Ung thư vòm họng có chữa được không?

(3.56) - 61 đánh giá

Một trong những yếu tố làm tăng mức độ nguy hiểm của ung thư vòm họng là bệnh tiến triển rất âm thầm. Đến khi triệu chứng bộc phát làm bệnh nhân suy kiệt thì bệnh đã ở giai đoạn nặng. Trong khi đó, nếu không được điều trị từ sớm, các khối u sẽ di căn sang những bộ phận khác, đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.

Vậy bệnh ung thư vòm họng có chữa được không? Làm thế nào để phát hiện ung thư vòm họng ở giai đoạn sớm?

Ung thư vòm họng có chữa được không?

Cũng như các loại ung thư khác, ung thư vòm họng không phải là căn bệnh bộc phát mà có sự tiến triển âm thầm. Muốn biết bệnh ung thư vòm họng có chữa được không, bạn hãy tìm hiểu thêm 4 giai đoạn phát triển của bệnh bao gồm:

Giai đoạn 1: Ủ bệnh

Trong giai đoạn này, ung thư vòm họng không có những biểu hiện rõ rệt. Đôi khi triệu chứng đau họng hoặc ho có đờm của nó rất giống với bệnh viêm họng thông thường nên hầu như chúng ta đều không đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của những biểu hiện đó. Ngược lại, nếu bạn dành sự quan tâm đúng mức đến những dấu hiệu này và đến bệnh viện tầm soát ung thư vòm họng để phát hiện bệnh, tỷ lệ điều trị bệnh thành công sẽ rất cao.

Giai đoạn 2: Bệnh tiến triển

Sau khi bước qua giai đoạn ủ bệnh, các khối u sẽ lớn dần lên khiến triệu chứng ung thư vòm họng bộc lộ rõ ràng hơn. Người bệnh có thể thấy đau họng dữ dội, trong đờm có máu, khó nuốt thức ăn hoặc đồ uống…

Song trong giai đoạn này, khối u vẫn chưa di căn sang các hạch bạch huyết nên bạn hoàn toàn có khả năng chữa khỏi bệnh ung thư vòm họng ở giai đoạn 2.

Giai đoạn 3: Khối u lây lan

Khi các khối u phát triển lớn hơn, chúng sẽ chèn vào hạch bạch huyết gần đó và lây lan sang những khu vực khác. Ở giai đoạn này, các bác sĩ thường phải tìm câu trả lời khéo léo nhất để giải đáp thắc mắc “ung thư vòm họng có chữa được không?” của các bệnh nhân. Dù có thể chữa bệnh trong giai đoạn này nhưng hầu như tỷ lệ khỏi bệnh rất thấp.

Giai đoạn 4: Di căn

Ở giai đoạn di căn, bệnh ung thư vòm họng đã phá hủy một phần hoặc toàn bộ hệ thống hạch bạch huyết và đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Ở giai đoạn này, bệnh sẽ không thể chữa khỏi.

Bạn biết gì về phương pháp xạ trị ung thư vòm họng?

Xạ trị là một phương pháp điều trị phổ biến áp dụng cho các bệnh nhân ung thư, trong đó có ung thư vòm họng. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng các chùm hạt năng lượng cao chiếu thẳng vào các khối u để làm hỏng DNA của chúng. Từ đó, tế bào ung thư sẽ bị tiêu diệt.

Trong nhiều trường hợp, xạ trị có thể được sử dụng như một phương pháp chính để tiêu diệt khối u tận gốc. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp xạ trị và hóa trị để nâng cao hiệu quả của việc điều trị ung thư.

Vì xạ trị ung thư là cách chữa trị cục bộ nên những tác dụng phụ của phương pháp này chỉ diễn ra ở khu vực cơ thể được xạ trị.

Tác dụng phụ phổ biến nhất sau khi xạ trị là người bệnh thấy mệt mỏi kéo dài (khoảng 2-3 tháng sau khi xạ trị). Nguyên nhân được giải thích là do quá trình xạ trị khiến bệnh nhân bị giảm hồng cầu, người mệt mỏi gây chán ăn khiến năng lượng bị thiếu hụt. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị khô miệng, viêm da hoặc dễ gặp phải các vấn đề răng miệng khác sau khi xạ trị.

Người bị ung thư vòm họng cần phải làm gì để tăng tỷ lệ sống?

Cuộc chiến với ung thư để giành lấy sự sống là cuộc chiến không dễ dàng. Bệnh nhân và người nhà không những phải luôn duy trì tinh thần lạc quan mà còn phải có những hiểu biết nhất định về căn bệnh mình đang mắc phải. Ung thư vòm họng có chữa được không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này.

Nếu được phát hiện và điều trị sớm khi bệnh ở giai đoạn 1 hoặc 2, bạn hoàn toàn có thể kéo dài cuộc sống của mình thêm 5-10 năm hoặc khỏi bệnh hoàn toàn tùy vào sức khỏe mỗi người.

Trong hầu hết các trường hợp phát hiện mình bị ung thư vòm họng, bệnh nhân và người nhà buộc phải luôn tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc và phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không được ăn các loại thực phẩm lên men hoặc thực phẩm chứa nhiều muối và không hút thuốc, không uống rượu, bia, không dùng thực phẩm quá cay như ớt, tiêu hay quá nóng để khu vực vòm họng không bị thêm các tổn thương bên ngoài.

Nếu bệnh nhân có sức khỏe kém, không đủ sức đáp ứng cho phương pháp xạ trị, hóa trị hoặc các cách điều trị bằng Tây y khác thì có thể nghĩ đến 2 bài thuốc Đông y sau:

Lá cây trinh nữ

Theo Đông y, lá cây trinh nữ có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm và điều trị hiệu quả các triệu chứng bất thường ở vòm họng. Để dùng lá cây trình nữ chữa ung thư vòm họng, bạn hãy lấy lá cây tươi giã nát rồi vắt lấy nước uống mỗi ngày. Trong quá trình này, bạn hãy nhớ theo dõi sát mọi tiến triển của cơ thể để có phương án xử lý phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.

Nấm linh chi

Các hoạt chất trong nấm linh chi có khả năng đào thải độc tố và tiêu diệt khối u. Ngoài ra, tác dụng của nấm linh chi còn được y học chứng minh ở nhiều lĩnh vực khác như làm đẹp, bồi bổ sức khỏe. Bạn có thể dùng nấm linh chi để nấu lấy nước uống hàng ngày.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tìm lời giải đáp cho việc uống melatonin có hại không

(75)
Để đối phó với tình trạng thường xuyên khó ngủ, nhiều người lựa chọn cách liên tục bổ sung melatonin. Tuy nhiên, chỉ một số ít người hiểu được ... [xem thêm]

9 cách trị rệp giường để cả nhà lấy lại giấc ngủ ngon

(95)
Rệp giường cắn khiến bạn thức dậy với cảm giác ngứa ngáy và nổi những nốt đỏ. Điều này vừa gây mất thẩm mỹ vừa ảnh hưởng đến cuộc sống ... [xem thêm]

Lo âu

(65)
Tìm hiểu chungLo âu là bệnh gì?Lo lắng là một trạng thái bình thường. Tuy nhiên, luôn luôn lo lắng bồn chồn quá mức lại trở thành bệnh lý – gọi là rối ... [xem thêm]

Tăng sản nội mạc tử cung

(60)
Tìm hiểu chungTăng sản nội mạc tử cung là bệnh gì?Tăng sản nội mạc tử cung là tình trạng nội mạc tử cung hay lớp niêm mạc tử cung trở nên quá dày vì ... [xem thêm]

Bác sĩ xử lý thai chết lưu ra khỏi cơ thể mẹ như thế nào?

(88)
Không gì đau bằng nỗi đau mất con. Vì thế, bạn cần hiểu rõ cách xử lý thai chết lưu, các xét nghiệm tìm nguyên nhân và cơ hội mang thai lần sau.Sau khi tìm ... [xem thêm]

4 thực phẩm giúp vết thương trên da mau lành

(61)
Trên thực tế, da của chúng ta có khả năng tự chữa lành và tái tạo các lớp tế bào mới để thay thế cho các tế bào cũ khi bị thương, cháy nắng hoặc sau ... [xem thêm]

Trẻ sơ sinh uống sữa dê có an toàn hay không?

(55)
Nếu muốn cho trẻ sơ sinh uống sữa dê thay vì sữa công thức, bạn nên tìm hiểu kỹ về thành phần cũng như độ an toàn của thực phẩm này.Bạn đang có ý ... [xem thêm]

Hãy kiên trì tập gym, bạn sẽ khỏe người lại đẹp dáng!

(43)
Bạn hăm hở đăng ký tập gym với hy vọng sẽ có vóc dáng chuẩn ba vòng tràn đầy sức sống, nhưng chỉ sau một tuần nâng tạ đã bắt đầu muốn… bỏ cuộc? ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN