6 lưu ý giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sau sinh mổ

(3.5) - 38 đánh giá

Sinh con là khoảng thời gian cực kì hạnh phúc của các bà mẹ. Cuối cùng, bạn cũng được gặp bé cưng sau 9 tháng mang nặng đẻ đau. Tuy nhiên, nếu sinh mổ, bạn sẽ cần nhiều thời gian để phục hồi hơn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các bà mẹ những cách an toàn để bạn nhanh chóng khỏe lại sau sinh mổ.

Hãy tận dụng lợi ích của việc cho con bú sữa mẹ

Việc cho con bú giúp tử cung của mẹ co thắt và trở lại kích thước bình thường, giúp vết mổ chóng lành. Ngoài ra, việc cho con bú không chỉ là phương thức đơn giản để nuôi bé mà còn giúp bạn liên kết chặt chẽ với bé hơn, tăng cường tình mẫu tử.

Hãy chịu khó di chuyển khi vừa sinh mổ xong

Ngay khi bác sĩ cho phép, bạn có thể bắt đầu đi lại vòng quanh. Hãy bắt đầu đi bộ chậm quanh phòng, sau đó là quanh hành lang bệnh viện để gia tăng tuần hoàn máu và đẩy nhanh tiến trình lành vết mổ. Đặc biệt, bạn cần tuyệt đối tránh những bài thể dụng nặng như uốn dẻo hoặc tập squat.

Hãy chăm sóc vết mổ cẩn thận

Bạn nên giữ vết mổ khô ráo và sạch sẽ để đẩy nhanh phục hồi và giảm thiểu khả năng bị nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn nên sử dụng kháng sinh đúng liều và đúng thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ.

Hãy áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng sau sinh

Bạn nên cố gắng ăn uống cân bằng ngay cả khi thấy biếng ăn hoặc không cảm thấy ngon miệng. Ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn phục hồi nhanh chóng.

Nếu không ăn thứ gì sau 24 giờ khi mổ xong, bạn phải truyền dịch và điều này có thể dẫn đến táo bón nặng khiến bạn cực kì đau đớn. Chất xơ rất quan trọng đối với phụ nữ sau khi sinh mổ. Vì thế, bạn nên sử dụng viên bổ sung chất xơ hoặc ăn ngũ cốc tăng cường chất xơ trong quá trình hồi phục.

Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ, đừng cố tự làm mọi thứ một mình

Sau khi sinh mổ, bạn nên tránh hoạt động thường ngày. Hãy tìm một người giúp đỡ ngay khi bạn được xuất viện về nhà. Nếu chồng bận bịu, bạn có thể nhờ bố mẹ, bạn bè hoặc thuê một người giúp việc để chăm sóc bé sơ sinh và giúp đỡ bạn. Bạn sẽ dễ bị mất sức và khó phục hồi nhanh chóng khi không có người giúp đỡ.

Khi nào cần đưa phụ nữ sinh mổ đến bác sĩ ngay lập tức?

Việc hồi phục sau sinh ở phụ nữ sinh mổ gặp nhiều khó khăn và dễ xảy ra biến chứng. Bạn nên lưu ý các dấu hiệu dưới đây để tìm kiếm sự trợ giúp y khoa:

  • Bạn bị chảy máu âm đạo có màu từ đỏ tươi đến đỏ thẫm ướt hết một hoặc nhiều miếng băng mỗi giờ và kéo dài hơn 2 giờ;
  • Bạn bị chảy máu âm đạo nặng hơn hoặc máu vẫn là màu đỏ tươi sau khi sinh 4 ngày;
  • Các cục máu đông của bạn có chu vi lớn hơn một quả bóng golf;
  • Dịch âm đạo có mùi hôi
  • Bạn bị đau dạ dày hoặc không thể nuốt dịch xuống;
  • Vết khâu của bạn bị lỏng hoặc vết mổ bị hở;
  • Bụng bạn bị đau khi đụng vào hoặc có cảm giác đầy và cứng;
  • Bạn có dấu hiệu bị nhiễm trùng sau sinh mổ, ví dụ như: đau nhiều hơn, sưng tấy hoặc nóng đỏ; có những đường đỏ lan ra từ vết rạch bụng; mủ chảy ra từ vết rạch; sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách và háng; sốt cao.
  • Bạn có dấu hiệu có cục máu đông, ví dụ như đau ở bắp chân, đầu gối, đùi hoặc háng hoặc bị đỏ/sưng tấy trên chân hoặc háng.
  • Bạn gặp khó khăn khi đi tiểu hoặc đi đại tiện, đặc biệt nếu bụng dưới của bạn bị đau hoặc sưng.
  • Bạn khóc và buồn, thấy tuyệt vọng hơn một vài ngày hoặc có những suy nghĩ tiêu cực.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về bí quyết làm đẹp da sau khi sinh và cách thổi lại lửa “yêu” sau khi sinh con trên Chúng tôi nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rèn luyện trí tuệ cảm xúc để cuộc sống bạn cân bằng hơn!

(90)
Việc rèn luyện trí tuệ cảm xúc sẽ giúp bạn duy trì các mối quan hệ cá nhân và đạt được nhiều điều mong muốn trong học tập, công việc lẫn đời sống. ... [xem thêm]

Xét nghiệm testosterone để phát hiện sớm bệnh ung thư

(59)
Kết quả xét nghiệm testosterone quá ít ở nam giới hoặc quá nhiều ở phụ nữ có thể cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư tinh hoàn hay ung ... [xem thêm]

Làm sao để biết bạn đang mắc một căn bệnh tâm lý?

(28)
Ở Việt Nam, hầu hết chúng ta đều không hề biết mình đang mắc một căn bệnh tâm lý vì hiếm khi quan tâm đến sức khỏe tinh thần. Nếu bạn có trí nhớ kém, ... [xem thêm]

Dành cho các bậc cha mẹ: Những thắc mắc và giải đáp về giới tính

(27)
Trả lời những thắc mắc của con trẻ về giới tính là một trong những trách nhiệm mà nhiều bậc cha mẹ thấy sợ nhất. Ngay cả những bậc cha mẹ tự tin ... [xem thêm]

Tuyệt chiêu trị dứt điểm tiêu chảy khi mắc bệnh ung thư

(80)
Tiêu chảy là một tác dụng phụ thường gặp khi bạn tiếp nhận các liệu pháp điều trị ung thư, đặc biệt là hóa trị. Nguyên nhân khiến bạn bị tiêu chảy ... [xem thêm]

Cách sử dụng máy tạo độ ẩm tốt cho sức khỏe

(35)
Khi biết cách sử dụng máy phun sương tạo ẩm, bạn sẽ giúp nhà mình bớt hanh khô hơn trong lúc thời tiết trở lạnh, trời quá oi bức hay bạn mở máy lạnh ... [xem thêm]

Cách trị nói mớ khi ngủ tại nhà đơn giản mà bạn nên áp dụng

(84)
Bạn đã nghe ai đó kể lại mình ngủ hay nói mớ nên lo sợ đây là vấn đề bất ổn? Thật ra, tình trạng này không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Bạn có ... [xem thêm]

Chia sẻ 4 lợi ích bất ngờ từ các bài tập cardio

(42)
Khi nghĩ đến những bài tập cardio, hầu như tất cả mọi người đều nghĩ ngay đến những hoạt động như chạy bộ, đạp xe, hoặc bơi lội. Đúng vậy, đó là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN