Sinh thiết gan

(3.69) - 20 đánh giá

Lưu ý: Các thông tin dưới đây chỉ là hướng dẫn tổng quát. Việc sắp xếp, và cách thực hiện xét nghiệm có thể khác nhau giữa các bệnh viện. Hãy luôn tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ hoặc bệnh viện địa phương.

Sinh thiết gan là gì?

Sinh thiết là thủ thuật lấy mẫu mô nhỏ từ bộ phận cơ thể để quan sát dưới kính hiển vi hoặc để làm một số xét nghiệm. Sinh thiết gan là lấy mẫu mô từ gan để chẩn đoán hoặc theo dõi một số vấn đề như xơ gan, rối loạn chuyển hóa trong gan, viêm gan do virus hoặc do nguyên nhân khác.

Quy trình sinh thiết gan

Bạn nằm ngửa hoặc nằm nghiêng trái (do gan nằm dưới xương sườn và cơ hoành, ở vùng bụng phía trên bên phải). Bác sĩ sát trùng vùng da tương ứng vị trí cần sinh thiết.

Sau đó bác sĩ tiêm thuốc gây tê chỗ đưa kim vào sinh thiết (thường giữa hai xương sườn dưới cùng bên phải) khiến bạn hơi nhói lúc đầu nhưng sau đó không đau.

Bác sĩ đẩy kim rỗng đặc biệt xuyên qua da vào gan. Do đã được gây tê nên bạn không đau. Tuy nhiên, bạn có thể cảm nhận lực đẩy kim vào.

Do gan di động lên xuống khi hít vào – thở ra nên bạn cần nín thở 5-10 giây khi bác sĩ đẩy kim vào và rút kim ra (bác sĩ sẽ nói chính xác khi nào bạn cần nín thở). Kim rút ra có chứa mẫu gan nhỏ.

Bác sĩ sử dụng máy siêu âm để biết chính xác vị trí gan cần sinh thiết, nhờ đó đưa kim rỗng vào đúng chỗ. Siêu âm không gây đau.

Một số trường hợp bác sĩ không làm giống quy trình như trên. Chẳng hạn những bệnh gan không tổng hợp chất làm đông máu, dẫn tới chảy máu nhiều sau sinh thiết. Vì thế cần làm quy trình khác để giảm nguy cơ chảy máu sau sinh thiết. Thông thường, bác sĩ sẽ dùng ống dẫn (catheter, ống rỗng rất nhỏ) đưa qua đường tĩnh mạch ở cổ hoặc bẹn (bác sĩ gây tê vùng da chỗ này trước khi làm thủ thuật) đẩy nhẹ nhàng theo mạch máu tới gan. Đầu ống dẫn có gắn kim nhỏ để xuyên qua mạch máu vào trong mô gan và lấy mẫu gan. Mẫu gan nhỏ sẽ được đưa ra ngoài cơ thể theo ống dẫn.

Sinh thiết theo quy trình thứ hai giảm khả năng chảy máu khi bạn có vấn đề về máu khó đông. Còn ở người bình thường, sinh thiết gan theo quy trình đầu tiên. Bác sĩ tư vấn cho bạn sinh thiết gan theo quy trình nào phù hợp.

Chuẩn bị trước khi sinh thiết gan

Bác sĩ cho làm xét nghiệm máu trước sinh thiết để kiểm tra đông máu có bình thường không, nhằm đảm bảo sau sinh thiết bạn không chảy máu nhiều.

Ngưng uống thuốc ảnh hưởng đến khả năng đông máu, như aspirin hay warfarin, một tuần trước khi làm sinh thiết. Bác sĩ thường sẽ hỏi những loại thuốc bạn đang dùng trước khi làm sinh thiết. Bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ vấn đề này.

Bạn cần kí giấy cam kết để xác nhận rằng bạn hiểu các tai biến có thể xảy ra và đồng ý làm sinh thiết trước khi bác sĩ thực hiện thủ thuật.

Các tai biến khi làm sinh thiết gan

Tai biến khi làm sinh thiết gan rất ít gặp. Trong một số ít trường hợp có hiện tượng chảy máu ở vị trí làm sinh thiết, nhưng thường chảy máu rất ít và sẽ nhanh chóng ngưng chảy. Đôi khi, chảy máu nhiều và hiếm khi cần truyền máu và/hoặc phẫu thuật cầm máu. Đó là lý do bạn được giữ lại vài giờ tại cơ sở y tế để theo dõi có chảy máu hay không. Tai biến hiếm gặp khác là hiện tượng rò mật trong gan. Đôi khi nhiễm trùng chỗ sinh thiết gan.

Sau sinh thiết gan

Bạn cần nằm nghỉ. Nhân viên y tế theo dõi bạn vài giờ để đảm bảo chỗ sinh thiết không chảy máu. Nếu cần, hãy mang theo quyển sách hay đĩa nhạc để giải trí trong thời gian theo dõi này. Nếu làm sinh thiết vào cuối ngày, có thể bạn cần ở lại qua đêm. Nếu làm sinh thiết từ buổi sáng, bạn có thể về nhà ngay trong ngày.

Nếu đau chỗ sinh thiết, bạn có thể dùng thuốc giảm đau. Có kết quả sinh thiết gan sau 1 tuần.

Không nên tham gia những môn thể thao vận động mạnh như bóng bầu dục để đảm bảo gan sẽ phục hồi chức năng tốt nhất.

Trong những trường hợp sau đây, bạn nên đến cơ sở y tế:

  • Chảy máu vị trí sinh thiết.
  • Vị trí sinh thiết đỏ tấy hay sưng.
  • Sốt sau khi làm sinh thiết.
  • Vị trí sinh thiết vẫn còn đau sau 3 ngày làm thủ thuật và thuốc giảm đau không có hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

http://www.patient.co.uk/health/liver-biopsy

Biên dịch - Hiệu đính

Ths. Vũ Thị Hồng Dương - BS. Nguyễn Phương Thảo
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chụp mạch máu võng mạc

(21)
Tên kĩ thuật y tế: Chụp mạch máu võng mạcBộ phận cơ thể/Mẫu thử: MắtTìm hiểu chungChụp mạch máu võng mạc là gì?Chụp mạch máu võng mạc là một thủ ... [xem thêm]

Soi tươi KOH

(75)
Tên kĩ thuật y tế: Soi tươi KOHBộ phận cơ thể/Mẫu thử: DaTìm hiểu chungSoi tươi KOH là gì?Soi tươi KOH có thể giúp xác định xem bạn có bị nấm da hay ... [xem thêm]

Khí máu động mạch

(64)
Tên kỹ thuật y tế: Xét nghiệm khí máu động mạchBộ phận cơ thể/mẩu thử: Máu từ động mạchĐịnh nghĩaXét nghiệm khí máu động mạch là gì?Hồng cầu ... [xem thêm]

Soi tươi KOH tìm nấm móng

(66)
Tên kĩ thuật y tế: Soi tươi KOH tìm nấm móngBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Mẫu móng hoặc mảnh vụn móngTìm hiểu chungSoi tươi KOH tìm nấm móng là gì?Thông ... [xem thêm]

Nội soi ổ bụng: chẩn đoán và phẫu thuật

(54)
Nội soi ổ bụng chẩn đoán là một phẫu thuật sử dụng một dụng cụ đặc biệt gọi là đèn soi với mục đích là thám sát ổ bụng hoặc thực hiện các thao ... [xem thêm]

Androstenediones

(52)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm Androstenediones [AD] (xét nghiệm tiền steroid tuyến thượng thận, Dehydroepiandrosteron [DHEA], 11-Deoxycortisol, 17-Hydroxyprogesteron, ... [xem thêm]

Sinh thiết và chọc hút tủy xương

(80)
Sinh thiết tủy xương là một quy trình thu thập một mẫu mô bên trong xương. Lưu ý: các thông tin dưới đây chỉ là hướng dẫn chung. Việc chuẩn bị và thực ... [xem thêm]

Kháng thể tự miễn ở bệnh tiểu đường

(80)
Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm kháng thể tự miễn ở bệnh tiểu đườngBộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm kháng thể tự miễn ở bệnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN