Nội soi ổ bụng: chẩn đoán và phẫu thuật

(4.28) - 54 đánh giá

Nội soi ổ bụng chẩn đoán là một phẫu thuật sử dụng một dụng cụ đặc biệt gọi là đèn soi với mục đích là thám sát ổ bụng hoặc thực hiện các thao tác phẫu thuật.

Lưu ý, những thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Cách thực hiện có thể khác nhau tùy vào từng bệnh viện, do đó bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nội soi ổ bụng chẩn đoán là gì?

Nội soi ổ bụng chẩn đoán là phương pháp quan sát bên trong ổ bụng qua một dụng cụ gọi là đèn soi ổ bụng. Một cái đèn nội soi ổ bụng giống như một cái ống nhòm mỏng có một nguồn sáng để quan sát và chiếu sáng các cấu trúc trong ổ bụng. Chiếc đèn này sẽ được đưa vào ổ bụng qua một vết cắt nhỏ trên thành bụng

Phương pháp này được chỉ định để tìm nguyên nhân của đau, sưng của bụng và vùng chậu hoặc khi bất thường ở những vùng này đã được phát hiện trên X quang hay CT. Khi thực hiện thủ thuật này, người bác sĩ có thể quan sát được ổ bụng một cách rõ ràng, một số trường hợp thường thấy là:

  • Lạc nội mạc tử cung.
  • Nhiễm trùng vùng chậu.
  • Thai ngoài tử cung.
  • U buồng trứng.
  • Viêm ruột thừa.

Phẫu thuật nội soi ổ bụng là gì?

Một khi đã nhìn rõ ràng mọi thứ trong ổ bụng, các dụng cụ khác có thể được sử dụng bằng cách đưa vào qua các vết cắt nhỏ khác. Những dụng cụ này được dùng để cắt trọn hay một phần các cấu trúc, sinh thiết…trong ổ bụng. Kỹ thuật này có thể được sử dụng trong rất nhiều trường hợp như:

  • Cắt túi mật hoặc lấy sỏi mật.
  • Cắt ruột thừa.
  • Cắt nội mạc tử cung lạc chỗ.
  • Cắt một phần ruột.
  • Điều trị thai ngoài tử cung.
  • Sinh thiết nhiều cơ quan trong ổ bụng.

So với phẫu thuật thông thường, phẫu thuật nội soi có những điểm sau:

  • Ít đau.
  • Ít yếu tố nguy cơ.
  • Giảm thời gian nằm viện.
  • Sẹo để lại nhỏ hơn.

Phương pháp này thực hiện như thế nào?

Cả nội soi ổ bụng chẩn đoán và phẫu thuật nội soi ổ bụng đều được thực hiện khi bạn được gây mê, và làm sạch da vùng bụng. Phẫu thuật viên sẽ rạch những đường nhỏ gần rốn của bạn dài khoảng 1-2cm. Một lượng hơi sẽ được bơm vào qua vết cắt làm thành bụng của bạn căng nhẹ. Khi đó các cấu trúc trong thành bụng sẽ được quan sát rõ ràng hơn, hình ảnh truyền về từ đèn sẽ được hiển thị trên màn hình.

Khi thực hiện những thủ thuật này, người bác sĩ sẽ rạch một hoặc vài vết cắt nhỏ tách biệt trên thành bụng của bệnh nhân để qua đó đưa những dụng cụ vào trong ổ bụng. Đầu tận của những dụng cụ này sẽ được người bác sĩ nhìn thấy, qua đó họ sẽ điều khiển chúng để thao tác. Gần đây có một kỹ thuật mới gọi là phẫu thuật 1 lỗ, có nghĩa là bạn chỉ phải chịu duy nhất một đường rạch da nhỏ cho toàn cuộc phẫu thuật.

Khi kết thúc, mọi dụng cụ sẽ được lấy ra và vết rạch da sẽ được may lại.

Tôi cần chuẩn bị gì trước khi tiến hành phương pháp này?

Trước khi bạn bị gây mê, cơ sở y tế sẽ cung cấp cho bạn những hướng dẫn cần thiết để việc thực hiện diễn ra nhanh hơn. Tùy theo lý do thực hiện, những dụng cụ đặc biệt sẽ được chỉ định và nếu cần thiết thì bác sĩ sẽ thông tin cho bạn biết.

Điều gì xảy ra sau khi nội soi ổ bụng?

Bạn có thể cảm thấy sung đó nơi rạch da hoặc đau ở vùng đỉnh vai do thần kinh hoành bị kích thích khi bơm hơi trong quá trình soi. Cơn đau này sẽ không kéo dài nên bạn không nên lo lắng nhiều. Thời gian bình phục là rất khác nhau tùy theo nguyên nhân và thủ thuật thực hiện là gì.

Có biến chứng gì xảy ra không?

Trong hầu hết trường hợp việc soi bụng không để lại biến chứng gì đáng kể. Ngoài bầm tím hoặc rỉ máu vết mổ, những biến chứng khác ít gặp hơn là:

  • Tai biến tổn thương cấu trúc trong ổ bụng, như là mạch máu… khi đó việc phẫu thuật theo kiểu truyền thống sẽ được chỉ định.
  • Trong mọi phẫu thuật có gây mê luôn tồn tại một tỉ lệ rất nhỏ tai biến do việc gây mê.
  • Nhiễm trùng hậu phẫu.
  • Nếu bạn được chỉ định phẫu thuật nội soi, biến chứng có thể tùy thuộc loại phẫu thuật.

Tài liệu tham khảo

  • http://patient.info/health/laparoscopy-and-laparoscopic-surgery
  • http://kolachalamsurgery.com/procedures/laparoscopic-surgeries/
  • Biên dịch - Hiệu đính

    BS.TS. Phạm Nguyên Quý - Ths.BS. La Vĩnh Phúc
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Định lượng kháng thể kháng DNA

    (49)
    Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm định lượng kháng thể kháng DNABộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chungXét nghiệm định lượng kháng thể kháng DNA là ... [xem thêm]

    Xét nghiệm CA-125

    (42)
    Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm CA-125/xét nghiệm chất chỉ điểm khối u CA-125Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu về xét nghiệm CA-125Xét nghiệm CA-125 là ... [xem thêm]

    Xét nghiệm CRP

    (52)
    Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm CRP (protein phản ứng C/Protein phản ứng C có độ nhạy cao [hs-CRP])Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: MáuTìm hiểu chung về xét nghiệm ... [xem thêm]

    Điện ký rung giật nhãn cầu

    (87)
    Tên kĩ thuật y tế: Điện kí rung giật nhãn cầuBộ phận cơ thể/Mẫu thử: Chuyển động của mắtTìm hiểu chungXét nghiệm điện ký rung giật nhãn cầu là ... [xem thêm]

    Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể

    (21)
    Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác. Kháng nguyên và kháng thể là gì? ... [xem thêm]

    Xét nghiệm chức năng tuyến giáp

    (29)
    Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp ... [xem thêm]

    Chụp cộng hưởng từ (MRI Scan)

    (40)
    Chụp cộng hưởng từ (MRI) là gì? MRI là viết tắt của hình ảnh cộng hưởng từ (Magnetic Resonance Imaging). Chụp cộng hưởng từ (MRI Scan) sử dụng từ ... [xem thêm]

    Sinh thiết và chọc hút tủy xương

    (80)
    Sinh thiết tủy xương là một quy trình thu thập một mẫu mô bên trong xương. Lưu ý: các thông tin dưới đây chỉ là hướng dẫn chung. Việc chuẩn bị và thực ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN