiết chịu trách nhiệm cho việc sản xuất các hormone như insulin và glucagon – nhân tố thiết yếu trong việc kiểm soát đường huyết. Trong khi insulin tiêu thụ glucose trong máu (sản sinh từ thức ăn bạn tiêu hóa) để đảm bảo mức đường huyết không vượt quá giới hạn, thì glucagon đóng vai trò ngăn ngừa hiện trạng hạ đường huyết bằng cách phát tín hiệu cho gan giải phóng glycogen – hoạt chất lưu trữ glucose trong cơ thể con người.

Một hormone khác cũng được sản xuất nhờ chức năng nội tiết của tuyến tụy là amylin. Đây là loại hormone giúp kiểm soát sự thèm ăn, giảm tốc độ đưa các chất dinh dưỡng – phân giải từ thức ăn – vào máu bởi dạ dày, cũng như kiểm soát lượng glycogen giải phóng từ gan.

Chức năng ngoại tiết

Phần còn lại của tuyến tụy sẽ đảm nhiệm chức năng ngoại tiết, nhiệm vụ điều tiết enzyme giúp phân giải các chất dinh dưỡng như protein, chất béo, carbohydrate…

Tầm quan trọng của tiểu đảo tụy

Để khôi phục quy trình sản xuất insulin, người bệnh cần cấy ghép tiểu đảo tụy.

Tiểu đảo tụy hay tiểu đảo Langerhans, được đặt theo tên người khám phá – bác sĩ người Đức Paul Langerhans, là những tế bào tụ thành từng đám, chiếm khoảng 1gr trên tổng khối lượng tuyến tụy và thường ở gần mạch máu, đổ vào tĩnh mạch cửa. Mỗi tiểu đảo tụy chứa ba loại tế bào chính gồm tế bào alpha, tế bào beta và tế bào delta. Trong số đó, tế bào beta chịu trách nhiệm sản xuất insulin.

Phẫu thuật cấy ghép tiểu đảo tụy không phải là một quá trình đơn giản. Nó lại càng không phải là phương án lâu dài và tối ưu nhất đối với phần đông những người mắc bệnh tiểu đường. Trên thực tế, số ca phẫu thuật thành công không nhiều, các chuyên gia chỉ cho tiến hành phẫu thuật ghép tiểu đảo tụy ở những người bệnh mà cơ thể tự hạ đường huyết trong vô thức.

Vô thức hạ đường huyết được xem là tình trạng người bệnh bị đường huyết thấp mà cơ thể không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, chẳng hạn như đói, chóng mặt, run rẩy… Tình trạng này vô cùng nguy hiểm vì khi đó người bệnh không thể giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng một loại thực phẩm giàu carbohydrate bất kỳ có tác dụng tức thời nhằm ngăn lượng đường huyết giảm quá mức quy định, dẫn đến co giật hoặc thậm chí là tử vong.

Bác sĩ chỉ phê duyệt phẫu thuật cấy ghép tiểu đảo tụy cho người hạ đường huyết trong vô thức khi lượng đường huyết thấp bất thường có khả năng gây ảnh hưởng đáng kể đối với sinh hoạt hàng ngày.

Những thách thức khi ghép tụy điều trị bệnh tiểu đường

Bạn cần lưu ý rằng việc thực hiện phẫu thuật ghép tiểu đảo tụy không chỉ giúp điều trị bệnh tiểu đường mà còn mang đến nhiều thách thức khác.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, để phẫu thuật ghép tụy thành công cần ít nhất 40 tiểu đảo tụy đưa vào cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, quá trình thu thập có phần phức tạp vì tiểu đảo tụy lấy từ người hiến tặng đã chết và các tế bào này sẽ nhanh chóng phân hủy ngay khi cơ thể ngừng hoạt động.

Bên cạnh đó, số lượng tiểu đảo tụy cần cấy ghép phải khoảng 40 vì hệ miễn dịch của người bệnh sẽ ngay lập tức tiêu diệt chúng sau khi phẫu thuật thành công. Nguyên nhân là do các tế bào miễn dịch nhận định tiểu đảo tụy như một mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Mặt khác, người bệnh nhận ghép tụy vẫn còn chứa bệnh tự miễn của tiểu đường tuýp 1.

Phẫu thuật ghép 40 tiểu đảo tụy vào người bệnh cùng một lúc nhằm đảo số lượng tiểu đảo Langerhans vẫn còn đủ để sản xuất insulin sau khi bị các bạch cầu tấn công. Điều này cho phép người bệnh không cần phải tiêm thêm insulin hay phải kiểm soát đường huyết mỗi ngày nữa.

Tuy nhiên, trong vòng ba năm, những tiểu đảo tụy này sẽ bị diệt hết, đồng nghĩa với việc người bệnh cần phải trải qua phẫu thuật ghép tụy thêm lần nữa. Theo ước tính từ các chuyên gia, để tiếp tục sản sinh insulin, người bệnh cần thực hiện cấy ghép tiểu đảo tụy ba năm một lần trong suốt quãng đời còn lại. Nó cũng đồng nghĩa với việc họ phải làm quen với việc dùng thuốc ức chế miễn dịch và thuốc chống viêm cho đến khi qua đời.

Vậy nên, kể cả khi đủ điều kiện, bạn cần suy xét kỹ trước khi chấp nhận điều trị bệnh tiểu đường bằng phương pháp phẫu thuật ghép tụy.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chữa tóc bạc sớm ở trẻ: 10 mẹo hay và lưu ý kèm theo

(55)
Tình trạng tóc bạc sớm giờ đây không chỉ là vấn đề ở những người lớn tuổi mà nó còn xảy ra cả với trẻ em. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh ... [xem thêm]

Bệnh mù mặt: Thủ phạm khiến bạn mơ hồ bởi ai cũng là “người lạ ơi”

(21)
Bạn có thể quên mặt một ai đó mới quen biết hoặc một người lâu quá mới gặp lại. Thế nhưng, nếu trình trạng mơ hồ “người lạ ơi” xảy ra với cả ... [xem thêm]

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì? Chế độ ăn uống cho người bệnh vảy nến

(83)
Vảy nến là bệnh tự miễn gây ra các triệu chứng như da khô, ngứa và có vảy. Vì vảy nến liên quan đến hệ thống miễn dịch của người bệnh nên chế độ ... [xem thêm]

Uống trà lạc tiên để xua tan phiền muộn

(88)
Trà lạc tiên có thể giúp bạn thư giãn tinh thần và xua tan những cảm xúc phiền muộn để có giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần kiểm soát lượng trà ... [xem thêm]

10 bệnh mùa hè bạn nên cẩn thận

(64)
Thời tiết nắng nóng là cơ hội thích hợp cho các loại virus, vi khuẩn gây bệnh mùa hè phát triển. Vậy những bệnh bạn cần đề phòng trong mùa nóng bức này ... [xem thêm]

Không khó xây dựng bữa ăn gia đình cân bằng dinh dưỡng

(48)
Một chế độ ăn cân bằng và khỏe mạnh sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất cho bé phát triển. Vậy bạn cần hạn chế những loại thực ... [xem thêm]

Khi nào bố mẹ nên sinh con thứ hai?

(54)
Bạn có bao giờ thắc mắc khi nào là thời điểm thích hợp để bạn có đứa con thứ hai? Dường như bạn đang đứng trước ngã rẽ là bạn nên mang thai hay bạn ... [xem thêm]

Sữa tươi nguyên chất chưa qua xử lý liệu có tốt cho sức khỏe?

(60)
Thời gian gần đây xuất hiện trào lưu uống sữa thô (raw milk) – là sữa được vắt và tiêu thụ trong ngày. Thế nhưng, liệu rằng sữa thô hay sữa tươi nguyên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN