Sơ cứu viêm dạ dày ruột

(4.07) - 83 đánh giá

Viêm dạ dày ruột là tình trạng viêm ở dạ dày và ruột của bạn.

Sơ cứu viêm dạ dày ruột

Nguyên nhân

Nguyên nhân thường gặp là:

  • Virus.
  • Thức ăn hoặc nước bị nhiễm vi khuẩn hay ký sinh trùng.
  • Phản ứng với một loại thức ăn mới, thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ bú mẹ có thể phản ứng với một sự thay đổi trong chế độ ăn của mẹ.
  • Tác dụng phụ của thuốc.

Triệu chứng

Triệu chứng của viêm dạ dày ruột bao gồm:

  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Đau bụng.
  • Sốt nhẹ (đôi khi).

Tùy thuộc vào nguyên nhân của tình trạng viêm, các triệu chứng có thể kéo dài từ một ngày đến hơn một tuần.

Sơ cứu

Những việc cần làm khi bạn nghi ngờ mình bị viêm dạ dày ruột:

  • Nhịn ăn trong vài giờ để dạ dày nghỉ ngơi.
  • Uống nhiều chất lỏng, chẳng hạn như nước khoáng hay nước sôi nguội, để phòng ngừa mất nước. Nếu bạn bị buồn nôn hay nôn khi uống nước, hãy uống từng ngụm nhỏ. Uống thường xuyên để đảm bảo lượng nước tiểu bình thường và có màu vàng nhạt, trong suốt. Đi tiểu ít hơn, lượng nước tiểu ít và nước tiểu sậm màu là dấu hiệu của mất nước. Chóng mặt và hoa mắt cũng là dấu hiệu mất nước. Nếu có các triệu chứng này và bạn không thể uống đủ nước, hãy đi khám bác sĩ.
  • Tập ăn lại. Khởi đầu bằng ăn thức ăn mềm dễ tiêu như cháo, súp, bánh soda, bánh mì nướng, chuối, cơm, và thịt gà. Hãy ngừng ăn nếu bạn lại bị nôn. Hãy tránh sữa và các sản phẩm từ sữa, cà phê, rượu, thuốc lá, và các loại thực phẩm béo trong vài ngày.
  • Xem xét dùng Acetaminophen (khi bạn không có bệnh gan) để làm giảm sự khó chịu.
  • Nghỉ ngơi nhiều. Bệnh lý và tình trạng mất nước có thể làm cho bạn suy yếu và mệt mỏi.

Hãy đi gặp bác sĩ nếu

  • Nôn ói kéo dài hơn hai ngày.
  • Tiêu chảy kéo dài hơn vài ngày.
  • Tiêu chảy có máu.
  • Sốt cao hơn 38,3 độ C (101 độ F).
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng dậy.
  • Trở nên lú lẫn.
  • Đau bụng tiến triển nặng.

Nếu bạn nghi ngờ con bạn bị viêm dạ dày ruột

  • Hãy cho trẻ nghỉ ngơi.
  • Khi trẻ hết ói, bắt đầu cho trẻ uống từng lượng nhỏ dung dịch bù nước đường uống (Oresol, gói Hydrite). Đừng chỉ cho uống nước lọc hay nước táo.
  • Cho ăn lại từ từ với thức ăn nhạt, dễ tiêu như bánh mì nướng, cơm, cháo, chuối và khoai tây. Tránh cho ăn các sản phẩm từ sữa nguyên kem, các loại thực phẩm có nhiều đường như nước ngọt và kẹo. Những thực phẩm này có thể làm cho trẻ tiêu chảy nặng hơn.
  • Xem xét dùng Acetaminophen khi trẻ không có bệnh gan, để làm giảm sự khó chịu. Không được dùng Aspirin.
  • Nếu bạn đang cho con bú, hãy tiếp tục cho trẻ bú mẹ. Nếu con của bạn đang bú bình, hãy cho trẻ uống từng lượng nhỏ dung dịch bù nước đường uống (ORS, gói Hydrite) hoặc sữa công thức thông thường.

Hãy đi khám bác sĩ nếu con bạn

  • Trở nên buồn ngủ bất thường.
  • Nôn ra máu.
  • Tiêu chảy có máu.
  • Có dấu hiệu mất nước như da khô, miệng khô, khát nhiều, mắt trũng hay khóc không có nước mắt. Ở trẻ nhũ nhi, hãy cảnh giác khi thóp trên đầu lõm và tã vẫn khô sau hơn 3 giờ.
  • Dưới 2 tuổi và bị sốt kéo dài hơn một ngày hoặc 2 tuổi trở lên và bị sốt kéo dài hơn ba ngày.

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-gastroenteritis/basics/ART-20056595

Biên dịch - Hiệu đính

Ths.BS. Trần Thị Kim Vân - BS.TS. Phạm Nguyên Quý
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hộp sơ cứu thiết yếu

(80)
Vì sao tôi cần trang bị một hộp sơ cứu? Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như ... [xem thêm]

Cấp cứu đột quỵ

(34)
Đột quỵ là gì? Đột quỵ xảy ra khi có xuất huyết trong não hoặc khi lưu lượng máu bình thường tới não bị tắc nghẽn. Trong vòng vài phút bị mất đi các ... [xem thêm]

Sơ cứu ngộ độc thực phẩm tại nhà

(67)
Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích ... [xem thêm]

Sơ cứu khi có vật lạ trong mũi

(93)
Nếu có vật lạ (dị vật, ngoại vật) trong mũi Sơ cứu khi có vật lạ trong mũi Hãy: Không chọc tìm vật bị kẹt bằng tăm bông hoặc dụng cụ khác. Không ... [xem thêm]

Sơ cứu đau đầu

(13)
Hầu hết các loại đau đầu thường nhẹ, và bạn có thể điều trị bằng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, một số đau đầu báo hiệu một vấn đề bệnh lý nguy ... [xem thêm]

Sơ cứu nghẹt thở

(85)
Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ mắc kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Ở người lớn, thủ phạm thường là thức ăn. Ở ... [xem thêm]

Sơ cứu trật khớp

(28)
Trật khớp là tổn thương do đầu xương bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường. Nguyên nhân trật khớp thường do các chấn thương như té ngã, tai nạn giao thông, ... [xem thêm]

Sơ cứu bỏng do hóa chất

(67)
Sơ cứu Nếu bỏng hóa chất ở da, hãy làm theo các bước sau: Loại bỏ hóa chất gây bỏng Phủi sạch hóa chất khô còn dính trên da, sau đó rửa sạch da ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN