Đau và viêm loét miệng

(3.71) - 80 đánh giá

Viêm loét miệng là xuất hiện các vết trợt, loét trong niêm mạc miệng. Nguyên nhân là do các phương pháp điều trị ung thư có thể làm tổn thương các tế bào ở miệng, họng và đường tiêu hóa, từ đó dẫn đến các vết loét tại vị trí bị ảnh hưởng. Trong một số trường hợp, vết loét có thể lan xuống họng và đường tiêu hóa gây cảm giác đau khi ăn uống hoặc khi nuốt. Viêm loét miệng có thể xuất hiện sau khi bắt đầu điều trị ung thư 1 đến 2 tuần và có thể xuất hiện rồi hết theo đợt điều trị nếu người bệnh điều trị theo chu kỳ.

Các phương pháp điều trị và các yếu tố thường gây ra viêm loét miệng

  • Một số loại hóa chất, thuốc nhắm trúng đích, thuốc điều trị miễn dịch trong điều trị ung thư.
  • Xạ trị vào vùng đầu cổ.
  • Nhiễm khuẩn.
  • Mất nước.
  • Vệ sinh răng miệng kém.
  • Liệu pháp oxy.
  • Sử dụng rượu bia hoặc hút thuốc.
  • Cơ thể thiếu một số loại đạm và vitamin.

Thường sẽ mất 2 đến 4 tuần để các vết loét lành lại sau khi kết thúc điều trị ung thư. Viêm loét miệng có thể rất đau và dẫn đến mất nước, ăn kém và sút cân. Việc điều trị cũng có thể tốn kém nếu viêm loét miệng gây ra những vấn đề nghiêm trọng.

Các dấu hiệu của viêm loét miệng

  • Các vết loét trong miệng có màu đỏ hoặc có các vết trợt màu trắng ở giữa. Chúng có thể bị chảy máu hoặc nhiễm trùng.
  • Sưng nề ở lợi, miệng hoặc họng.
  • Đau và khó chịu khi nhai, nuốt, cảm giác giống như bị đau họng.
  • Các vết loét nhỏ, chảy máu hay các vết loét ở miệng, lợi, trên và dưới lưỡi.
  • Các mảng trắng, vàng hay có mủ trong miệng hay trên lưỡi.
  • Tăng chất nhầy trong miệng.
  • Cảm giác khô, rát nhẹ hay bị đau khi ăn thức ăn nóng và lạnh.
  • Ợ nóng và khó tiêu.


Hình ảnh viêm loét miệng

Điều trị đau và viêm loét miệng

Khám răng miệng trước khi điều trị ung thư, và đặc biệt trước khi xạ trị vùng đầu cổ có thể giúp phòng và hạn chế viêm loét miệng. Nha sĩ có thể chỉ cho bạn cách chăm sóc răng miệng và có thể điều trị các nhiễm trùng trong khoang miệng trước khi bắt đầu điều trị ung thư.

Chăm sóc răng miệng tốt và sử dụng các loại nước súc miệng

Chăm sóc răng miệng tốt là chìa khóa giúp giảm nguy cơ viêm loét miệng nặng. Sử dụng bàn chải mềm và tăm bông có thể giữ cho miệng sạch và giảm nguy cơ tổn thương lợi và niêm mạc miệng. Nếu bạn sử dụng chỉ nha khoa, hãy xin ý kiến bác sĩ xem nên dùng tiếp hay dừng.

Có một số loại nước súc miệng có thể giúp làm sạch miệng và làm dịu cảm giác khó chịu. Hãy hỏi bác sĩ xem loại súc miệng nào là tốt nhất cho trường hợp của bạn, ví dụ như baking soda, nước muối, hay dung dịch súc miệng nước muối sinh lý. Các loại nước súc miệng có thành phần kháng khuẩn hay steroid có thể được khuyến cáo, tùy thuộc vào mức độ nặng của viêm loét miệng.

Benzydamine (1 loại thuốc chống viêm) và dexamethasone (1 loại thuốc thuộc nhóm steroid) được sử dụng riêng biệt trong các nước súc miệng có tác dụng làm sạch và giảm cảm giác khó chịu.

Vì một số loại nước súc miệng và phương pháp dân gian có thể gây hại và làm cho viêm loét miệng trở nên nặng hơn, nên hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi sử dụng hoặc tự pha chế bất kỳ loại nước súc miệng nào tại nhà để đảm bảo là loại nước súc miệng đó phù hợp với bạn.

Một số loại thuốc

Một số loại thuốc bổ và vitamin có thể hữu ích với viêm loét miệng, nhưng bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bổ hay vitamin nào.

Bác sĩ điều trị cũng sẽ kê đơn một số loại thuốc điều trị viêm loét miệng khi cần thiết

Áp lạnh

Khi sử dụng áp lạnh tức là bệnh nhân sẽ ngậm đá bào trước, trong và sau các phương pháp điều trị (hóa trị, xạ trị, ghép tế bào gốc). Một số nghiên cứu đã chứng minh việc này giúp phòng ngừa loét miệng và hạn chế cảm giác khó chịu bằng việc giảm dòng máu tới mô và hạn chế phơi nhiễm hóa chất liều cao hay phóng xạ do điều trị.

Liệu pháp laser mức độ thấp

Nghiên cứu đã chỉ ra một số lợi ích của việc sử dụng liệu pháp laser mức độ thấp (LLLT) ở một số bệnh nhân để phòng loét miệng do ghép tế bào gốc và xạ trị vùng đầu cổ. Một số nghiên cứu vẫn đang được thực hiện để xem LLLT có thể sử dụng đối với các phương pháp điều trị khác không.

Xem thêm bài viết Hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách cho bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị

Người bệnh nên làm gì

Kiểm tra miệng 2 lần một ngày bằng việc sử dụng đèn pin nhỏ, gương và một cái que popsicle (dạng que kem dẹt). Nếu bạn có răng giả thì hãy tháo ra trước khi kiểm tra miệng. Báo bác sĩ điều trị ung thư biết bất kỳ cảm giác khác lạ nào trong miệng hay thay đổi vị giác.

Tự kiểm tra miệng với que kem dẹt
(Nguồn ảnh: https://www.wikihow.com/Treat-Mouth-Ulcers-Naturally)

Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị ung thư của bạn để có một kế hoạch chăm sóc răng miệng phù hợp với bạn.

Ví dụ: bác sĩ có thể khuyến cáo bạn vệ sinh miệng 30 phút sau khi ăn và mỗi 4 giờ (trừ lúc ngủ) bằng việc sử dụng bàn chải mềm, kem đánh răng không mài mòn, và loại nước súc miệng không chứa cồn, hay là một loại nước súc miệng. Hãy hỏi xem liệu bạn có nên xỉa răng hay không. Nếu bạn có răng giả, bạn có thể được hướng dẫn tháo và làm sạch răng giả ngoài các bữa ăn theo lịch trình thường xuyên, và bảo quản chúng trong nước ngâm rửa.

Các bí quyết khác có thể có ích bao gồm:

  • Giữ ẩm cho môi bằng dầu khoáng, son dưỡng môi nhẹ hoặc bơ ca cao.
  • Uống ít nhất 2 đến 3 lít dịch mỗi ngày, nếu bác sĩ của bạn chấp thuận.
  • Hỏi bác sĩ về loại thuốc có thể bôi trước bữa ăn từ 15 đến 20 phút hoặc dùng tăm bông bôi lên chỗ loét đau trước bữa ăn.
  • Hỏi bác sĩ về các loại thuốc khác để giảm đau.
  • Ăn các thức ăn và đồ uống đã được làm lạnh (chẳng hạn như kem, đá bào, sữa chua đông lạnh).
  • Ăn thức ăn mềm, ẩm, dễ nuốt.
  • Sử dụng ống hút.
  • Ăn nhiều bữa nhỏ, thường xuyên với thức ăn nhạt, ẩm, không cay. Tránh các loại rau và trái cây sống, cũng như các loại thực phẩm khô cứng khác, chẳng hạn như khoai tây chiên hoặc bánh quy giòn.
  • Tránh đồ uống có ga, rượu bia và hút thuốc.
  • Không ăn thức ăn quá mặn, cay, hoặc nhiều đường.
  • Tránh trái cây và nước trái cây chua, chẳng hạn như cà chua, cam hoặc chanh.

Tránh đồ ăn quá chua, cay hoặc nóng để tránh kích thích vết loét
(Nguồn ảnh: https://www.wikihow.com/Treat-Mouth-Ulcers-Naturally)

Người chăm sóc nên làm gì cho người bệnh

  • Sử dụng đèn pin để kiểm tra miệng của người bệnh xem có các vùng đỏ hoặc mảng trắng không (những vùng này thường trở thành vết loét). Nếu người bệnh đeo răng giả thì nên tháo ra trước khi nhìn.
  • Cho người bệnh uống bằng ống hút có thể giúp tránh tiếp xúc với các vết loét trong miệng.
  • Cho người bệnh ăn các thức ăn mềm. Nghiền hoặc xay nhuyễn các loại thực phẩm trong máy xay sinh tố để dễ ăn hơn.
  • Thử đắp vết loét miệng bằng Anbesol® hoặc Orajel® trước bữa ăn để làm tê trong khi ăn, nếu bác sĩ ung thư đồng ý.
  • Cho uống thuốc giảm đau trước giờ ăn 30 phút.

Gọi cho bác sĩ nếu người bệnh có các triệu chứng sau:

  • Có những chỗ đỏ, tấy trong miệng kéo dài hơn 48 giờ.
  • Bị chảy máu lợi.
  • Có những “vết cắt” hoặc vết loét trong miệng.
  • Sốt từ 38°C trở lên khi đo nhiệt độ ở miệng.
  • Có các mảng trắng trên lưỡi hoặc bên trong miệng.
  • Ăn uống kém trong 2 ngày liền.
  • Không thể uống thuốc vì loét miệng.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancer.org/treatment/treatments-and-side-effects/physical-side-effects/mouth-problems/mouth-sores.html

Biên dịch - Hiệu đính

ThS. BS. Trương Thị Kiều Oanh - ThS. BS. Nguyễn Thanh Hằng
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Chương 5 – Những thay đổi trong gia đình

(27)
Biên dịch: Phan Thị Thanh Hương Hiệu đính: Bs. Lê Trần Ánh Ngân, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012 Được chấp thuận ... [xem thêm]

Chăm sóc trẻ sống sót sau ung thư

(57)
Người dịch: BS. Đặng Thị Tâm Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Mặc dù việc hoàn thành điều trị ung thư cho con bạn là điều đáng mừng, nhưng nó cũng có ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Bảng B – Các loại Xét nghiệm

(72)
Người dịch: Nguyễn Thị Xuân Hương Hiệu đính: Ths. Bs. Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012 Được ... [xem thêm]

Tổng quan về ung thư gan

(15)
Ung thư gan là gì? Ung thư gan là ung thư xuất phát từ các loại tế bào của gan. Gan có kích thước cỡ trái banh bầu dục nằm ở vùng bụng trên bên phải, bên ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ: Những vấn đề sức khỏe thường gặp

(13)
Biên dịch: Hoàng Mạnh Cường Hiệu đính: Ths.Bs. Lê Thỵ Phương Anh, Lê Hà Cảnh Châu Trong quá trình điều trị, nhóm chăm sóc sức khỏe của con bạn sẽ thực ... [xem thêm]

U nguyên bào tủy ở trẻ em: Giai đoạn

(85)
Biên dịch: Nguyễn Thị Xuân Hương Hiệu đính: Ths.Bs Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu Bài này mô tả sự tăng trưởng hoặc di căn của khối u, hay còn gọi ... [xem thêm]

Bệnh ghép chống chủ do truyền máu

(59)
Người dịch: Bs Phạm Võ Phương Thảo Người hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Bệnh ghép chống chủ do truyền máu là gì? Bệnh ghép chống chủ (GVHD) do truyền ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Chương 3 – Điều trị ung thư

(47)
Biên dịch: Nguyễn Đông Hải Hiệu đính: Lê Trần Ánh Ngân, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012 Được chấp thuận bởi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN