Lãnh cảm ở phụ nữ bởi suy giảm hormone

(3.7) - 76 đánh giá

Giảm ham muốn tình dục là tình trạng khá phổ biến và có thể xuất hiện ở cả 2 phái, làm ảnh hưởng đời sống tinh thần của nhiều cặp đôi.

Định nghĩa

Giảm ham muốn tình dục là bệnh gì?

Giảm ham muốn tình dục là tình trạng giảm hoặc không có ham muốn sinh hoạt tình dục, hay có ham muốn nhưng không thể thực hiện hành vi tình dục.

Mức độ ham muốn “giường chiếu” của bạn thường lên xuống thất thường ở các thời điểm khác nhau trong năm. Ngoài ra, lối sống không lành mạnh như nghiện thuốc, nghiện rượu cũng có thể làm giảm khả năng tình dục của nam giới.

Ham muốn tình dục có thể bị giảm tạm thời bởi các điều kiện như mệt mỏi hoặc lo âu, giai đoạn sau sinh, mãn kinh hoặc tuổi lớn dần. Ham muốn tình dục thấp kéo dài là nguyên nhân gây căng thẳng trong quan hệ vợ chồng.

Những ai thường bị giảm muốn tình dục?

Cả nam và nữ đều có thể bị suy giảm ham muốn tình dục. Trong đó, theo thống kê có khoảng 43% phụ nữ và 31% nam giới từng trải qua tình trạng này. Bệnh này thường được chẩn đoán ở người tuổi trung niên trở lên, bị stress mãn tính và các bệnh về phụ khoa và nam khoa. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giảm ham muốn tình dục là gì?

Giảm ham muốn tình dục tức là bạn ít nghĩ về quan hệ tình dục, thậm chí không nghĩ tới nhu cầu quan hệ của mình. Nam giới bị giảm ham muốn tình dục có biểu hiện dễ thấy là không còn muốn giải quyết nhu cầu, thậm chí là thủ dâm.

Người bị suy giảm ham muốn tình dục vẫn không có phản ứng ngay cả khi được kích thích tình dục bằng hình ảnh, từ ngữ, hoặc xúc giác. Khi bị mất ham muốn tình dục, bạn chỉ quan hệ vì lý do sức khỏe hoặc chỉ để cố gắng thỏa mãn “người kia”.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn đang lâm vào tình trạng giảm ham muốn trong quan hệ, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh giảm ham muốn tình dục là gì?

Đối với một số người, giảm ham muốn tình dục có thể xuất hiện do một số nguyên nhân về thể chất và tâm lý. Những nguyên nhân đó có thể bao gồm:

  • Stress: các hormone do cơ thể tiết ra khi bị stress như adrenaline và cortisol có thể khiến bạn giảm ham muốn tình dục. Stress cũng có thể chiếm lấy tâm trí bạn, khiến bạn không còn thơi gian để suy nghĩ về vấn đề quan hệ tình dục nữa.
  • Trầm cảm: tình trạng trầm cảm làm thay đổi sinh hóa của cơ thể, khiến cho bạn không còn ham muốn tình dục nữa.
  • Mất tự tin: thiếu tự tin, cảm thấy mình không cuốn hút cũng khiến bạn không còn hứng thú với tình dục.
  • Nghiện rượu và các loại chất kích thích: một chút rượu có thể có lợi cho hoạt động tình dục của bạn, tuy nhiên uống quá nhiều rượu sẽ làm suy yếu hệ thống thần kinh của bạn, khiến bạn mệt mỏi và mất đi ham muốn. Một số loại chất kích thích cũng có thể ức chế ham muốn của bạn, chẳng hạn như marijuana.
  • Thiếu ngủ: thiếu ngủ khiến bạn cảm thấy kiệt sức và chỉ muốn nghỉ ngơi chứ không còn quan tâm đến vấn để tình dục. Ngoài ra thiếu ngủ cũng làm tăng nồng độ hormone cortisol, dẫn đến giảm ham muốn tình dục.
  • Một số loại thuốc điều trị trầm cảm, cao huyết áp, và một số bệnh khác có thể ảnh hưởng đến ham muốn của bạn.
  • Rối loạn cương dương: rối loạn cương dương thường không trực tiếp dẫn đến giảm ham muốn tình dục mà là do những ảnh hưởng tâm lý của nó gây ra.
  • Mất cân bằng hormone: nồng độ testoterol quá thấp có thể ảnh hưởng trực tiếp tới ham muốn tình dục của bạn.
  • Giai đoạn mãn kinh: phụ nữ có thể mất đi ham muốn tình dục trong giai đoạn mãn kinh do sự sụt giảm nồng độ hormone estrogen. Sự sụt giảm này khiến cho âm đạo bị khô và dẫn đến quan hệ khó khăn. Giai đoạn tiền mãn kinh cũng làm cho hormone testoterone giảm xuống (testoterone là hormone giúp làm tăng ham muốn ở cả nam và nữ giới).
  • Một số căn bệnh nghiêm trọng như ung thư hay bệnh thận có thể làm giảm testoterone và khả ngăng sản xuất tinh trùng.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh giảm ham muốn tình dục?

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh giảm ham muốn tình dục như: yếu tố vật lý, yếu tố hormone và yếu tố tấm lý.

Yếu tố vật lý

  • Vần đề tình dục: từng trải qua cơn đau khi quan hệ hay không đạt được cực khoái có thể làm giảm ham muốn tình dục của bạn.
  • Bệnh lý: một số bệnh như viêm khớp, ung thư, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh động mạch vành và các bệnh thần kinh.
  • Thuốc: nhiều loại thuốc theo toa – bao gồm cả một số thuốc chống trầm cảm và thuốc chống co giật – có thể làm tiêu tan cảm giác ham muốn tình dục của bạn.
  • Lối sống: uống quá nhiều chất kích thích, chất có cồn hay hút thuốc hiển nhiên sẽ làm giảm ham muốn, làm chậm máu lưu thông trong cơ thể dẫn đến giảm kích thích.

Yếu tố hormone

Việc giảm điều tiết hormone testosterone trong cơ thể là nguyên nhân gây giảm ham muốn.

Yếu tố tâm lý

  • Các vấn đề sức khỏe thần kinh, như lo âu hay trầm cảm;
  • Căng thẳng, chẳng hạn như căng thẳng tài chính hoặc làm việc căng thẳng;
  • Tự ti về cơ thể của mình;
  • Bị lạm dụng tình dục trong quá khứ;
  • Phản ứng trước những kinh nghiệm tình dục tiêu cực.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh giảm ham muốn tình dục?

Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp để điều trị bệnh giảm ham muốn tình dục.

Nếu nguyên nhân là do tâm lý, bạn có thể liên hệ các chuyên gia tư vấn hoặc chuyên gia trị liệu tình dục để được điều trị bằng phương pháp điều trị tâm lý khác nhau, gồm liệu pháp tâm lý hành vi. Các chuyên gia tư vấn cũng có thể giúp cải thiện các vấn đề về trong mối quan hệ vợ chồng của bạn.

Nếu bạn bị mất cân bằng hormone, bác sĩ sẽ cho bổ sung hormone testosterone bằng thuốc dán hoặc gel bôi lên da hoặc tiêm. Đối với phụ nữ, hormone estoterol có thể được bổ sung bằng kem bôi hoặc viên đặt ở âm đạo.

Nếu một loại thuốc nào đó là nguyên nhân làm giảm ham muốn tình dục, bác sĩ sẽ thử điều trị với một loại thuốc khác.

Bạn cần ý thức được ảnh hưởng của sự căng thẳng và tác hại của nó đối với chức năng thể chất và ham muốn tình dục, từ đó có các biện pháp cải thiện phù hợp, chẳng hạn như tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh…

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh giảm ham muốn tình dục?

Bác sĩ thường chẩn đoán giảm ham muốn tình dục dựa trên tiền sử bệnh và các miêu tả triệu chứng của bạn. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm khác như:

Khám phụ khoa hoặc nam khoa: phương pháp này sẽ giúp bác sĩ tìm ra các thay đổi thể chất dẫn đến giảm ham muốn ở bạn, chẳng hạn như khô âm đạo, hoặc rối loạn cương dương…

Xét nghiệm máu: để đo lường nồng độ testoterol và kiểm tra các dấu hiệu của bệnh tuyến giáp, tiểu đường, nồng độ cholesterol cao và rối loạn gan.

Một chuyên gia tư vấn hoặc chuyên gia trị liệu tình dục có thể giúp bạn đánh giá tốt hơn các yếu tố tâm lý, tình cảm có thể dẫn đến giảm ham muốn tình dục.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh giảm ham muốn tình dục?

Thay đổi lối sống lành mạnh có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong quan hệ tình dục:

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Ăn thịt nướng khi mang thai có an toàn cho mẹ bầu?

(88)
Nhiều phụ nữ xem thịt nướng là món khoái khẩu vì sự thơm ngon của nó. Tuy nhiên, ăn thịt nướng khi mang thai có an toàn không là điều nhiều người còn băn ... [xem thêm]

Những chứng rối loạn da phổ biến ở trẻ

(30)
Thời điểm tháng 3 – 4 là lúc mà bệnh thủy đậu bùng phát ở trẻ cũng như người lớn. Nhiều bậc cha mẹ vì chưa kịp trang bị những kiến thức cần thiết ... [xem thêm]

Xăm môi nên ăn gì và kiêng gì để môi đẹp như ý?

(91)
Khi thực hiện một liệu trình hoặc một phương pháp thẩm mỹ, bên cạnh việc chọn trung tâm thẩm mỹ phù hợp, bạn cũng nên biết mình cần ăn gì và không nên ... [xem thêm]

7 cách ăn sushi sai lầm bạn nên tránh

(59)
Những tín đồ sành ăn chắc hẳn đã quen thuộc với món sushi truyền thống đến từ nền ẩm thực Nhật Bản. Đây là một món ăn ngon miệng và đẹp mắt, ... [xem thêm]

Dị ứng thời tiết và những điều không thể không biết

(67)
Dị ứng thời tiết là nỗi lo thường trực của rất nhiều người mỗi khi thời tiết thay đổi. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, đặc ... [xem thêm]

Nhận biết chứng rối loạn tic ở trẻ để không mắng oan con

(19)
Bạn thấy con hay nháy mắt nên không cho con làm như vậy nữa? Thật ra, có thể con gặp chứng rối loạn tic ở trẻ. Bài viết sau sẽ nói rõ hơn về chứng bệnh ... [xem thêm]

Sẹo do phẫu thuật và những nghi vấn về cách trị sẹo bằng vitamin E

(67)
Sẹo là hệ quả không thể tránh khỏi sau mỗi cuộc phẫu thuật, bởi sẹo là cách mà cơ thể tự chữa lành làn da bị tổn thương. Dù vẫn chưa được các ... [xem thêm]

Tại sao bệnh hen suyễn ở người lớn tuổi thường bị chẩn đoán sai và khó điều trị?

(70)
Hen suyễn ở người trưởng thành là hiện tượng hen suyễn khởi phát sau 20 tuổi. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN