Sơ cứu và phòng chống sốc nhiệt trong mùa nóng

(3.82) - 88 đánh giá

Sốc nhiệt là một loại đột quỵ khác biệt hoàn toàn với các loại đột quỵ khác, nó không phải là một cơn tai biến mạch máu não, mặc dù nó cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Sốc nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao đến mức gây tổn thương đến hệ thống thần kinh trung ương và các mô khác của cơ thể. Sốc nhiệt có tỷ lệ tỷ vong cao và luôn là một trường hợp cấp cứu khẩn cấp.

Sốc nhiệt có thể xảy ra với bất kỳ ai trong chúng ta, nhưng trẻ nhỏ và người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Những thanh niên khỏe mạnh có tham gia tập luyện thể thao hoặc tắm nắng dưới nhiệt độ nóng có nguy cơ mắc phải sốc nhiệt. Thông thường, những người trẻ, khỏe không nhận thấy được các triệu chứng ban đầu cũng như không chú tâm đến chúng, hoặc là đôi khi họ cảm thấy ngại khi than phiền rằng họ cảm thấy khó chịu trong quá trình luyện tập thể thao. Trẻ nhỏ, người lớn tuổi và thậm chí thanh thiếu niên thường không biết cách phòng tránh hoặc kêu gọi sự giúp đỡ khi cơn sốc nhiệt xảy ra. Chính vì thế, việc hiểu biết thêm về căn bệnh này có thể giúp ta cứu được người thân của chúng ta nếu như họ không biết cách tự chăm sóc bản thân mình.

Đột quỵ do nhiệt là một trạng thái sức khỏe nguy hiểm cần được cấp cứu ngay. Hiểu biết được nguyên nhân gây nên sốc nhiệt có thể giúp phòng ngừa bệnh. Học cách nhận thức được các dấu hiệu bệnh có thể ngăn tình trạng sốc nhiệt gây nên các biến chứng nghiêm trọng.

Sốc nhiệt có thể xảy ra khi nhiệt độ cơ thể quá cao – đặc biệt khi nhiệt độ cơ thể đạt mức 40°C hoặc cao hơn.

Cơ thể không thể duy trì được các chức năng bình thường khi nhiệt độ quá cao. Tình trạng này được gọi là chứng tăng thân nhiệt. Sốc nhiệt có thể xảy ra khi nhiệt độ của môi trường quá nóng, cả bên trong nhà và ngoài trời. Khi nhiệt độ môi trường bên ngoài tăng lên quá cao đến mức cơ thể không thể tự điều chỉnh để làm giảm nhiệt độ cơ thể xuống thì sốc nhiệt sẽ xảy ra. Sự mất nước, nghĩa là sự thiếu hụt lượng chất lỏng và chất điện phân, có thể làm gia tăng hoặc làm cho cơn sốc nhiệt trở nên nguy hiểm hơn. Khi chúng ta tập luyện thể dục thể thao, cơ thể sẽ tỏa ra nhiệt. Nếu nhiệt độ cơ thể vốn đã cao do môi trường bên ngoài quá nóng, lại cộng thêm hoạt động thể dục thể thao sản sinh ra nhiệt, bạn cũng có thể bị sốc nhiệt.

Những dấu hiệu của một cơn sốc nhiệt là gì?

Thường trước một cơn sốc nhiệt sẽ có một vài dấu hiệu cảnh báo như mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, suy nhược, buồn nôn, nôn mửa và chuột rút. Thông thường giai đoạn này được gọi là sự kiệt sức vì nóng, nếu như các triệu chứng được chữa trị kíp thời, thì sẽ không xảy ra các hậu quả nghiêm trọng về sau.

Cách chữa trị là di chuyển người bệnh sang một nơi có nhiệt độ mát mẻ hơn hoặc sử dụng các túi đá hoặc các dụng cụ để làm mát cơ thể, uống một lượng vừa phải các đồ uống không chứa caffeine và nghỉ ngơi.

Các triệu chứng của một cơn sốc nhiệt là gì?

Sự kiệt sức vì nóng có thể dẫn đến đột quỵ do nhiệt, đặc biệt là nếu như không được chữa trị kịp thời. Đôi khi quá trình kiệt sức vì nóng có thể diễn ra rất nhanh làm chúng ta có thể không để ý đến. Các triệu chứng của sốc nhiệt bao gồm lú lẫn, mất ý thức, xỉu, động kinh, khó thở, tim đập nhanh, xuất hiện ảo giác và da khô (không có toát mồ hôi).

Ở giai đoạn này cần một đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên nghiệp chữa trị. Bạn cần gọi đội cấp cứu ngay lập tức. Trong khi chờ đợi xe cấp cứu đến, điều cực kỳ quan trọng mà chúng ta phải làm chính là di chuyển bệnh nhân sang nơi mát hơn và cố gắng làm hạ thân nhiệt với nước hoặc các túi đá lạnh.

Những trường hợp thường xảy ra sốc nhiệt là gì?

Thông thường, những người dễ mắc phải chứng sốc nhiệt là những người ít có có khả năng kêu gọi sự giúp đỡ. Một vài tình huống phổ biến của sốc nhiệt như:

Em bé hoặc trẻ nhỏ bị bỏ lại trong xe dưới trời nắng nóng

Những bậc cha mẹ và người chăm trẻ thường cho rằng mình chỉ chạy ra ngoài một chút rồi quay lại xe ngay, nên để đứa bé ngủ trong xe luôn cho tiện, nhưng họ lại thường đi ra ngoài lâu hơn là họ nghĩ, trong lúc đó e bé có thể bị sốc nhiệt.

Giải pháp: KHÔNG BAO GIỜ để trẻ nhỏ ở lại trong xe.

Người cao tuổi hoặc bệnh tật

Người cao tuổi có sức khỏe yếu thường ít khi mở máy điều hòa hoặc mở quạt khi trời nóng để có thể tiết kiệm tiền hoặc do thấy khó chịu khi có luồng gió thổi ra từ máy quạt. Một vài khu chung cư và nhà ở không được lắp sẵn các máy lạnh hoặc các thiết bị làm mát. Nhiều người cao tuổi ít khi mở cửa sổ do cảm thấy mở cửa sổ không an toàn.

Giải pháp: Giải quyết dễ dàng bằng việc luôn lắp đặt sẵn một cây quạt làm mát kèm theo một nhiệt kế để đo nhiệt độ trong nhà.

Thanh thiếu niên đang tham gia tập luyện các môn thể thao

Thanh thiếu niên đã tham gia huấn luyện từ trước hay làm ra vẻ rằng họ luôn có thể làm bất cứ điều gì mà người khác có thể làm được. Từ đó dẫn đến việc luyện tập mà không nghỉ ngơi hợp lý, ngoài ra cộng thêm với tình trạng thiếu bổ sung nước, quần áo không phù hợp và đôi khi vì những lý do ngẫu nhiên vô cùng nhỏ nhặt đều có thể góp phần vào việc dẫn đến sốc nhiệt. Điều này đặc biệt phổ biến ở các buổi luyện tập lúc giữa trưa nhưng kéo dài nhiều tiếng đồng hồ.

Giải pháp: Luôn chú ý đến các hoạt động của con trẻ. Hãy ngăn cản huấn luyện viên khi bạn cảm thấy bài tập thể dục cho con bạn là quá nặng. Hãy tự đánh giá bài tập đó có nặng hay không với tư cách là một bậc phụ huynh chứ không nên tin hoàn toàn vào lới huấn luyện viên và hãy can thiệp kịp lúc.

Tắm nắng

Tắm nắng trong nhà hay ngoài trời là hoạt động nằm dưới trời nắng trong khoảng thời gian dài dưới nhiệt độ cao. Những người tắm nắng thường nằm thư giãn hoặc ngủ quên và chính vì thế mà họ không nhận thấy được các triệu chứng khi bị sốc nhiệt, ví dụ như là những cơn chóng mặt và đau đầu. Ngoài ra, nhiều người thường hay tắm nắng cũng có chế độ ăn kiêng rất gắt gao và hơn nữa cũng không duy trì chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chính điều đó đã khiến họ dễ mắc phải sự kiệt sức vì nóng và sốc nhiệt.

Giải pháp: Phơi nắng vừa phải và phải bù nước kịp thời.

Những người làm việc ngoài trời

Nhiều công việc ngoài trời như việc xây dựng thường làm suốt ngày dưới thời tiết nóng. Những người làm việc bên ngoài dưới nhiệt độ nóng bức thường khá việc mệt mỏi và có thể quên ăn, quên uống nước hoặc không để ý đến các dấu hiệu không thoải mái về thể chất.

Giải pháp: Uống đủ nước. Làm mát cơ thể bằng việc làm việc dưới bóng râm từng lúc nếu có thể. Hãy nghỉ ngơi trong bóng mát càng nhiều càng tốt. Mang theo những túi đá lạnh bên mình. Nếu bạn là người giám sát, hãy đảm bảo rằng nhân viên của bạn được nghỉ ngơi dưới bóng mát, mang các túi lạnh và có thể thuận tiện uống nước.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

9 tác dụng của hạt lanh khiến bạn muốn dùng ngay

(100)
Hạt lanh là một thực phẩm ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn kiêng nhờ lượng protein lành mạnh và chất xơ dồi dào. Những tác dụng của hạt ... [xem thêm]

Bạn biết gì về hormone sinh dục nữ?

(34)
Hormone sinh dục nữ hay nội tiết tố nữ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tình dục, sinh sản và sức khỏe phụ nữ nói chung. Nồng độ hormone sinh ... [xem thêm]

5 mẹo giúp phái mạnh chăm sóc làn da

(15)
Chăm sóc da cũng rất quan trọng đối với cánh mày râu. Vì là nam giới nên bạn nghĩ rằng mình không cần phải quan tâm về làn da? Bạn nghĩ rằng chăm sóc da là ... [xem thêm]

Cách điều trị u xơ tử cung không cần phải phẫu thuật

(82)
U xơ tử cung là một căn bệnh phụ khoa, có thể gây ra các biến chứng nặng như: Băng huyết, rong kinh, đau vùng bụng dưới… Với những trường hợp nặng, ... [xem thêm]

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng vai: căn bệnh ít người biết rõ

(34)
Viêm quanh khớp vai thể đông cứng vai, còn được gọi là viêm dính bao khớp vai, là nguyên nhân gây đau và cứng vai, dần dần vai sẽ trở nên khó vận động. ... [xem thêm]

5 cách giúp bạn tăng cường sức khỏe đường ruột cho con

(67)
Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh về đường ruột như rối loạn tiêu hóa, chậm tăng cân… Để giải quyết, bạn hãy tăng cường sức khỏe đường ruột cho con. ... [xem thêm]

Phương pháp luyện bé ngủ bằng cách bế lên đặt xuống

(72)
Phương pháp luyện ngủ bế lên đặt xuống là một phương pháp luyện ngủ khá nhẹ nhàng. Đây là phương pháp luyện ngủ không nước mắt nhưng đòi hỏi rất ... [xem thêm]

Thai nhi 12 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(34)
Sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổiThai nhi 12 tuần phát triển như thế nào?Thai nhi 12 tuần tuổi có kích thước bằng một quả quýt, nặng 15g và dài khoảng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN