Ra máu báo thai có đau bụng không? Băn khoăn đã có lời đáp

(3.83) - 87 đánh giá

Ra máu báo thai có đau bụng không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, những cơn đau này lại có những đặc điểm riêng biệt khác với đau bụng kinh.

Máu báo thai là dấu hiệu cho thấy bạn đã mang thai. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn tình trạng này với hiện tượng kinh nguyệt. Ra máu báo thai không phổ biến lắm ở những tuần thai đầu tiên. Vậy nguyên nhân do đâu và ra máu báo thai có đau bụng không? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Ra máu báo thai có đau bụng không?

Rất nhiều chị em thắc mắc rằng việc ra máu báo thai có đau bụng không? Trên thực tế, những cơn đau bụng nhẹ và ra máu âm ỉ là những dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai. Máu báo thai xuất hiện sau khi thụ tinh thành công khoảng 8 – 10 ngày. Phôi thai di chuyển và bám vào thành tử cung sẽ khiến lớp niêm mạc bị tổn thương. Lúc này, niêm mạc sẽ bị bong tróc và đẩy ra ngoài. Do đó, bạn sẽ thấy xuất hiện tình trạng băng huyết đi kèm như bạn nhận thấy máu trên quần lót hoặc giấy vệ sinh cùng với những cơn đau bụng.

Những cơn đau có thể giống với những cơn đau khi có kinh nhưng nó thường xuất hiện ở phần bụng dưới. Đôi lúc, máu đã ngừng chảy nhưng bạn vẫn có thể cảm thấy đau bụng. Máu báo thai thường xuất hiện 1 tuần trước kỳ kinh với những giọt máu có màu nâu đậm hoặc hồng nhạt. Chỉ có 25 – 30% phụ nữ xuất hiện máu thai và nhiều người trong số đó không phân biệt đâu là máu báo thai và đâu là kinh nguyệt bình thường. Khi gặp tình trạng này bạn có thể kết hợp tham khảo với các dấu hiệu mang thai sớm để chắc chắn hơn về việc bạn có mang thai hay không.

Ngoài ra, để chắc chắn hơn bạn có thể đến gặp bác sĩ để xác định rõ việc hiện giờ bạn có đang mang thai hay không. Biết sớm được tình hình mang thai thì bạn càng sớm có thể chuẩn bị cho hành trình thai kỳ của mình, chăm sóc bản thân, bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết tốt nhất cho con yêu của bạn.

Máu báo thai ra trong mấy ngày và bạn nên làm gì?

Vậy là bạn đã biết ra máu báo thai có đau bụng không. Thực tế hiện tượng chảy máu và đau bụng dưới là một dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai chứ không phải bắt đầu một kỳ kinh. Nếu bạn chảy máu hơn 3 ngày, thì nhiều khả năng đó là kinh nguyệt. Mỗi phụ nữ có thời gian chảy máu báo thai khác nhau. Máu báo có thể xuất hiện trong 1 – 2 ngày hoặc thậm chí vài giờ trong một ngày. Nếu máu chảy lâu hơn 2 ngày, nhiều khả năng bạn đang gặp phải một vấn đề khác như mang thai ngoài tử cung.

Sự thay đổi hormone trong giai đoạn đầu mang thai cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc đau bụng. Đau dây chằng có thể gây ra những cơn đau mạnh hoặc đau âm ỉ. Các cơn đau có thể là do tử cung đang mở rộng để chuẩn bị cho thai nhi đang phát triển.

Làm sao để giảm đau bụng khi ra máu báo thai?

Trường hợp ra máu báo thai không quá nghiêm trọng, bạn có thể thử làm theo những lời khuyên sau để giảm cơn đau bụng:

  • Tập thể dục nhẹ như đi bộ sẽ tăng cường sức khỏe cho cơ xương chậu và vùng bụng
  • Nghỉ ngơi hoặc tắm nước ấm để làm dịu các cơn đau
  • Chườm lạnh hoặc chườm ấm cũng rất hữu ích

Bác sĩ không khuyến khích bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào trong giai đoạn này. Vì nó có thể ảnh hưởng đến bé cưng trong bụng. Hãy đến gặp bác sĩ khi:

  • Bạn cảm thấy đau dữ dội, đặc biệt đau ở 1 bên vùng bụng
  • Chảy máu nghiêm trọng đi kèm với những cơn đau nặng
  • Máu chảy ngày càng nhiều
  • Có cục máu đông xuất hiện.

Nếu bạn bị ra máu báo thai nhiều và xuất hiện cơn đau bụng nghiêm trọng, bạn không nên chần chừ mà phải đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế ngay lập tức vì đó có thể là dấu hiệu của các tình trạng nguy hiểm sau:

  • Mang thai hóa học (mang thai giả): có thụ tinh nhưng thai không thể sống lâu, dẫn đến sẩy thai sớm.
  • Thai ngoài tử cung: tình trạng này rất hiếm: xảy ra khi phôi thụ tinh ngoài tử cung. Bạn sẽ thường thấy đau ở một bên xương chậu, đi kèm với chóng mặt và đau ở cổ/vai.
  • Sẩy thai: Khoảng 15% thai phụ có thể bị sẩy thai trong những tháng đầu thai kỳ (Theo WebMD). Sẩy thai sẽ khiến bạn bị chảy máu và đau bụng nặng hơn kinh nguyệt bình thường. Nó còn có thể đi kèm với đau lưng dưới.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải tỏa băn khoăn ra máu báo thai có đau bụng không và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho thai kỳ phía trước.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 bước trồng rau cực kỳ đơn giản bạn có thể áp dụng ngay

(50)
Nếu bạn cảm thấy không an tâm với thực phẩm mua bên ngoài, hãy áp dụng cách trồng rau sạch ngay tại nhà để tha hồ tận hưởng món ăn lành mạnh này ... [xem thêm]

Giảm ham muốn ở phụ nữ trẻ ngày càng phổ biến. Làm sao khác phục?

(23)
Giảm ham muốn ở phụ nữ trẻ đang xảy ra ngày càng nhiều. Phần lớn nguyên nhân đến từ các yếu tố gây căng thẳng trong công việc, cuộc sống. Điều này ... [xem thêm]

Đau đầu khi có kinh nguyệt: Liệu có đáng lo?

(25)
Cơn đau đầu khi có kinh nguyệt thường khiến bạn chẳng còn động lực để làm gì và chỉ muốn nằm ườn trên giường say giấc nồng. Vậy cơn đau đầu khi ... [xem thêm]

Những bài tập hữu ích sau phẫu thuật phổi

(36)
Những bài tập hữu ích sau phẫu thuật phổi sẽ giúp bạn giảm bớt các cơn đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục.Sau phẫu thuật phổi, bác sĩ thường khuyên ... [xem thêm]

Tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em và vị thành niên

(10)
Tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em đã trở nên phổ biến do sự bùng phát của béo phì, bệnh đặc trưng bởi việc cơ thể không đáp ứng với insulin.Tiểu đường ... [xem thêm]

Xơ gan do rượu: Chuyện không của riêng ai

(38)
Xơ gan do rượu là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh gan liên quan đến việc lạm dụng thức uống chứa cồn.Gan là một cơ quan nội tạng ... [xem thêm]

Nhận biết ngay các dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ nếu không muốn con mãi còi cọc

(75)
Khi nhận ra các dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ, bố mẹ cần đưa con đi đến bác sĩ khám ngay. Thiếu kẽm là nguyên nhân khiến trẻ em còi cọc và chậm phát ... [xem thêm]

Những sai lầm trong điều trị cơ xương khớp

(98)
Nhiều bệnh nhân mắc phải sai lầm trong điều trị cơ xương khớp như không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ mà tự làm theo cách của mình. Điều này ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN