Phụ nữ mang thai có nên ăn cá ngừ không?

(3.54) - 88 đánh giá

Chế độ ăn uống trong thai kỳ là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Câu hỏi đặt ra là phụ nữ mang thai có nên ăn cá ngừ không?

Sau 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu sẽ nhanh chóng lấy lại được cảm giác thèm ăn. Đặc biệt, đối với những người ưa thích hải sản thì cá ngừ luôn là món hấp dẫn, lôi cuốn vị giác. Vậy theo các bạn, phụ nữ mang thai có nên ăn cá ngừ không? Hãy để Chúng tôi giải đáp thắc mắc này qua bài viết sau đây nhé!

Phụ nữ mang thai có nên ăn cá ngừ không?

Sẽ an toàn cho mẹ bầu nếu chỉ ăn cá ngừ với một lượng vừa phải. Các loại cá an toàn có thể kể đến cá ngừ trắng (cá ngừ vằn) hay cá ngừ đóng hộp và một số loại có hàm lượng thủy ngân thấp. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong giai đoạn thai nghén, việc ăn quá mức cho phép sẽ gây hại đến thai nhi và cả mẹ bởi vì trong cá có chứa chất độc thủy ngân nguy hiểm.

Trên thực tế, các chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ khuyến cáo không nên ăn trên 4 hộp cá ngừ đóng hộp (khoảng 141g) hoặc nếu là món cá ngừ nướng thì không được ăn nhiều hơn 2 phần mỗi tuần. Tất nhiên là bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng về lượng dùng khi ăn một vài loại hải sản khác nhé!

Liệu bà bầu có thể ăn được tất cả các loại cá ngừ hay không?

Bạn nên hiểu rõ rằng, không phải tất cả các loại cá ngừ đều an toàn đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Dưới đây là một số loài cá ngừ và lượng dùng thích hợp.

Cá ngừ Albacore (cá ngừ vây dài). Đây là giống cao cấp và chỉ có loại cá này có thịt màu trắng. Người ta thường đóng hộp hoặc đóng gói để phân phối. Bạn có thể ăn tối đa 2 hộp cá (khoảng 300g) mỗi tuần

Cá ngừ vây vàng (cá ngừ ánh sáng). Có nhiều người thắc mắc bà bầu ăn loại cá ngừ này được không? Thực chất đây là loại sản xuất dưới dạng đóng gói hay đóng hộp. Loại này có hương vị nồng hơn cá ngừ albacore. Mẹ bầu không nên ăn nhiều hơn 2–3 phần mỗi tuần

Cá ngừ ahi. Loại này được biết đến là cá ngừ mắt to. Người ta thường chế biến sẵn như một miếng bít tết hoặc sashimi. Chúng không được đóng hộp và đặc biệt chứa hàm lượng thủy ngân cao. Phụ nữ mang thai chỉ có thể ăn với một lượng rất ít mỗi tuần

Cá ngừ vây xanh. Giống như cá ngừ ahi, nó có chứa hàm lượng thủy ngân cao và làm sẵn như sashimi. Đối với loại cá này, bạn chỉ nên ăn khoảng 300g mỗi tuần

Lợi ích của việc ăn cá ngừ trong thời kỳ mang thai

Vậy là bạn đã rõ được bà bầu có nên ăn cá ngừ hay không. Theo các chuyên gia, việc bổ sung loại cá này với một lượng vừa phải vào chế độ dinh dưỡng sẽ rất tốt cho thai nhi vì phần đầu cá có chứa dưỡng chất. Cá ngừ mang đến nhiều lợi ích như:

  • Cung cấp cho cơ thể hàm lượng protein cao
  • Cung cấp khoáng chất, vitamin D, axit béo omega 3, qua đó thúc đẩy sự phát triển của thai nhi
  • Omega 3 hỗ trợ sự phát triển của não bộ, mắt và dây thần kinh của trẻ

Mặc dù đây không phải là thức ăn lý tưởng trong thời kỳ mang thai, nhưng nếu chúng ta dùng đúng lượng thì sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn cho các bà mẹ.

Liệu có an toàn nếu sử dụng cá ngừ đóng hộp?

Cá ngừ đóng hộp có thể gây ra một số nguy cơ về sức khỏe khi tiêu thụ thường xuyên, chẳng hạn như:

  • Bisphenol A (BPA) là chất có trong lót hộp kim loại. Khi chúng ta tiêu thụ cá ngừ đóng hộp, hợp chất BPA có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, từ đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi
  • Cá ngừ đóng hộp chứa nhiều muối sẽ làm tăng nồng độ natri trong cơ thể, dẫn đến tăng khả năng bị cao huyết áp khi mang thai

Tuy nhiên, cá ngừ đóng hộp có hàm lượng thủy ngân thấp do chúng chỉ chứa cá nhỏ hay cá con.

Các rủi ro khi ăn cá ngừ trong thời gian mang thai?

Thực tế, bà bầu ăn cá ngừ được hay không phụ thuộc rất lớn vào khẩu phần sử dụng. Nếu tiêu thụ vượt quá lượng cho phép thì sẽ rất nguy hiểm đến thai kỳ cho dù là cá đóng hộp hay cá tươi.

  • Nếu tiêu thụ quá nhiều cá ngừ có thể làm tăng mức thủy ngân trong cơ thể của mẹ, phá hủy não đang phát triển và hệ thần kinh của thai nhi
  • Lượng thủy ngân được hấp thụ cũng làm tổn thương đến tim
  • Việc tiếp xúc với thủy ngân làm thai nhi chậm phát triển, suy giảm chức năng miễn dịch và các dị dạng vật lý khác
  • Cá ngừ cũng chứa các chất gây ô nhiễm môi trường, bao gồm dioxin và biphenyl polyclorinated (PCBs), sẽ tích tụ trong cơ thể người mẹ và tác động vào sự phát triển của bào thai

Bà bầu ăn cá ngừ sống được hay không?

Khi mang thai, người mẹ có thể thưởng thức món sushi cá ngừ tươi ngon mà không ảnh hưởng đến sức khỏe nếu chỉ ăn từ 1 đến 2 lần mỗi tháng. Hãy chắc chắn rằng đó là một loại cá ngừ có hàm lượng thủy ngân thấp nhé!

Nhìn chung, chúng ta hoàn toàn không được tiêu thụ các loại như cá kiếm, cá thu đại dương, cá đầu vuông và cá mập trong thời kỳ mang thai vì chúng có hàm lượng thủy ngân cao hơn. Tuy nhiên, cá ngừ có chứa hàm lượng thủy ngân thấp hơn nên bạn có thể thưởng thức chúng với số lượng vừa phải.

Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn cá ngừ tươi thay vì đóng hộp. Tốt nhất là hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất cứ nghi ngờ gì về chế độ dinh dưỡng của bạn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Không chỉ xảy ra ở mẹ bầu, trẻ nhỏ cũng có thể mắc hội chứng Pica

(60)
Trẻ nhỏ rất tò mò, nên chúng hay bỏ những vật lạ vào miệng. Điều này là hoàn toàn bình thường, nhưng nếu thường xuyên ăn những thứ không ăn được như ... [xem thêm]

Bổ sung thực phẩm tốt cho tuyến giáp vào khẩu phần ăn của mình

(65)
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, có hình cánh bướm, nằm ở phía trước cổ, giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất, nhịp tim và nhiều hoạt động quan trọng ... [xem thêm]

Bạn cần chú ý gì khi chọn ngày bắt đầu cai thuốc lá? (giai đoạn 2)

(91)
Sau khi đã có quyết tâm từ bỏ hút thuốc, bạn hẳn đã sẵn sàng để chọn ra một ngày để bắt đầu việc này, đây là bước rất quan trọng trong toàn bộ ... [xem thêm]

Những tác nhân gây tổn hại gan mà bạn không ngờ tới

(37)
Bảo vệ gan khỏi những tổn hại do rượu bia là điều thiết yếu, đặc biệt đối với nam giới uống rượu bia thường xuyên. Thế nhưng, làm sao để duy trì ... [xem thêm]

6 lưu ý giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sau sinh mổ

(38)
Sinh con là khoảng thời gian cực kì hạnh phúc của các bà mẹ. Cuối cùng, bạn cũng được gặp bé cưng sau 9 tháng mang nặng đẻ đau. Tuy nhiên, nếu sinh mổ, ... [xem thêm]

Định hướng giới tính tưởng dễ mà hóa ra lại không dễ!

(40)
Những hiểu biết về định hướng giới tính sẽ giúp bạn không rơi vào những định kiến cũ kỹ của xã hội, đồng thời sẽ giáo dục con cái tốt hơn.Sinh ra ... [xem thêm]

Kích thước gan nói gì về sức khỏe của bạn?

(18)
Kích thước gan sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi và giới tính. Một số tình trạng sức khỏe sẽ làm gan phì đại, vì vậy bạn cần có một lối sống lành mạnh ... [xem thêm]

Tác dụng phụ của trà xanh đối với trẻ nhỏ

(69)
Trà xanh là một loại thức uống khá phổ biến và tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, bạn cũng nên cân nhắc một vài tác dụng phụ của trà xanh nếu muốn cho con ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN