Phương pháp hút mỡ có nguy hiểm không?

(3.65) - 23 đánh giá

Phương pháp hút mỡ được thực hiện khi chế độ ăn uống và tập luyện không có hiệu quả. Tuy nhiên, thủ thuật này cũng có nhiều rủi ro và nguy hiểm.

Hút mỡ là phẫu thuật thẩm mỹ được thực hiện để loại bỏ lượng mỡ dư. Hút mỡ có thể được thực hiện bởi bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ phẫu thuật. Thủ thuật này có thể được tiến hành như một phần của phẫu thuật thẩm mỹ khác như kéo căng da mặt, giảm kích thước vú và làm bụng nhỏ lại.

Khi nào bạn cần hút mỡ?

Khi các phương pháp khác như chế độ ăn uống và tập thể dục không “đánh tan” chất béo từ một số khu vực nhất định của cơ thể, bạn có thể cần được hút mỡ. Các khu vực của cơ thể có thể hút mỡ bao gồm: bụng, cánh tay, mông, bắp chân và mắt cá chân, ngực và lưng, hông và đùi, cổ. Ngoài ra, hút mỡ có thể được thực hiện để giảm kích thước vú.

Quá trình hút mỡ

Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ đánh dấu các vòng tròn và đường kẻ trên vùng cần điều trị của cơ thể. Cách hút mỡ được thực hiện phụ thuộc vào kỹ thuật tiếp cận được sử dụng:

  • Kỹ thuật Tumescent liposuction. Đây là kỹ thuật hút mỡ phổ biến nhất. Một dung dịch vô trùng được tiêm vào khu vực được xử lý để hỗ trợ loại bỏ chất béo (nước muối), tránh đau (lidocaine) và giúp các mạch máu co lại (epinephrine). Hỗn hợp này sẽ làm cho vùng bị ảnh hưởng sưng lên và cứng lại. Sau đó, các bác sĩ phẫu thuật rạch một vết nhỏ trên da và chèn một ống thông. Ống thông được nối với chân không, hút mỡ và chất lỏng ra khỏi cơ thể. Các chất lỏng bị lấy ra sẽ được bồi phụ cho cơ thể qua truyền tĩnh mạch.
  • Hút mỡ bằng sóng siêu âm (UAL). Hút mỡ bằng sóng siêu âm đôi khi được tiến hành cùng với kỹ thuật Tumescent liposuction. Trong quá trình này, bác sĩ phẫu thuật sẽ chèn một thanh kim loại để phát ra năng lượng siêu âm dưới da. Năng lượng này làm vỡ các thành tế bào chất béo và hóa lỏng các tế bào mỡ để loại bỏ chúng dễ dàng hơn.
  • Hút mỡ bằng laser (LAL). Hút mỡ bằng laser sử dụng ánh sáng laser cường độ cao để hóa lỏng chất béo giúp loại bỏ dễ dàng hơn. Chất béo sau đó được lấy ra qua ống thông.
  • Hút mỡ bằng lực. Trong loại hút mỡ này, bác sĩ sẽ di chuyển một ống thông qua lại với tốc độ cao. Sự rung động giúp bác sĩ phẫu thuật dễ dàng hút ra chất béo đặc. Hút mỡ bằng lực đôi khi ít đau và sưng hơn, cho phép chất béo được loại bỏ với độ chính xác cao hơn, đặc biệt là với các vùng nhỏ như cánh tay, đầu gối hoặc mắt cá chân.

Rủi ro khi hút mỡ

Một số rủi ro nhất định liên quan đến thủ thuật này, bao gồm:

  • Chảy máu
  • Tác dụng phụ của gây mê
  • Sốc do không nhận đủ nước trong quá trình phẫu thuật
  • Tích tụ dịch
  • Nhiễm trùng
  • Thuyên tắc mỡ (khi lưu lượng máu bị chặn bởi những mảnh mỡ nhỏ)
  • Bỏng từ dụng cụ phẫu thuật
  • Chất béo được loại bỏ không đồng đều
  • Tê hoặc thay đổi cảm giác
  • Tổn thương dây thần kinh, mạch máu, cơ, phổi và các cơ quan vùng bụng

Trước khi phẫu thuật, bạn cần lưu ý gì?

Trước khi hút mỡ, bạn sẽ có cuộc thảo luận với bác sĩ phẫu thuật về những kỳ vọng của mình. Ngoài ra, hãy nói cho bác sĩ phẫu thuật về lịch sử và các tình trạng y tế của bạn, bất kỳ loại thuốc, chất bổ sung và thảo dược nào bạn đang dùng. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cho bạn biết cần ngừng dùng một số loại thuốc như các chất làm loãng máu hoặc thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Phục hồi

Sau khi phẫu thuật, phương pháp hút mỡ sẽ quyết định bạn có cần nằm viện hay không. Bạn có thể có vết bầm, sưng, đau nhức trong vài tuần. Bạn có thể được yêu cầu đeo băng nén trong vòng 1–2 tháng sau phẫu thuật để giảm sưng. Bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn có thể quay lại làm việc sau vài ngày và thực hiện các hoạt động hàng ngày trong vòng 2 tuần.

Kết quả

Hầu hết bệnh nhân đều hài lòng với kết quả phẫu thuật. Những thay đổi sẽ bắt đầu thấy rõ trong vài tuần đầu tiên. Sự cải thiện sẽ rõ ràng hơn sau 4 đến 6 tuần. Mặc dù các tế bào mỡ được loại bỏ vĩnh viễn trong quá trình hút mỡ, bạn vẫn có thể tăng cân trở lại, vì vậy cần duy trì hình dáng bằng cách ăn các loại thực phẩm lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

(33)
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương là một trong những cơ sở y tế hàng đầu ở phía Bắc có chuyên môn về các bệnh lý tai mũi họng, nhận được sự tin ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Bình Dân

(82)
Bệnh viện Bình Dân là một trong những bệnh viện nổi tiếng trong lĩnh vực ngoại khoa được thành lập từ năm 1954 tại TP. Hồ Chí Minh. Nếu bạn đang có ý ... [xem thêm]

10 lợi ích sức khỏe của phô mai xanh

(44)
Phô mai xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết như canxi, protein và phốt pho. Đây là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng bạn có ... [xem thêm]

10 lợi ích của việc khóc giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn

(53)
Không chỉ giúp bạn cải thiện tâm trạng, lợi ích của việc khóc còn mang lại tác động tích cực đến sức khỏe bằng cách giải độc cơ thể, cân bằng cảm ... [xem thêm]

Bạn biết gì về bệnh viêm não Nhật Bản?

(94)
Viêm não Nhật Bản là một loại bệnh lây nhiễm qua đường muỗi chích do virus. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm não virus ở châu Á. Con người nhiễm ... [xem thêm]

Sau sinh ăn gì: 6 bí quyết dành cho mẹ ở cữ

(73)
Bận rộn với cuộc sống chăm sóc con nhỏ những tháng đầu tiên sẽ khiến mẹ không thoải mái, đồng thời chiếm hết thời gian nghỉ ngơi và tập luyện thể ... [xem thêm]

6 cách mặc đồ lót đảm bảo sức khỏe cho phái đẹp

(30)
Tất cả các cô gái đều nên biết 6 nguyên tắc mặc đồ lót đúng cách dưới đây để giúp bạn luôn khỏe mạnh và giữ vệ sinh cho vùng kín.Vào ngày 5/8/2003, ... [xem thêm]

Mất khoảng bao lâu để mang thai lần 2 sau khi sinh con?

(18)
Nhiều chị em mang thai lần 2 sau khi sinh con đầu lòng chỉ mấy tháng. Nếu điều này xảy ra, có thể không an toàn cho cả mẹ và bé. Một số phụ nữ tin rằng cho ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN