Những ảnh hưởng của rượu bia đến bệnh tiểu đường

(3.52) - 27 đánh giá

Nếu bạn đang bị tiểu đường, uống nhiều rượu bia có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết làm bệnh trầm trọng hơn. Vậy ảnh hưởng của rượu bia đến bệnh tiểu đường là gì?

Các bệnh nhân tiểu đường nên đặc biệt chú ý đến việc sử dụng rượu bia, bởi chúng chính là tác nhân gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho bệnh. Rượu bia ảnh hưởng xấu đến gan, từ đó làm thay đổi lượng đường huyết trong cơ thể. Rượu bia còn có thể tương tác với một số loại thuốc trị tiểu đường nhất định.

Để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của rượu bia đến bệnh tiểu đường, Chúng tôi mời bạn đọc tiếp.

Các ảnh hưởng của rượu bia đến bệnh tiểu đường

1. Rượu bia có thể tương tác với thuốc điều trị tiểu đường

Việc uống nhiều rượu bia có thể làm cho lượng đường huyết của bạn tăng hoặc giảm bất thường. Khi mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ thường kê cho bạn một số loại thuốc (như sulfonylurea và các loại meglitinide) để làm giảm đường huyết trong cơ thể. Trong quá trình dùng những thuốc này, nếu bạn uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng hoặc chứng “sốc insulin”, là những trường hợp cấp cứu trong y khoa.

2. Rượu bia làm cản trở chức năng gan

Chức năng chính của gan là để dự trữ và điều hòa lượng đường trong cơ thể. Khi bạn uống rượu bia, gan của bạn sẽ phải làm việc cật lực để loại bỏ đi các chất độc trong rượu bia ra khỏi máu, làm giảm đáng kể chức năng điều chỉnh đường huyết của nó. Chính vì vậy, nếu thấy đường huyết đã hạ thấp, bạn tuyệt đối không nên uống rượu bia.

3. Ảnh hưởng của rượu bia đến bệnh tiểu đường: hạ đường huyết

Sau khi uống rượu bia vài phút hoặc vài giờ đồng hồ, lượng đường huyết của bạn sẽ có xu hướng giảm. Vì vậy, bạn cần kiểm tra lượng đường huyết của mình ngay sau đó. Nếu chỉ số đường huyết giảm đến mức 100 mg/dL, bạn hãy bắt đầu dùng một ít thức ăn để phần nào điều chỉnh lại nó.

Những lưu ý khi uống rượu bia

1. Không nên uống rượu bia khi đói

Thức ăn giúp làm giảm tỷ lệ rượu bia hấp thụ vào máu. Cho nên khi đói, bạn tuyệt đối không nên uống rượu bia. Thay vào đó, nếu muốn uống rượu bia, hãy uống trong bữa ăn chính hoặc ăn kèm một số thức ăn nhẹ trong khi uống.

2. Phải quan tâm đến lượng đường huyết của mình trước khi sử dụng rượu bia

Rượu bia ảnh hưởng đến chức năng sản sinh ra glucose trong máu của gan. Vì vậy, để đảm bảo lượng đường huyết luôn ở mức ổn định, bạn nên tránh uống rượu bia hoặc các loại thức uống có cồn khác.

3. Tập uống rượu bia thật chậm

Việc uống rượu bia với tốc độ vừa phải sẽ giảm đi các ảnh hưởng xấu đến cơ thể của bạn. Tùy vào cân nặng của mỗi người và thời gian cần thiết để hấp thụ chất cồn mà tốc độ uống rượu bia của mỗi người cũng khác nhau.

Uống quá nhiều rượu bia cùng lúc có thể khiến bạn cảm thấy đờ đẫn và buồn ngủ. Đây là triệu chứng của tình trạng hạ đường huyết. Khi các triệu chứng hạ đường huyết bắt đầu bộc phát, bạn cần ăn ngay một cái gì đó hoặc dùng các viên kẹo ngọt có chứa glucose để làm tăng lượng đường huyết trở lại.

4. Cần biết đâu là giới hạn của bản thân

Mỗi người có một giới hạn riêng khi uống rượu bia. Bạn cần thảo luận với bác sĩ để xác định được tình trạng sức khỏe của mình và giới hạn về lượng chất cồn sẽ uống. Trong một số trường hợp, nữ giới mắc bệnh tiểu đường không nên uống rượu bia quá 1 lần mỗi ngày, trong khi nam giới thì không nên vượt quá 2 lần mỗi ngày.

Hy vọng với những thông tin mà Chúng tôi cung cấp về ảnh hưởng của rượu bia đến bệnh tiểu đường, bạn sẽ biết cách điều chỉnh lại thói quen uống rượu bia của mình một cách hợp lý và đẩy lùi nguy cơ phát bệnh tiểu đường hiệu quả.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng – nên và tránh luyện tập như thế nào?

(99)
Thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng là bệnh có thể gặp ở cả người lớn tuổi và trẻ tuổi, từ 20 – 60 tuổi. Bệnh này có thể được cải thiện đáng kể ... [xem thêm]

7 lý do bạn nên chuyển sang sản phẩm chăm sóc gia đình đúng chuẩn “gốc thực vật”

(74)
Nếu là người đặt tiêu chí sức khỏe lên hàng đầu và có ý thức bảo vệ môi trường, bạn hãy lựa chọn những sản phẩm chăm sóc gia đình từ thiên nhiên ... [xem thêm]

Những loại thực phẩm cực tốt cho trí não (Phần 1)

(38)
Bộ não là cơ quan cực kỳ quan trọng của cơ thể, nhưng dường như đôi khi chúng ta quên mất việc phải chăm sóc và bảo vệ nó. Nghiên cứu mới đây của báo ... [xem thêm]

Ung thư phổi đâu chỉ vì thói quen hút thuốc lá

(96)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, gây ra 1,59 triệu ca tử vong trong năm 2012. Con số này dự ... [xem thêm]

Sữa tươi nguyên chất chưa qua xử lý liệu có tốt cho sức khỏe?

(60)
Thời gian gần đây xuất hiện trào lưu uống sữa thô (raw milk) – là sữa được vắt và tiêu thụ trong ngày. Thế nhưng, liệu rằng sữa thô hay sữa tươi nguyên ... [xem thêm]

Bệnh vô sinh ở nữ giới

(100)
Tìm hiểu chungVô sinh là bệnh gì?Bệnh vô sinh hay còn gọi là hiếm muộn, là một thuật ngữ mô tả tình trạng không thể thụ thai ở các cặp vợ chồng, mặc ... [xem thêm]

Đừng ăn 9 loại thực phẩm này khi bị bệnh (Phần 2)

(23)
Khi bị ung thư đại trực tràng hoặc đang trong quá trình điều trị ung thư, bạn có thể mất cảm giác ngon miệng và cảm thấy không muốn ăn gì cả. Điều này ... [xem thêm]

Con 5 – 8 tuổi bị béo phì, bố mẹ phải làm sao?

(97)
Hiện nay, béo phì là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em có nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng đắn.Nhiều bé ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN