Phòng ngừa chấn thương đầu ở trẻ em như thế nào?

(4.14) - 44 đánh giá

Tình trạng chấn thương đầu ở trẻ xảy ra phổ biến ở những bé đang tập đi và trẻ nhỏ trong độ tuổi nhà trẻ (3 – 5 tuổi). Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể hạn chế nguy cơ này cho trẻ.

Chấn thương đầu ở trẻ nhỏ là một tình trạng y tế cần sự quan tâm đặc biệt và có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trong bài viết sau, Chúng tôi sẽ chỉ ra những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị chấn thương đầu, cách xử trí khi bé bị chấn thương và các biện pháp phòng ngừa.

Những nguyên nhân phổ biến gây chấn thương đầu ở trẻ

Tình trạng chấn thương đầu ở trẻ nhỏ thường xảy ra sau khi bé té ngã hay va chạm mạnh hoặc bị một cú đánh vào đầu. Nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Bị bóng, gậy, đồ chơi có kết cấu cứng va phải hay va chạm mạnh với tường, cửa, bàn ghế, các vật dụng khác trong nhà khi bé chạy nhảy…
  • Té từ trên cao xuống (cửa sổ, bàn ghế, cây cối…)
  • Tai nạn giao thông
  • Bị té ngã khỏi giường, võng
  • Cha mẹ tung bé và tuột tay làm rơi con
  • Trẻ sơ sinh bị chấn thương đầu do rung, lắc quá mạnh
  • Bị đánh…

Hầu hết các nguyên nhân gây nên tình trạng chấn thương ở đầu ở trẻ em là do ngã. Vởi trẻ sơ sinh, bé có thể bị ngã khi rơi ra khỏi giường/võng. Trẻ mới biết đi và trẻ trong độ tuổi mẫu giáo thường bị ngã khi leo trèo lên cao (bàn ghế, kệ sách, giường, khung cửa sổ…) hoặc ngã khi tìm cách đi lên/đi xuống cầu thang. Trong khi đó, nguyên nhân gây nên tình trạng chấn thương đầu ở trẻ trong độ tuổi lớn hơn thường là ngã khi đi xe đạp, ván trượt, xe điện cân bằng, chơi thể thao…

Triệu chứng chấn thương đầu ở trẻ em

Một trong những điều đáng sợ nhất về chấn thương đầu là bạn không thể đánh giá được mức độ chấn thương mà trẻ gặp phải. Tình huống bé ngã từ khoảng cách ngắn thường chỉ khiến con bị chấn thương nhẹ, nhưng đôi lúc có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với ngã từ bàn cao hay cửa sổ.

Do đó, việc đánh giá chính xác tình trạng chấn thương của con và nhận diện các biểu hiện bất thường ở trẻ là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Tình trạng chấn thương của bé sẽ đặc biệt nghiêm trọng, nếu:

  • Con có biểu hiện mất ý thức ngay sau khi bị chấn thương đầu
  • Có một sự thay đổi trong hành vi ngay sau khi bị chấn thương đầu, chẳng hạn như trở nên cáu kỉnh, thờ ơ, có biểu hiện mất trí nhớ hoặc mất thăng bằng
  • Bé nôn sau khi bị chấn thương, tình trạng chấn thương đặc biệt nghiêm trọng nếu con bị nôn kéo dài
  • Bị co giật ngay sau khi bị thương hoặc muộn hơn một ngày sau đó
  • Bé không thể nhắm mắt sau khi bị chấn thương
  • Bé có các triệu chứng khác sau chấn thương đầu như đau đầu dữ dội, cứng cổ, trở nên nhạy cảm với ánh sáng
  • Bé bị chảy máu mũi, tai…

Nếu nhận thấy bé có một trong các biểu hiện trên sau khi bị té ngã, bạn cần đưa con đến bệnh viện để bác sĩ đánh giá tình hình và chăm sóc y tế ngay lập tức.

Ngoài ra, với trẻ dưới 6 tháng tuổi, bị té ngã gây chấn thương đầu, bạn nên đưa bé đi khám để đảm bảo an toàn cho trẻ dù trẻ không có các biểu hiện kể trên.

Chấn thương đầu ở trẻ dạng nhẹ

May mắn là hầu hết các tình trạng chấn thương đầu ở trẻ em do té ngã thường chỉ ở mức độ nhẹ. Do đó, trẻ sẽ không bị mất ý thức hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng khác.

Trẻ thường khóc sau khi bị té ngã gây đau nhưng điều này nhanh chóng đi qua và bé lại vui chơi như bình thường. Do đó, bạn không cần phải đưa bé đến bệnh viện để chụp X-quang hay CT. Thay vào đó, bạn hãy theo dõi con tại nhà và tiến hành sơ cứu nếu:

  • Nếu bé bị chảy máu, hãy tiến hành sơ cứu vết thương cho bé đúng cách
  • Chườm đá hoặc đắp nước lạnh, sạch lên vùng da đầu bị sưng trong 10 – 15 phút
  • Cho bé nghỉ ngơi
  • Nếu bé đã biết nói và than đau, bạn có thể cho bé uống thuốc giảm đau như tylenol hoặc ibuprofen với liều lượng phù hợp với độ tuổi và cân nặng của trẻ để giảm đau đầu nhẹ
  • Quan sát trẻ trong khoảng 12 – 24 giờ để kịp thời nhận biết các triệu chứng chấn thương đầu nghiêm trọng hơn để có biện pháp can thiệp kịp thời. Những biểu hiện nghiêm trọng có thể là nôn mửa liên tục, đau đầu dữ dội, co giật, mất thăng bằng hoặc thay đổi hành vi, máu chảy ra từ tai hoặc mũi…

Những hiểu lầm về tình trạng chấn thương đầu dạng nhẹ ở trẻ

Một số lầm tưởng phổ biến về chấn thương đầu ở trẻ dạng nhẹ bao gồm:

1. Không nên cho trẻ đi ngủ sau khi bị chấn thương nhẹ ở đầu, điều này có đúng?

Bạn quá lo sợ con có thể gặp vấn đề nào đó nghiêm trọng sau khi bị chấn thương đầu dạng nhẹ nên không cho con đi ngủ vì sợ khó có thể nhận biết được các dấu hiệu bất thường. Nếu rơi vào trường hợp này, cách tốt nhất là bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán. Tại đây, các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về tình hình của bé để bạn yên tâm.

Thực tế là hầu hết trẻ em bị chấn thương đầu dạng nhẹ không có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào nên bạn hàn toàn có thể để bé đi ngủ nếu đến giờ ngủ hoặc thời gian ngủ trưa. Tuy nhiên, bạn nên theo dõi bé, đặc biệt là trong vòng 24 giờ sau khi xảy ra chấn thương nhằm đảm bảo con không phát sinh vấn đề gì đáng nghi ngại. Nếu bé ngủ, đừng đánh thức con trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Đối với hầu hết trẻ nhỏ, nếu đã đến giờ đi ngủ mà bạn không cho bé vào giường, con sẽ trở nên cáu kỉnh. Điều này sẽ khiến việc nhận biết các bất thường của con trở nên khó khăn hơn.

2. Đầu con bị sưng to như một quả trứng sau khi té ngã là dấu hiệu cảnh báo bé bọ nứt/vỡ xương sọ?

Sự thật là hầu hết tình trạng sưng to ở đầu sau khi trẻ bị té ngã, chấn thương đều không thể khẳng định bé nứt hay vỡ xương sọ. Nếu cảm thấy bất an về tình trạng của con, bạn nên đưa bé đến bệnh viện.

3. Nếu bé không bị mất ý thức thì chấn thương không có gì nghiêm trọng?

Nếu có biểu hiện mất ý thức sau khi bị chấn thương, bé có nguy cơ cao đang bị chấn thương đầu nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tuy té ngã ở khoảng cách ngắn nhưng trẻ lại có nguy cơ bị chấn thương nghiêm trọng dù không có biểu hiện mất ý thức.

Sau khi con bị chấn thương, dù có đưa bé đến bệnh việc để khám hay không, bạn cũng nên theo dõi con cẩn thận. Hãy đưa con đi khám nếu bé có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Biện pháp ngăn ngừa chấn thương đầu ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ hay tìm cách leo trèo lên bàn, ghế, cầu thang, xe máy, kệ sách hoặc chạy vội vàng nên thường va vào các vật dụng trong nhà… Điều này làm tăng nguy cơ bé bị chấn thương, đặc biệt là chấn thương đầu. Với những trẻ quá hiếu động hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe, thần kinh như bại não, động kinh, cha mẹ phải nghĩ đến việc cho bé đội mũ bảo hiểm khi chơi đùa và lót thảm cao su trong nhà.

Thực tế là rất khó có thể ngăn ngừa các tình huống dẫn đến té ngã của trẻ. Do đó, để hạn chế việc con bị chấn thương trong khi chơi đùa, đạp xe, chơi thể thao…, bạn nên thực hiện các điều sau:

  • Cho trẻ đội mũ bảo hiểm, đeo đồ bảo hộ cùi chỏ, đầu gối khi đi xe đạp, chơi ván trượt, trượt patin…
  • Giảm thiểu các mối nguy hiểm trong nhà có thể khiến trẻ bị té ngã:
    • Gắn rào chắn cầu thang, để bé không thể leo trèo lên cầu thang mà không có sự giám sát của người lớn
    • Gắn song chắn cửa nếu độ cao của sàn nhà và sân có sự chênh lệch lớn: Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng bé không may bị té ngã văng xuống sân khi bò hay chạy nhảy chơi đùa…
    • Lót thảm chống trượt trong nhà tắm hay những nơi dễ trơn trượt
    • Lót thảm cao su ở khu sinh hoạt riêng của bé
  • Nếu bé đang trong độ tuổi tập đi và có sử dụng xe tập đi, bạn nên đảm bảo an toàn cho trẻ bằng cách: Dù cho bé ngồi trong xe tập đi nhưng bạn phải luôn để mắt đến con, không cho trẻ đi xe tập đi ở nơi gồ ghề, có rào chắn ngăn cách cửa ra vào, đề phòng trường hợp bé đẩy xe chạy ra ngoài, rơi ra sân, đường hẻm…
  • Khi đưa con ra ngoài bằng xe gắn máy, bạn nên cho bé đội mũ bảo hiểm (loại dành riêng cho trẻ nhỏ). Nếu bé còn nhỏ, bạn không nên cho bé ngồi ghế riêng mà nên dùng địu để địu con. Với các bé đã lớn (3 – 5 tuổi), bạn nên gắn ghế riêng phía trước cho con ngồi và dùng đai cố định bé vào người bạn. Ngoài ra, bạn nên trang bị thêm gối gắn trên đầu xe phòng trường hợp thắng gấp khiến bé đụng đầu hoặc ngực vào đầu xe.
  • Nếu gia đình có sử dụng ô tô, bạn nên trang bị ghế ngồi ô tô riêng phù hợp với độ tuổi của con để đảm bảo an toàn. Nếu bé đã lớn, không cần dùng đến ghế, hãy tập cho con thói quen luôn thắt dây an toàn khi đi xe…

Chúng tôi hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về tình trạng chấn thương đầu ở trẻ nhỏ, cách phòng ngừa tai nạn cho trẻ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 điều nên biết khi sử dụng que thử thai

(80)
Sử dụng que thử thai được xem là cách đơn giản để xác định việc mang thai ở nhiều chị em. Tuy nhiên, rất nhiều người gặp phải một số sai lầm khi sử ... [xem thêm]

Máy đo nhịp tim có thể giúp ngăn chặn đột quỵ

(91)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Khám phụ khoa lần đầu

(99)
Khi nào nên đi khám phụ khoa lần đầu tiên? Bác sĩ Sản phụ khoa là những bác sĩ chuyên về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ. Nên đi khám phụ khoa lần đầu từ ... [xem thêm]

Mách mẹ cách làm siro nho cho bé giải nhiệt mùa nắng nóng

(80)
Để có ly siro nho thơm ngon cho bé giải nhiệt mùa nắng nóng, mẹ còn ngần ngại gì mà không học cách làm siro nho cùng Hello Bacsi. Mùa nắng nóng đến rồi, không ... [xem thêm]

Thai nhi 3 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(39)
Sự phát triển của thai nhi 3 tuần tuổiThai nhi 3 tuần phát triển như thế nào?Mặc dù mẹ có thể không cảm thấy được mình đã mang thai chưa, nhưng chắc chắn ... [xem thêm]

10 ảnh hưởng của stress: Điều thứ 9 nghiêm trọng hơn bạn nghĩ!

(85)
Ở từng thời điểm trong cuộc đời, mỗi người đều trải qua những áp lực riêng dẫn đến tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên, đó không chỉ là cảm xúc về ... [xem thêm]

Tổng quan về huyết áp không ổn định

(61)
Huyết áp không ổn định là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng huyết áp của một người thay đổi liên tục hoặc đột ngột, từ mức bình thường lên ... [xem thêm]

Khi người thân bị nhiễm HIV, bạn nên làm gì?

(79)
Khi người thân của bạn không may mắc phải căn bệnh HIV thì điều bạn cần làm chính là luôn dành thời gian để yêu thương, chăm sóc và hỗ trợ họ. Những ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN