Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ

(4.12) - 37 đánh giá

Quá trình mang thai bắt đầu như thế nào?

Ảnh minh họa: Quá trình phát triển của phôi thai

Sự thụ thai là sự kết hợp của một trứng và một tinh trùng. Đó là bước đầu tiên trong một chuỗi phức tạp của những sự kiện dẫn đến việc mang thai. Sự thụ thai diễn ra trong ống dẫn trứng. Trong một vài ngày tiếp theo, trứng và tinh trùng đã được hợp nhất di chuyển từ ống dẫn trứng đến lòng tử cung. Tại đây, trứng được làm tổ và bắt đầu phát triển.

Cụm những tế bào tới tử cung này sẽ trở thành thai nhi và nhau thai. Nhau thực hiện chức năng như một hệ thống nuôi dưỡng sự sống trong suốt quá trình mang thai. Nó cung cấp oxy, chất dinh dưỡng và kích thích tố (hormones) từ người mẹ đến bào thai.

Quá trình mang thai bình thường kéo dài trong bao lâu?

Một quá trình mang thai bình thường kéo dài khoảng 280 ngày (40 tuần), đếm từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của bạn. Tuy nhiên, một giai đoạn thai kỳ bình thường thì kéo dài ít nhất là 259 ngày đến nhiều nhất là 294 ngày (37- 42 tuần). 40 tuần của thai kỳ được chia ra làm ba quý. Mỗi quý kéo dài khoảng 12 – 13 tuần (hoặc khoảng 3 tháng).

Tử cung thay đổi như thế nào trong suốt quá trình mang thai?

Trong suốt quá trình mang thai, thành tử cung của phụ nữ dày lên và mạch máu của thành tử cung nở lớn ra để nuôi dưỡng bào thai. Khi quá trình mang thai phát triển, tử cung giãn ra để tạo khoảng trống cho em bé lớn lên. Tại thời điểm khi em bé được sinh ra, tử cung của bạn sẽ lớn hơn nhiều lần so với kích cỡ bình thường.

Điều gì xảy ra trong tháng đầu tiên của thai kỳ?

Trong suốt tháng đầu tiên của thai kỳ, những việc sau đây diễn ra:

  • Trứng thụ tinh bám vào thành tử cung. Một số những tế nào này sẽ phát triển thành em bé. Những tế bào khác sẽ tạo thành nhau.
  • Cánh tay và chân bắt đầu hình thành.
  • Não và tủy sống bắt đầu hình thành.
  • Tim và phổi bắt đầu phát triển. Tim bắt đầu đập gần cuối của tháng này.

Điều gì xảy ra trong tháng thứ hai của thai kỳ?

Trong suốt tháng thứ hai của thai kỳ, những việc sau đây diễn ra:

  • Mí mắt hình thành, nhưng vẫn còn nhắm.
  • Tai trong bắt đầu phát triển.
  • Xương xuất hiện.
  • Mắt cá chân, cổ tay, ngón tay và ngón chân hình thành.
  • Bộ phận sinh dục bắt đầu phát triển.
  • Đến cuối tháng thứ hai, tất cả cơ quan và hệ thống cơ thể bắt đầu phát triển.

Điều gì xảy ra trong tháng thứ ba của thai kỳ?

Trong suốt tháng thứ ba của thai kỳ, những việc sau đây diễn ra:

  • 20 chồi cho răng tương lai xuất hiện.
  • Tất cả những phần nội tạng được hình thành, nhưng chưa được phát triển đầy đủ.
  • Ngón tay và ngón chân tiếp tục phát triển. Những móng mềm bắt đầu hình thành.
  • Xương và bắp thịt bắt đầu phát triển.
  • Ruột bắt đầu hình thành.
  • Xương sống thì mềm và có thể uốn cong.
  • Da thì gần như trong suốt.
  • Bàn tay phát triển nhiều hơn bàn chân.
  • Cánh tay thì dài hơn chân.

Điều gì xảy ra trong tháng thứ tư của thai kỳ?

Trong suốt tháng thứ tư của thai kỳ, những việc sau đây diễn ra:

  • Lông mày, lông mi và móng tay hình thành.
  • Cánh tay và chân có thể gập lại.
  • Những bộ phận sinh dục bên ngoài được hình thành.
  • Da nhăn lại và cơ thể được bao phủ với một lớp chất gây (vernix) và lông mịn (laguno).
  • Nhau được hình thành đầy đủ.
  • Tai ngoài bắt đầu phát triển.
  • Thai nhi có thể nuốt và nghe.
  • Cổ được hình thành.
  • Thận hoạt động và bắt đầu sản xuất nước tiểu.

Điều gì xảy ra trong tháng thứ năm của thai kỳ?

Trong suốt tháng thứ năm của thai kỳ, những việc sau đây diễn ra:

  • Phản xạ mút phát triển. Nếu bàn tay thả nổi gần miệng, thai nhi có thể mút ngón tay cái.
  • Thai nhi thì hiếu động hơn. Người mẹ có thể cảm thấy sự cử động của thai nhi.
  • Thai nhi ngủ và thức thường xuyên.
  • Móng phát triển ở đầu của những ngón tay.
  • Túi mật bắt đầu sản xuất mật, được cần thiết để tiêu hóa chất dinh dưỡng.
  • Ở bé gái, trứng hình thành trong buồng trứng.
  • Ở bé trai, tinh hoàn bắt đầu di chuyển từ bụng xuống bìu dái.

Điều gì xảy ra trong tháng thứ sáu của thai kỳ?

Trong suốt tháng thứ sáu của thai kỳ, những việc sau đây diễn ra:

  • Lông tóc thật bắt đầu mọc.
  • Não phát triển nhanh.
  • Mắt bắt đầu mở.
  • Dấu vân tay và vân chân có thể được nhìn thấy.
  • Phổi hình thành đầy đủ, nhưng chưa hoạt động.

Điều gì xảy ra trong tháng thứ bảy của thai kỳ?

Trong suốt tháng thứ bảy của thai kỳ, những việc sau đây diễn ra:

  • Mắt có thể mở và nhắm và cảm thấy sự thay đổi ánh sáng.
  • Lông mịn (laguno) bắt đầu biến mất.
  • Thai nhi đạp và duỗi tay chân.
  • Thai nhi có thể làm những cử động nắm và phản ứng lại với âm thanh.

Điều gì xảy ra trong tháng thứ tám của thai kỳ?

Trong suốt tháng thứ tám của thai kỳ, những việc sau đây diễn ra:

  • Với sự phát triển phần lớn được hoàn thiện, thai nhi tăng cân rất nhanh.
  • Xương cứng lại, nhưng sọ vẫn còn mềm và dễ uốn cho việc sinh đẻ.
  • Những vùng khác nhau của não đang hình thành.
  • Các nụ vị giác phát triển và thai nhi có thể nếm được vị ngọt và chua.
  • Thai nhi bây giờ có thể nấc cụt.

Điều gì xảy ra trong tháng thứ chín của thai kỳ?

Trong suốt tháng thứ chín của thai kỳ, những việc sau đây diễn ra:

  • Thai nhi thường xoay đầu xuống cho việc sinh đẻ.
  • Da thì ít nhăn hơn.
  • Phổi hoàn thiện và chuẩn bị tự hoạt động độc lập.
  • Các mô hình ngủ phát triển.
  • Thai nhi sẽ tăng khoảng 0.5 pound (0.22 kg) mỗi tuần trong tháng này.

Giải thích thuật ngữ

  • Trứng: Tế bào sinh sản nữ sản xuất ra và phóng thích từ buồng trứng; còn được gọi là ovum.
  • Sự thụ thai: Sự hợp nhất của trứng và tinh trùng.
  • Thai nhi: Đứa bé đang phát triển trong tử cung từ tuần thứ chín của thai kỳ cho đến cuối thai kỳ.
  • Kích thích tố (hormone): Những chất được sản xuất bởi cơ thể để kiểm soát những chức năng nhất định.
  • Nhau: Mô cung cấp chất dinh dưỡng cho và lấy đi chất thải từ bào thai.
  • Tinh trùng: Tế bào sinh sản nam được sản xuất trong tinh hoàn và có thể làm thụ thai một tế bào trứng nữ.

Nếu bạn có thắc mắc, hãy liên hệ với bác sĩ sản phụ khoa của bạn.

Tài liệu tham khảo

http://www.acog.org/~/media/For%20Patients/faq156.pdf?dmc=1&ts=20140709T2319074801

Biên dịch - Hiệu đính

Lưu Thị Mỹ Thanh - PGS.TS.BS. Tô Mai Xuân Hồng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều cần biết về dụng cụ đặt tử cung

(14)
Dụng cụ đặt tử cung là gì? Dụng cụ đặt tử cung (Intrauterine device: IUD) là một trong số các biện pháp tránh thai. Dụng cụ tử cung (DCTC) là một dụng cụ ... [xem thêm]

Xét nghiệm thường quy trong thai kì

(18)
Tại sao cần phải làm xét nghiệm khi đang mang thai? Những xét nghiệm được làm cho tất cả phụ nữ mang thai như là một phần của kế hoạch chăm sóc trước ... [xem thêm]

Phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp: Viên uống, miếng dán và vòng âm đạo

(90)
Thế nào là phương pháp ngừa thai nội tiết phối hợp? Viên uống ngừa thai, miếng dán ngừa thai, và vòng ngừa thai âm đạo là những phương pháp ngừa thai nội ... [xem thêm]

Thuốc tiêm tránh thai có tác dụng thế nào và ai không nên sử dụng?

(85)
Depo-provera là gì? Depo-provera (medroxyprogesterone acetate) là thuốc tránh thai dạng tiêm, với mỗi liều có hiệu quả ngừa thai trong vòng 3 tháng. Depo-provera là thuốc ... [xem thêm]

Bài 43 – Có thai sau 35 tuổi

(38)
Phụ nữ có con muộn ngày càng nhiều, điều này có thể giải thích bởi nhiều nguyên nhân. Cũng dễ hiểu, ngoài học hành, phát triển bản thân, đóng góp cho xã ... [xem thêm]

Bài 11 – Bơm tinh trùng vào buồng tử cung

(96)
Dễ lắm, lấy tinh trùng, bơm vào tử cung, là xong chứ gì! Câu nói này tình cờ nghe một chị bệnh nhân tư vấn cho chị bệnh nhân khác. Nghe qua, dễ thiệt, nó ... [xem thêm]

Nhiễm COVID-19 và thai kỳ

(21)
Thông tin mới nhất từ Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoàng gia Anh Khả năng thai phụ bị biến chứng của COVID-19 giống như phụ nữ không mang thai Hiện chưa có bằng ... [xem thêm]

Chuyển dạ sinh non và sinh non

(87)
Chuyển dạ sinh non là gì? Chuyển dạ sinh non là sự co bóp có chu kỳ của tử cung tạo ra một số biến đổi ở cổ tử cung, xảy ra trước 37 tuần của thai kỳ. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN