Đặt tên cho con theo phong thủy ngũ hành

(3.85) - 65 đánh giá

Bạn đã tìm được một số tên hay, tên đẹp có ý nghĩa để đặt cho bé cưng sắp chào đời. Song bạn đang cân nhắc đến việc đặt tên cho con theo phong thủy để tên của con không chỉ đẹp, có ý nghĩa mà còn trở thành một yếu tố bổ trợ trong cuộc sống sau này.

Tên gọi không chỉ là một công cụ để định danh, gắn với con người suốt cuộc đời mà còn truyền tải rất nhiều thông điệp và ước mơ của cha mẹ, ông bà. Ngoài ra, theo quan niệm của nhiều người, tên gọi còn liên quan đến vận mệnh của con người nên việc đặt tên rất được xem trọng.

Trong văn hóa truyền thống của người Việt trước đây, tên của con cháu trong họ thường do các vị cao niên, có học vấn chọn tên hay, có ý nghĩa đặt cho. Do đó, trong dân gian lưu truyền câu nói: “Cho con của cải không bằng dạy con một cái nghề, dạy con một cái nghề không bằng đặt cho con một cái tên hay”.

Việc đặt tên cho con cần tuân theo các tiêu chí sau: tên hay mang ý nghĩa tốt đẹp, hàm ý một tương lai tươi sáng, nhiều may mắn, không phạm húy, tránh các tên có thể nói ngược, nói lái gây ra nghĩa xấu khiến con dễ bị trêu chọc…

Trong văn hóa của người Việt, việc đặt tên cho trẻ thường tuân theo những yếu tố sau:

1. Đặt tên cho con theo ý nghĩa Hán – Việt

Đây là cách đặt tên cho con phổ biến. Một chữ tiếng Việt thường có nhiều ngữ nghĩa Hán – Việt khác nhau nên cha mẹ thường sẽ tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè có sự am hiểu về Hán – Việt hay các trang web uy tín để chọn ra cái tên thật hay, nhiều ý nghĩa và phù hợp với bé.

Đặt tên cho con theo ý nghĩa Hán – Việt với mong muốn con có một cuộc sống may mắn, đầy đủ và hạnh phúc trong tương lai.

Ví dụ:

  • Kim Ngân: cuộc sống sung túc, no ấm (Ý nghĩa Hán – Việt: kim: sự giàu sang, sung túc; ngân: hàm ý chỉ tiền của).
  • Phương Thảo: cỏ thơm (phương: đức hạnh, hòa nhã; thảo: cỏ xanh).
  • Phúc Lâm: Những điều may mắn tốt đẹp luôn đến với con (phúc: may mắn, bình an hàm ý chỉ những điều tốt lành; lâm: rừng – nguồn tài nguyên quý giá).
  • Khôi Nguyên: người đỗ đầu trong các kỳ thi thời phong kiến, hàm ý chỉ con giỏi giang, thành đạt (khôi: có ý nghĩa là cường tráng, nguyên: tinh khôi, đẹp đẽ).

Trước kia trong văn hóa đời sống tinh thần của người Việt, việc đặt tên cho con theo ý nghĩa Hán – Việt thường được đặt cùng một bộ chữ, nghĩa là tên của các thành viên trong gia đình thường cùng bộ chữ. Điều này nhằm thể hiện mong muốn những điều tốt đẹp của gia đình được nối dài mãi.

Ví dụ: Cha tên Hải sẽ đặt tên con là Giang, Hà, Khê…; cha tên Ngọc đặt tên cho các con là Trân, Anh, Châu…

Dưới đây là một số tên gợi ý theo các bộ chữ để bạn tham khảo:

Bạn có thể tham khảo cách đặt tên cho con gái, con trai qua các bài viết sau Tên con gái đẹp cho các bé sinh năm 2018 hoặc Những lưu ý không thể bỏ qua khi đặt tên cho con trai sinh năm 2018.

2. Đặt tên con theo phong thủy ngũ hành

Trong phong thủy, số lẻ là dương và số chẵn là âm. Do đó, tên cho con trai thường chỉ gồm 3 âm tiết (3 từ), tên cho con gái thường gồm 4 âm tiết (4 từ).

Để đặt tên cho con theo phong thủy, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định xem năm sinh của con thuộc hành nào trong ngũ hành. Việc này bạn có thể tra cứu trên các trang web uy tín về phong thủy hay dựa vào lá số tử vi của con (nếu gia đình bạn có xem tử vi cho con).

Khi đã xác định được tuổi con thuộc mệnh nào, bạn hãy tìm hiểu các yếu tố tương sinh, tương khắc với mệnh của con. Mục đích là nhằm tận dụng yếu tố tương sinh, hạn chế yếu tố tương khắc khi chọn tên cho con để con luôn nhận được sự hỗ trợ tốt nhất trong suốt cuộc đời.

Nhìn vào biểu đồ ngũ hành này, quan sát các mũi tên xanh (biểu thị cho tương sinh), mũi tên đỏ (tương khắc), bạn dễ dàng nhận thấy các yếu tố 5 cặp tương sinh, tương khắc rõ rệt.

5 cặp tương sinh:

  • Thổ tương sinh với Kim: Đất sinh kim loại.
  • Kim tương sinh với Thủy: Kim loại nung trong lò nóng chảy thành nước.
  • Thủy tương sinh với Mộc: Nhờ nước cây xanh mọc lên tốt tươi.
  • Mộc tương sinh với Hỏa: Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ.
  • Hỏa tương sinh với Thổ: Tro tàn tích tụ lại khiến đất đai thêm màu mỡ.

5 cặp tương khắc:

  • Thổ khắc Thủy: Đất đắp đê cao ngăn được nước lũ.
  • Thủy khắc Hỏa: Nước có thể dập tắt lửa.
  • Hỏa khắc Kim: Sức nóng của lò lửa nung chảy kim loại.
  • Kim khắc Mộc: Dùng kim loại rèn dao, búa chặt cây, cỏ.
  • Mộc khắc Thổ: Rễ cỏ cây đâm xuyên lớp đất dày.

Bảng tên gọi theo các hành trong ngũ hành:

Ví dụ:

Bé sinh năm Mậu Tuất (2018) hay năm Kỷ Hợi (2019) sẽ có mệnh là Mộc (Bình Địa Mộc tức cây mọc ở đất bằng) hoặc năm Canh Tý (2020) hay Tân Sửu (2021) sẽ có mệnh Thổ (Bích thượng Thổ nghĩa là đất trên vách).

Nếu bé yêu của bạn sinh năm Mậu Tuất (sinh từ 16/2/2018 đến 4/2/2019 dương lịch), bé có mệnh Mộc, hãy chọn tên thuộc hành Mộc và hành Thủy để đặt tên cho con. Nguyên nhân là Mộc thêm Mộc giúp tự cường, Thủy tương sinh với Mộc giúp con nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Các tuổi khác cũng tương tự, bạn hãy dựa vào ngũ hành tương sinh, tránh tương khắc trong việc chọn tên cho con sẽ giúp cuộc sống của con luôn thuận lợi, may mắn như ý.

3. Đặt tên cho con hợp tuổi bố mẹ theo phong thủy

Không ít người quan niệm đặt tên cho con hợp tuổi bố mẹ, công việc của bố mẹ luôn thuận lợi, việc nuôi nấng chăm sóc con cũng ít vất vả hơn và cuộc sống sau này của con gặp nhiều may mắn.

Nếu muốn đặt tên cho con hợp tuổi bố mẹ, bạn cần lưu ý mấy điều sau:

  • Xác định đúng mệnh của bạn, chồng bạn và con. Bạn có thể dựa vào lá số tử vi của bạn, chồng và con (nếu có) hoặc tra cứu trên mạng Internet để tìm ra mệnh của từng thành viên theo ngày tháng năm sinh.
  • Đối chiếu với ngũ hành để biết các yếu tố tương sinh, tương khắc giữa tuổi con và tuổi của bố mẹ.

Ví dụ:

Chồng bạn sinh năm 1983 thuộc mệnh Thủy. Bạn sinh năm 1984 thuộc mệnh Kim. Bạn dự định sinh con vào năm 2018. Theo ngũ hành năm Mậu Tuất (2018) là mệnh Mộc. Do đó, mệnh hợp với bé là Mộc và Thủy. Tuy nhiên, mẹ mệnh Kim tương sinh với Thủy nhưng tương khắc với Mộc. Vì vậy, để tốt cho bé, bạn đặt tên cho con thuộc hành Thủy nhé.

Ngoài ra, nếu không tin vào yếu tố phong thủy trong việc đặt tên cho con, bạn có thể tham khảo những cách đặt tên cho con như sau:

  • Đặt tên cho bé theo 12 chòm sao dựa vào ngày sinh của bé.
  • Đặt theo tên của danh nhân, người nổi tiếng mà bạn hay chồng mến mộ.
  • Đặt tên cho con theo tên các địa danh gắn với kỷ niệm tình yêu của vợ chồng bạn…
  • Đặt tên cho bé có yếu tố gia đình.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nổi mẩn do thuốc kháng sinh amoxicillin: Bạn cần làm gì?

(75)
Thuốc kháng sinh amoxicillin là một trong những loại thuốc đầu tay điều trị nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng để tránh nguy cơ gặp tác dụng phụ như ... [xem thêm]

Chữa chứng khó tiêu với 6 nguyên liệu ngay trong bếp

(15)
Có nhiều phương pháp điều trị chứng khó tiêu, phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Khó tiêu không phải là một bệnh nghiêm ... [xem thêm]

Viêm gan C có chữa được không?

(63)
Viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng gan nặng do virus viêm gan C gây ra (HCV), virus này là một trong nhiều loại virus gây viêm gan và thường được coi là một trong ... [xem thêm]

Mách bạn cách khử mùi hôi giày cực đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả

(16)
Nếu phải liệt kê ra những vật dụng cần thiết trong cuộc sống ngày nay, chắc chắn không thể thiếu những đôi giày. Tuy vậy, có một điều rằng nếu mang ... [xem thêm]

Thay đổi lối sống để ngừa bệnh chảy máu khớp

(35)
Bệnh rối loạn đông máu có thể gây bệnh về khớp như chảy máu khớp (trong khớp). Chảy máu ở đầu gối, khuỷu tay hoặc các khớp khác là một hình thức ... [xem thêm]

Phương pháp hút mỡ có nguy hiểm không?

(23)
Phương pháp hút mỡ được thực hiện khi chế độ ăn uống và tập luyện không có hiệu quả. Tuy nhiên, thủ thuật này cũng có nhiều rủi ro và nguy hiểm.Hút ... [xem thêm]

6 tác dụng phụ của thuốc tránh thai bạn không ngờ tới

(32)
Thuốc ngừa thai có thể gây ra những tác dụng phụ bất thường, từ các vấn đề về thị lực đến chứng đau nửa đầu. Vậy bạn cần làm gì nếu những tác ... [xem thêm]

Những lưu ý để uống kẽm đúng cách

(98)
Bổ sung kẽm cho cơ thể là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Thế nhưng, không phải ai cũng biết uống kẽm đúng cách, để tăng hiệu quả hấp thu.Kẽm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN