Không phải bất cứ ai bị sỏi túi mật đều bắt buộc phải phẫu thuật, bạn có thể uống thuốc Tây y hoặc tìm đến các bài thuốc thảo dược Đông y để cải thiện bệnh. Vậy sỏi túi mật uống thuốc gì để giảm đau và tan sỏi một cách nhẹ nhàng đây?
Sỏi túi mật là một bệnh lý tiêu hóa khá phổ biến, hình thành do các thành phần trong dịch mật (cholesterol, sắc tố mật, muối mật…) kết tụ lại, có thể ở dạng bùn mật hoặc dạng sỏi viên. Nguyên nhân gây sỏi không chỉ có một mà hội tụ của nhiều yếu tố bao gồm: suy giảm chức năng gan (cơ quan sản xuất ra dịch mật), giảm vận động đường mật và nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn đường mật.
Hầu hết người bệnh bị sỏi ở túi mật không có triệu chứng, chỉ một số ít có thể cảm thấy các biểu hiện không rõ ràng như đầy bụng, khó tiêu, đau tức vùng hạ sườn phải… Chỉ đến khi sỏi phát triển và đã gây ra biến chứng, thì các dấu hiệu nặng hơn như cơn đau quặn mật, quặn gan, vàng da, sốt… mới xuất hiện. Đến lúc này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.
Phương pháp điều trị sỏi túi mật phổ biến
Tùy theo kích thước sỏi, triệu chứng và tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp điều trị sỏi túi mật khác nhau như điều chỉnh chế độ ăn uống, phẫu thuật, dùng thuốc hay các bài thuốc Đông y hỗ trợ bào mòn sỏi.
• Điều chỉnh chế độ ăn uống: Một chế độ ăn ưu tiên những thực phẩm tốt (rau củ quả, thịt nạc, sữa đậu nành…) và hạn chế các thực phẩm xấu (mỡ hay phủ tạng động vật, đồ chiên rán…) luôn được khuyến khích. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng (đau, đầy trướng, chậm tiêu…), ít có tác dụng tan sỏi.
• Phẫu thuật: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp sỏi kích thước quá lớn hoặc gây biến chứng cấp tính nguy hiểm hoặc túi mật mất chức năng. Có hai loại phương pháp chủ yếu là mổ nội soi hoặc mổ hở để cắt bỏ túi mật. Tuy nhiên, cắt túi mật cũng không có nghĩa là bệnh đã chữa khỏi. Sỏi vẫn có thể tiếp tục phát triển ở các vị trí khác trong đường ống dẫn mật, trong gan hoặc ngay ở nơi cuống mật.
Không phải trường hợp sỏi túi mật nào cũng cần phải phẫu thuật. Nếu kích thước sỏi chưa lớn, chưa gây biến chứng, bạn có thể điều trị sỏi bằng thuốc Tây hay các bài thuốc Đông y.
Sỏi túi mật uống thuốc gì?
Khi mắc sỏi mật, người bệnh thường nghĩ ngay đến phẫu thuật mà ít biết những loại thuốc được sử dụng để làm tan sỏi một cách an toàn và hiệu quả. Thậm chí, nhiều người còn tin theo những bài thuốc dân gian chưa có nghiên cứu chứng thực rõ ràng dẫn đến lợi bất cập hại. Để biết “Sỏi mật uống thuốc gì?” mới giảm đau và tan sỏi, bạn nên tìm hiểu cả Tây y và Đông y.
Thuốc Tây y trong điều trị sỏi mật
Thực tế, bác sĩ thường nói với bệnh nhân rằng sỏi mật không có thuốc chữa trị triệt để và nếu tình trạng trầm trọng hơn sẽ mổ lấy sỏi. Nếu có điều trị bằng thuốc, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giảm đau và thuốc giúp làm tan sỏi.
Thuốc giảm đau
Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc chống co thắt cơ trơn để giảm đau do sỏi mật. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc sẽ phù hợp với một mức độ đau khác nhau từ đau nhẹ đến đau quặn dữ dội. Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Thuốc làm tan sỏi
Có hai loại thuốc tan sỏi: thuốc dùng đường uống hoặc đường tiêm, tuy nhiên các loại thuốc này vẫn còn nhiều hạn chế khiến sỏi vẫn có nguy cơ tái phát.
Thuốc tan sỏi dùng đường uống: có bản chất là acid mật giúp bào mòn sỏi cholesterol từ từ bằng cách hòa tan lượng cholesterol dư thừa trong dịch mật; ức chế sản xuất cholesterol ở gan và ngăn ngừa hấp thu ở ruột.
Nhược điểm của thuốc làm tan sỏi đường uống:
• Thuốc chỉ có tác dụng với sỏi cholesterol kích thước nhỏ hơn 2cm; sỏi chưa bị canxi hóa; chưa gây ra biến chứng và túi mật vẫn còn hoạt động; không có tác dụng với sỏi sắc tố mật (sỏi bilirubin).
• Thời gian sử dụng thuốc kéo dài từ vài tháng đến vài năm, tùy thuộc vào kích thước sỏi và độ đáp ứng với thuốc của bạn. Sỏi càng lớn thì thời gian sử dụng càng dài.
• Thuốc gây ra tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, nặng hơn có thể gây viêm gan, viêm loét dạ dày – tá tràng.
Thuốc tan sỏi trực tiếp qua đường tiêm: Liệu pháp này sử dụng một dung môi hữu cơ là methyl tert-butyl ether (MTBE) tiêm trực tiếp vào túi mật để hòa tan sỏi. Do có nhiều rủi ro và hiệu quả không cao nên phương pháp này hiện nay ít áp dụng.
Các loại thuốc Tây y làm tan sỏi không những có thể gây ra tác dụng phụ mà còn có tỷ lệ tái phát sỏi cao. Vì vậy, nhiều người bệnh đã tìm đến các bài thuốc dân gian hay thảo dược Đông y với hy vọng bào mòn sỏi túi mật.
Bài thuốc dân gian chữa sỏi mật
Bên cạnh phương pháp điều trị sỏi túi mật bằng Tây y, không ít người thử vận may với những kinh nghiệm dân gian truyền miệng làm tan sỏi từ các nguyên liệu tự nhiên như dứa, đu đủ, sung, dầu ô liu… Vậy thực hư các phương pháp này là gì, hiệu quả đến đâu?
• Quả dứa: Quả dứa có tác dụng giảm sưng viêm và nhanh lành vết thương sau phẫu thuật, tuy nhiên chưa được kiểm nghiệm về tác dụng bài sỏi trong túi mật.
• Quả đu đủ: Nghiên cứu cho thấy hoạt chất papain trong trái đu đủ xanh có tác dụng tốt với các trường hợp bị viêm, nhưng chưa có nghiên cứu nào đề cập đến việc làm tan sỏi túi mật.
• Quả sung: Dịch chiết từ trái sung có tác dụng tốt cho gan, giảm đau, sốt, có tính kháng khuẩn nhưng không có bằng chứng khoa học nào cho thấy trái sung có thể bài được sỏi mật.
• Dầu ô liu: Nhiều người tin rằng dùng dầu ô liu kết hợp nước cốt chanh sẽ làm sỏi mật tan ra và xổ theo phân. Nhưng theo Bệnh viện Mayo Clinic (thuộc Đại học Harvard – Hoa Kỳ), các “viên màu xanh lá” xổ theo phân thực chất chỉ là hỗn hợp muối tạo thành từ dầu, muối mật, nước chanh và các chất khác chứ không phải sỏi mật.
Với tốc độ phát triển của mạng xã hội, các kinh nghiệm dân gian làm tan sỏi ngày càng được lan truyền rộng. Tuy nhiên, người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng bởi các phương pháp này chưa được kiểm chứng khoa học.
Thảo dược Đông y giảm đau và tan sỏi
Tận dụng lợi thế nổi bật từ thảo dược tự nhiên, các chuyên gia Đông y đã nghiên cứu một số loại thảo dược trong bài thuốc cổ truyền Nhân kim thang (một đề tài nghiên cứu cấp Bộ) giúp hỗ trợ điều trị sỏi mật, bào mòn sỏi nhờ tác động nhiều chiều vào nguyên nhân sinh sỏi và ngăn ngừa nguy cơ tái phát sỏi.
Phát triển trên nền tảng của bài thuốc Nhân kim thang với sự kết hợp của 8 loại thảo dược quý gồm: Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Chi tử, Uất kim, Chỉ xác, Nhân trần, Kim tiền thảo đã cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang – sản phẩm dành cho người sỏi mật đã có nghiên cứu lâm sàng với nhiều công dụng nổi bật.
Nghiên cứu tại bệnh viện 103 cho thấy Kim Đởm Khang có tác dụng giúp giảm các triệu chứng lâm sàng đau, sốt, đầy trướng, khó tiêu… do sỏi mật; hạ men gan, bào mòn sỏi và giảm tỷ lệ tái phát sỏi sau điều trị.
Ông Đào Quốc Bảo (Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) ban đầu cũng chẳng tin là thảo dược có thể làm tan sỏi mật, nhưng phải đến khi chính ông sử dụng Kim Đởm Khang (*) có hiệu quả thì mới tin là thật: “Kết hợp với chế độ ăn uống và vận động, bệnh đã không còn tái phát 2 – 3 năm nay. Tôi phải khám đi khám lại mấy bệnh viện mới tin là mình đã hết sỏi!”.
Khi đi tìm lời giải cho câu hỏi “Sỏi túi mật uống thuốc gì?”, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi áp dụng. Bởi chỉ các phương pháp đúng đắn, có nghiên cứu chứng thực rõ ràng mới đem lại hiệu quả cao trong điều trị.
(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thảo Viên | HELLO BACSI