Những triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối

(4.18) - 12 đánh giá

Ung thư gan là một trong những dạng ung thư phổ biến trên thế giới. Các triệu chứng của ung thư gan có thể tiến triển và xấu đi theo thời gian. Ung thư gan giai đoạn cuối là giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư, và là một trong những bệnh ung thư gây tử vong cao nhất, cơ hội sống sót của bệnh nhân phần lớn giảm đi ở giai đoạn này.

Tiến triển của ung thư gan giai đoạn cuối

Các giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư gan

Khi mắc ung thư gan giai đoạn cuối, lúc này cơ quan gan xuất hiện nhiều khối u ác tính có kích thước lớn và ít nhất một khối u đã lớn hơn 5 cm. Đồng thời, tế bào ung thư di căn tới mạch máu, xâm nhập qua cơ quan gần gan và nội tạng.

Trong giai đoạn cuối này, các tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc đi theo các mạch máu và đến các cơ quan lân cận. Ung thư gan tiến triển thường ít di căn đến các cơ quan xa gan, nếu có xảy ra thì thường lây lan sang phổi và xương.

Các triệu chứng của bệnh ung thư gan giai đoạn cuối

Xem xét bản chất của bệnh thì việc tìm hiểu các triệu chứng của ung thư gan giai đoạn cuối là vô cùng quan trọng. Những triệu chứng này không chỉ giúp xác định liệu trình điều trị mà còn giúp bệnh nhân ổn định hơn. Cần lưu ý rằng các triệu chứng của Ung thư gan thường trở nên rõ ràng ở giai đoạn cuối. Bao gồm những triệu chứng sau đây:

  • Giảm cân là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư gan giai đoạn cuối dù chế độ ăn của người bệnh không thay đổi.
  • Chán ăn: Cảm giác thèm ăn dường như giảm dần đối với bệnh nhân. Người ta đã quan sát thấy bệnh nhân bị ung thư gan giai đoạn cuối không cảm thấy dù chỉ ăn lượng ít .
  • Buồn nôn và nôn mửa liên tục khiến bệnh nhân luôn phiền muộn.
  • Biểu hiện vàng da khá rõ ràng trong giai đoạn này. Tuy nhiên cường độ vàng da có thể khác nhau đối với từng cá nhân.
  • Cơ thể trở nên vô vùng yếu ớt, mệt mỏi là điều rất phổ biến ở những người mắc phải.
  • Sốt là triệu chứng phổ biến của ung thư gan giai đoạn cuối.
  • Những cơn đau khó chịu vùng bụng dưới và sát xương bả vai phải ở giai đoạn này.
  • Gan to, có cảm giác như có một khối nào đó bị mắc kẹt ở phía bên phải của xương sườn.
  • Lách to ra cũng rất phổ biến, nó tạo cảm giác có khối mắc kẹt ở bên trái xương sườn.
  • Sưng ở nhiều nơi khác nhau như bụng là phổ biến. Chúng còn được gọi là Cổ trướng.

Hình thái ung thư gan

Mặc dù các triệu chứng rất giống với bất kỳ bệnh nhiễm trùng gan nào khác, nhưng các triệu chứng là rất quan trọng để tạo nên bệnh Ung thư gan.

Ung thư gan giai đoạn cuối nên ăn gì?

Ung thư gan cản trở sự thèm ăn của bạn một cách nghiêm trọng. Bản thân việc điều trị bệnh và ung thư gan khiến thức ăn trở nên không hấp dẫn. Tuy nhiên, bạn phải ăn uống đầy đủ dưỡng chất để giữ cho mình một sức khỏe dẻo dai để chống lại căn bệnh ung thư chết người.

Dưới đây là một số thực phẩm nên ăn và những điều cẩn tránh cho bệnh nhân ung thư gan.

Thực phẩm nên ăn

Protein nạc: Gan bị suy giảm khả năng xử lý protein béo (có nhiều trong thịt đỏ) nên bạn phải chọn ăn protein nạc (có nhiều trong thịt trắng). Chúng tăng cường khả năng miễn dịch của bạn và thúc đẩy phục hồi nhanh chóng. Protein nạc bao gồm: thịt gà, gà tây, cá, trứng, các loại hạt và đậu nành, và các sản phẩm từ sữa ít béo.

Trái cây và rau quả: Nông sản chứa nhiều chất dinh dưỡng để bổ sung cho hệ thống của bạn. Ăn nhiều trái cây tươi và rau giàu chất chống oxy hóa để chống lại tác hại của các gốc tự do và giữ cho bạn khỏe mạnh. Ăn các loại rau xanh như rau bina, cà rốt, bông cải xanh, cải Brussels, bí và khoai lang. Trái cây có màu sắc rực rỡ như táo, quả mọng, cam và dưa đỏ là những lựa chọn tốt.

Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc là nguồn cung cấp chất xơ tốt để tăng mức năng lượng của bạn. Bánh mì nguyên cám và mì ống, bột yến mạch, gạo lứt rất giàu chất xơ giúp dễ tiêu hóa ở bệnh nhân ung thư.

Gừng: Buồn nôn là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh ung thư gan. Nhấm nháp trà gừng rất hữu ích để chống lại cảm giác buồn nôn.

Chất béo lành mạnh: Chất béo có trong dầu cá, bơ, quả hạnh và hạt giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Nước: Uống nhiều nước là cần thiết để giữ cho bạn đủ nước trong quá trình điều trị ung thư gan.

Các thực phẩm cần tránh

Thực phẩm nhiều muối: Những thực phẩm này làm trầm trọng thêm các triệu chứng của ung thư gan. Giảm lượng muối ăn. Cắt giảm thực phẩm chế biến có chứa nhiều muối. Đọc kỹ nhãn.

Rượu: Nó làm tăng gánh nặng cho Gan.

Thực phẩm có đường: Các món tráng miệng như kẹo, bánh ngọt…có dinh dưỡng tối thiểu và quá nhiều đường nên tránh chúng.

Chán ăn và mệt mỏi thường gặp trong quá trình điều trị ung thư gan. Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp bạn khỏe mạnh và năng động.

Ung thư gan giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Tiên lượng của bệnh ung thư gan phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước của ung thư gan, số lượng tế bào tổn thương, sự lan rộng ra ngoài gan, sức khỏe của các mô gan xung quanh và sức khỏe chung của bệnh nhân.

Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ cho biết tỷ lệ sống sót sau 5 năm tổng thể cho tất cả các giai đoạn của ung thư gan là 15%. Một trong những lý do giải thích cho tỷ lệ sống sót thấp này là nhiều người bị ung thư gan cũng có bệnh lý tiềm ẩn khác như xơ gan. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót sau 5 năm có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ di căn của ung thư gan.

Nếu ung thư gan khu trú (khu trú trong gan), tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 28%. Nếu ung thư gan khu vực (đã phát triển sang các cơ quan lân cận), tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 7%. Một khi ung thư gan di căn xa (di căn đến các cơ quan hoặc mô ở xa), thời gian sống sót sẽ thấp tới 2 năm.

Tỷ lệ sống sót cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các phương pháp điểu trị có sẵn. Ung thư gan có thể được phẫu thuật cắt bỏ có tỷ lệ sống sót sau 5 năm được cải thiện hơn 50%. Khi được phát hiện ở giai đoạn sớm nhất và gan được cấy ghép, tỷ lệ sống sót sau 5 năm có thể lên tới 70%.

Các trường hợp tử vong do ung thư gan nguyên phát thường do suy gan, chảy máu hoặc ung thư tiến triển.

Ung thư gan giai đoạn cuối có lây không?

Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh được khả năng lây lan của ung thư gan nói chung cũng như ung thư gan giai đoạn cuối nói riêng có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua ăn uống chung, tiếp xúc gần gũi, sống chung, hôn hay thậm chí là quan hệ tình dục.

Để biết được rằng liệu ung thư gan giai đoạn cuối có lây không, bạn phải biết được nguyên nhân gây bệnh ung thư gan:

  • Ung thư gan phát triển từ bệnh xơ gan: Theo thống kê cho thấy 80% số bệnh nhân mắc bệnh ung thư gan có biểu hiện của bệnh xơ gan trước đó. Có thể nói bệnh xơ gan là biểu hiện của bệnh ung thư gan nếu không điều trị kịp thời có thể tiến triển dẫn đến ung thư.
  • Ung thư gan do virut viêm gan B: Virus viêm gan B là một trong nhưng nguyên nhân dễ gây ung thư gan nhiều nhất hiện nay. Ở Việt Nam có đến hơn 70% người mắc chứng ung thư gan do nguyên nhân này.
  • Ung thư gan do virut viêm gan C: Ung thư gan do nhiễm virus viêm gan C khá hiếm gặp tại Việt Nam. Thống kê mới đây cho thấy tại Việt Nam chỉ có 7% các trường hợp mắc chứng bệnh này do virus viêm gan C.
  • Ung thư gan do yếu tố di truyền: Người mẹ bị viêm gan B khi mang thai có thể truyền sang em bé trong bụng tạo tiền đề gây ung thư gan.

Vậy bệnh ung thư gan giai đoạn cuối có lây không?. Một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh sẽ không cho phép các tế bào ung thư có cơ hội phát triển. Các cơ quan trong cơ thể sẽ nhanh chóng đào thải và phá hủy các tế bào ung thư ngay lập tức khi được phát hiện. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý đối với những trường hợp người bị ung thư gan do các virus viêm gan B, C gây ra có thể lây nhiễm sang người khác, tạo tiền đề gây bệnh ung thư gan.

Một số con đường lây nhiễm đối với những người mắc chứng viêm gan do virus phải kể đến như qua máu, qua quan hệ tình dục và truyền từ mẹ sang con. Hiểu rõ hơn về bệnh ung thư gan là điều cần thiết giúp bạn phòng ngừa và tránh lây nhiễm chéo khi gia đình có người bị bệnh.

Biên dịch - Hiệu đính

Quản lý sưu tầm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đau và viêm loét miệng

(80)
Viêm loét miệng là xuất hiện các vết trợt, loét trong niêm mạc miệng. Nguyên nhân là do các phương pháp điều trị ung thư có thể làm tổn thương các tế bào ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Chương 10 – Sau điều trị

(81)
Biên dịch: Hà Xuân Nam Hiệu đính: Ths.Bs.Trần Vĩnh Phú, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012 Được chấp thuận bởi Ban ... [xem thêm]

Điều trị ung thư và khả năng sinh sản ở nam giới

(63)
Biên dịch: Phan Thị Thanh Hương Hiệu đính: Trần Thị Kim Vân, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Bài viết này cung ... [xem thêm]

Lựa chọn của nam giới sau điều trị ung thư

(39)
Biên dịch: Nguyễn Đông Hải Hiệu đính: Bs. Lã Thanh Nga, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019 Bài viết có chứa một ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Chương 11 – Con đường phía trước

(44)
Biên dịch: Nguyễn Thị Xuân Hương Hiệu đính: Ths. Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012 Được chấp ... [xem thêm]

Các phương pháp điều trị ung thư hắc tố

(79)
Biên dịch: Bùi Minh Quân, Đỗ Thị Xuân Miên, Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: ThS.BS. Lê Công Định – Bệnh viện Ung bướu Hà Nội Thông qua bài viết này, bạn ... [xem thêm]

Cuộc sống sau ung thư

(54)
Phần này cung cấp thông tin về các chủ đề sau: Hỏi đáp chuyên gia: Điều gì sẽ đến sau khi kết thúc điều trị: Làm thế nào để đối phó với sự kết ... [xem thêm]

U sọ hầu ở trẻ em: Chẩn đoán

(23)
Bài viết này giới thiệu danh sách các xét nghiệm, thủ thuật và chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để tìm ra nguyên nhân của một vấn đề sức khỏe. Sử ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN