Cách chữa đau mắt đỏ tại nhà

(3.79) - 74 đánh giá

Khi biết cách chữa đau mắt đỏ tại nhà, bạn có thể tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến những căn bệnh nghiêm trọng hơn.

Đau mắt đỏ là một trong những căn bệnh thường thấy ở mọi độ tuổi. Dù đây không phải một căn bệnh nghiêm trọng nhưng vẫn có thể mang lại cho bạn một số phiền phức cũng như cảm giác khó chịu. Chính vì thế, hãy tự trang bị cho bản thân những hiểu biết căn bản và cách chữa đau mắt đỏ tại nhà để bảo vệ sức khỏe nhé!

Bệnh đau mắt đỏ là gì?

“Đau mắt đỏ” là thuật ngữ chung dùng để miêu tả tình trạng khi mắt bạn chuyển sang màu đỏ ngầu, trở nên ngứa ngáy và dễ bị kích thích. Trong một số trường hợp, mắt của bạn cũng có thể chuyển sang màu đỏ vì các lý do sau:

  • Mụn lẹo hoặc sưng mí mắt
  • Viêm niệu đạo hoặc viêm mí mắt
  • Xuất huyết dưới kết mạc hoặc vỡ mạch máu ở phần tròng trắng mắt
  • Kính áp tròng có hiệu ứng đặc biệt giúp chuyển màu mắt tạo hiệu ứng mắt đỏ

Mắt đỏ có rất nhiều trường hợp, đôi lúc mắt bạn chỉ xuất hiện một số mạch máu lớn có màu đỏ hoặc hồng ở phần tròng trắng. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, phần màu đỏ có thể chiếm trọn tròng trắng mắt của bạn.

Thông thường, nguyên nhân dẫn đến chứng đau mắt đỏ là do chứng dị ứng, mỏi mắt, sử dụng kính áp tròng quá lâu. Bạn cũng có thể bị đau mắt đỏ trong các trường hợp nhiễm trùng mắt, chẳng hạn như khi mắt chuyển sang màu hồng là dấu hiệu của chứng bệnh viêm kết mạc.

Tuy nhiên, việc mắt bạn chuyển màu đỏ cũng có thể là dấu hiệu của một số tình trạng bệnh lý về mắt nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm màng bồ đào hoặc viêm cườm nước. Nếu tình trạng bị đỏ trở nên tồi tệ hơn, bạn nên ngay lập tức đến bệnh viện để được chẩn đoán nguyên nhân gây đau mắt đỏ và chữa trị kịp thời.

Cách chữa đau mắt đỏ tức thời

Có rất nhiều biện pháp để giúp bạn chữa đau mắt đỏ, tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp mà bạn nên chọn những phương pháp phù hợp. Sau đây là 3 cách chữa đau mắt đỏ nhanh nhất có thể giúp giảm đau mắt đỏ một cách tức thời:

1. Đắp khăn ấm cho mắt

Ngâm khăn vào nước nóng và vắt khô nước, sau đó đặt khăn lên trên mắt trong khoảng 10 phút có thể trị đau mắt đỏ tức thời. Bạn cần lưu ý rằng vùng da xung quanh mắt khá nhạy cảm, chính vì thế, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ thích hợp, tránh sử dụng nước quá nóng gây tổn thương vùng da xung quanh mắt.

Nhiệt độ cao giúp tăng lưu lượng máu chảy đến khu vực bạn chườm khăn lên. Bên cạnh đó, nhiệt độ cao cũng giúp tăng lượng dầu tiết ra trên mí mắt bạn, giữ mắt bạn không bị khô.

2. Chữa đau mắt đỏ bằng thuốc nhỏ mắt

Nước mắt có tác dụng tăng độ ẩm cho mắt, giữ mắt luôn sạch sẽ. Khi bị khô mắt trong khoảng thời gian bất kể ngắn hay dài, tốt nhất bạn nên sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt để thay thế cho nước mắt của mình.

Nếu như loại thuốc nhỏ mắt của bạn đang sử dụng được các chuyên gia khuyên dùng ở nhiệt độ thấp, bạn nên làm lạnh, chẳng hạn bằng cách cho vào ngăn mát của tủ lạnh, trước khi sử dụng.

3. Đắp khăn lạnh cho mắt

Nếu phương pháp trên không có tác dụng, bạn có thể áp dụng phương pháp ngược lại. Chườm một chiếc khăn ngâm nước lạnh đã vắt khô cũng có thể giúp làm dịu bớt các triệu chứng đau mắt ngay tức thời.

Chườm khăn lạnh có thể giúp làm dịu các vết sưng cũng như giảm bớt các cơn ngứa gây ra do kích ứng. Tuy nhiên, tương tự như trường hợp trên, bạn vẫn chỉ nên sử dụng khăn với nhiệt độ vừa phải và thích hợp, tránh để khăn quá lạnh sẽ khiến tình trạng của bạn ngày càng tệ hơn.

Cách chữa đau mắt đỏ lâu dài

Nếu bạn thường xuyên mắc chứng đau mắt đỏ, bên cạnh những biện pháp giúp giảm bớt các triệu chứng ngay tức thời, bạn cũng nên áp dụng các biện pháp lâu dài giúp ngăn ngừa chứng bệnh này.

1. Thường xuyên thay mới kính áp tròng

Nếu bạn mắc chứng đau mắt đỏ mãn tính và đồng thời sử dụng kính áp tròng, rất có thể nguyên nhân chính là do loại kính bạn đang sử dụng. Vật liệu sử dụng để chế tạo một số loại kính áp tròng có thể tăng khả năng nhiễm trùng hoặc kích ứng ở mắt bạn. Nếu bạn vừa thay kính áp tròng hoặc bạn đã và đang sử dụng một loại kính trong một thời gian dài nhưng vẫn mắc chứng đau mắt đỏ, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Bên cạnh đó, loại nước ngâm kính áp tròng bạn đang sử dụng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng đau mắt đỏ. Một vài thành phần có trong các loại nước ngâm kính không phù hợp với một số vật liệu có trong kính áp tròng. Vì thế, bạn nên đảm bảo mình đang sử dụng loại nước ngâm phù hợp với kính nhất.

2. Chữa đau mắt đỏ bằng chế độ ăn uống lành mạnh

Nếu cơ thể bạn mất nước, mắt bạn có thể chuyển dần sang màu đỏ ngầu. Thông thường, một người cần uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày để duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể.

Bên cạnh đó, các loại thực phẩm đã qua chế biến, sản phẩm bơ sữa và thức ăn nhanh đều có thể gây viêm nhiễm nếu tiêu thụ với số lượng lớn. Bạn có thể giảm bớt nguy cơ đau mắt đỏ bằng cách hạn chế các loại thực phẩm này và bổ sung nhiều loại thực phẩm giúp kháng viêm vào chế độ ăn uống.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thực phẩm giàu axit béo omega 3 có tác dụng kháng viêm. Các thực phẩm này bao gồm cá, chẳng hạn như cá hồi và các loại hạt.

3. Thay đổi môi trường sống trong lành hơn

Môi trường bạn đang sinh sống cũng có thể gây ảnh hưởng đến mắt bạn. Nếu bạn sống ở nơi có nhiều tác nhân gây dị ứng như khói bụi, đây có thể là nguồn gốc của chứng đau mắt đỏ. Những nơi có không khí khô, độ ẩm cao hoặc nhiều gió cũng có thể gây đau mắt đỏ.

Trong hầu hết các trường hợp, các tình trạng dẫn đến chứng đau mắt đỏ thường không quá nghiêm trọng và thường sẽ tự thuyên giảm theo thời gian. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng các cách chữa đau mắt đỏ ở trên để tạm thời giảm thiểu các triệu chứng cũng như hoàn toàn loại bỏ chứng đau mắt đỏ. Bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức để kiểm tra nếu như đã thử qua hầu hết mọi cách chữa trị nhưng tình trạng của bạn vẫn không có dấu hiệu thay đổi hoặc thậm chí trở nên tệ hơn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nước tiểu bị đục do đâu?

(57)
Nước tiểu bị đục không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu xấu đối với đường tiết niệu của bạn, chẳng hạn như bị mất nước, nhiễm trùng hoặc ... [xem thêm]

Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không?

(52)
Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không là thắc mắc khá phổ biến. Với người bình thường, cách điều trị này có thể hiệu quả nhưng với bà ... [xem thêm]

Bà bầu có nên ăn dứa khi mang thai hay không?

(40)
Bà bầu có nên ăn dứa trong thời gian mang thai bé hay không là thắc mắc của nhiều người. Quả dứa (thơm, khóm) là loại trái cây mang lại nhiều lợi ích cho ... [xem thêm]

ADHD là gì? Hiểu đúng để có cách can thiệp bệnh kịp thời

(26)
ADHD hay rối loạn tăng động giảm chú ý là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em với tỷ lệ mắc bệnh là khoảng 3 – 6%. Rối loạn này thường được chẩn ... [xem thêm]

Đi làm mà vẫn tăng cân: Lý do vì sao?

(10)
Nhiều người ngồi bên bàn làm việc trong hàng giờ đồng hồ phải đối mặt với nguy cơ tăng cân. Việc ngồi quá lâu trên ghế sẽ gây ra những tác động tiêu ... [xem thêm]

Khả năng cho con bú có bị ảnh hưởng sau phẫu thuật vú không?

(41)
Nhiều người nghĩ rằng khả năng cho con bú của phụ nữ có thể bị mất hoàn toàn sau khi tiến hành phẫu thuật vú. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp mà khả ... [xem thêm]

4 bí quyết cần nhớ nếu bạn muốn giảm cân nhanh sau sinh

(49)
Giảm cân sau sinh là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều sản phụ. Chỉ một chút thay đổi trong lối sống, tăng cường tập luyện và kiên trì thì ... [xem thêm]

Âm đạo chật quá cũng khổ!

(10)
Hiện nay, vẫn còn nhiều chị em tỏ ra khá ngại ngùng khi chia sẻ các vấn đề liên quan đến vùng kín. Tuy nhiên, việc nắm rõ các kiến thức cơ bản về cấu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN