Điều trị ung thư và khả năng sinh sản ở nam giới

(3.78) - 63 đánh giá

Biên dịch: Phan Thị Thanh Hương

Hiệu đính: Trần Thị Kim Vân, Lê Hà Cảnh Châu

Được chấp thuận bởi Ban biên tập Yhoccongdong.com, tháng 12/2019

Bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quan về ảnh hưởng của điều trị ung thư đến khả năng sinh sản ở nam giới. Các phương pháp điều trị ung thư phổ biến nhất là hóa trị, xạ trị, phẫu thuật và liệu pháp hormone.

Tìm hiểu thêm các phương pháp điều trị ung thư bao gồm hóa trị, xạ trị và phẫu thuật.

Hóa trị

Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt hoặc làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư. Các loại thuốc sử dụng trong hóa trị được gọi là thuốc gây độc tế bào, có tác dụng lên các tế bào phát triển nhanh như tế bào ung thư. Nghĩa là cũng ảnh hưởng đến các tế bào phát triển nhanh khác như các tế bào sinh sản.

Ở nam giới, hóa trị có thể làm giảm hoặc ngừng sản xuất tinh trùng. Các loại thuốc này cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tinh trùng di chuyển lên ống dẫn trứng và thay đổi tính chất di truyền của tinh trùng.

Nguy cơ vô sinh phụ thuộc vào một số yếu tố:

  • Loại thuốc hóa trị được sử dụng – các thuốc thuộc nhóm Alkyl hóa thường tổn hại đến quá trình sản xuất tinh trùng
  • Liều lượng và thời gian điều trị hóa trị – ảnh hưởng đến thời gian để việc sản xuất tinh trùng trở lại bình thường. Trong một số trường hợp, việc sản xuất tinh trùng bị ngưng lại. Thường mất vài năm để bắt đầu sản xuất tinh trùng trở lại. Ở một số nam giới, sự thay đổi trong sản xuất tinh trùng có thể là vĩnh viễn.
  • Tuổi – trên 40 tuổi, cơ hội hồi phục lại khả năng sinh sản sẽ thấp.

Hóa trị có thể gây vô sinh vĩnh viễn nếu các tế bào trong tinh hoàn bị tổn thương quá mức.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng tia X để tiêu diệt hoặc làm tổn thương các tế bào ung thư khiến chúng không thể phát triển và nhân lên. Xạ trị được chiếu bên ngoài bởi chùm bức xạ ngoài, hoặc từ bên trong.

Nguy cơ vô sinh sẽ khác nhau phụ thuộc vào vị trí, liều lượng và số lần điều trị.

  • Xạ trị ngoài tại vùng xương chậu (đối với ung thư tuyến tiền liệt, trực tràng, bàng quang hoặc hậu môn và một số bệnh bạch cầu ở trẻ em) có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng.
  • Xạ trị não làm tổn thương tuyến yên, ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng và ham muốn tình dục.
  • Cận xạ trị cấy dưới da dùng trong ung thư tinh hoàn và tuyến tiền liệt có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng, nhưng nhiều người vẫn có khả năng hồi phục.

Tránh thụ thai trong khi điều trị

Một số phương pháp điều trị ung thư như hóa trị hoặc xạ trị ảnh hưởng đến tinh trùng và gây dị tật bẩm sinh. Trong quá trình điều trị vẫn có khả năng có con nên cần sử dụng biện pháp tránh thai hoặc tiết chế để tránh thụ thai trong quá trình điều trị.

Phẫu thuật

Phẫu thuật nhằm loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể. Nếu phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ cơ quan sinh dục hay các cơ quan lân cận như bàng quang, khả năng sinh sản sẽ bị ảnh hưởng.

Cắt bỏ tinh hoàn

Sau khi cắt bỏ một tinh hoàn, tinh hoàn còn lại sẽ tạo ra đủ tinh trùng để có thể làm cha, trừ khi tinh trùng không khỏe mạnh. Nếu tinh hoàn còn lại không sản xuất đủ testosterone, bạn có thể sử dụng liệu pháp thay thế hormone để tăng lượng tinh trùng lên.

Một vài trường hợp hiếm gặp, cả hai tinh hoàn đều bị cắt bỏ gây vô sinh vĩnh viễn vì không còn sản xuất tinh trùng. Nhưng vẫn có thể cương cứng.

Cắt bỏ tuyến tiền liệt

Trong quá trình phẫu thuật loại bỏ tuyến tiền liệt và túi tinh, ống dẫn tinh bị cắt, do đó tinh dịch không thể từ tinh hoàn đến niệu đạo. Cảm giác co thắt cơ, kích thích cùng với cực khoái vẫn còn nhưng sẽ không xuất tinh trong lúc đạt đỉnh.

Tuyến tiền liệt nằm gần các dây thần kinh và mạch máu có vai trò quan trọng trong sự cương cứng. Trong quá trình phẫu thuật có thể gây tổn thương bó mạch – thần kinh này, nhưng ảnh hưởng lên sự cương cứng phụ thuộc vào khả năng cương cứng trước khi phẫu thuật. Trong một số trường hợp, tinh dịch đi ngược lại về bàng quang thay vì ra phía trước, gọi là xuất tinh ngược.

Tham khảo hướng dẫn dưới đây để biết thêm chi tiết.

Cắt bỏ các tuyến bạch huyết (bóc tách hạch sau phúc mạc hoặc cắt bỏ hạch tuyến)

Phẫu thuật trong ung thư bàng quang, tuyến tiền liệt hay tinh hoàn có thể gây tổn thương các dây thần kinh có vai trò tạo và duy trì sự cương cứng dương vật. Tổn thương này tồn tại trong thời gian ngắn hoặc vĩnh viễn.

Các phẫu thuật viên có thể sử dụng kỹ thuật bảo vệ thần kinh để bảo tồn các dây thần kinh kiểm soát sự cương cứng. Phẫu thuật này hiệu quả nhất cho nam giới trẻ tuổi có khả năng cương cứng tốt trước phẫu thuật. Tuy nhiên, các vấn đề cương cứng thường xảy ra 1-3 năm sau phẫu thuật bảo vệ thần kinh này.

Kiểm soát các tác dụng phụ của phẫu thuật

Cực khoái khô

Nếu đang trải qua tình trạng cực khoái khô, bạn sẽ không thể có con thông qua quan hệ tình dục. Tuy nhiên, vẫn có thể có tinh trùng xuất từ tinh hoàn.

Xuất tinh ngược

Để kiểm soát tác dụng phụ này, có thể dùng thuốc co thắt van phía trong bàng quang. Điều này khiến tinh dịch ra khỏi dương vật như bình thường, và giúp thụ thai tự nhiên.

Vấn đề cương cứng

Khó tạo hay duy trì sự cương cứng được gọi là rối loạn cương dương hoặc liệt dương. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ trao đổi về khả năng tổn thương thần kinh gây ra vấn đề này hay không. Thuốc hoặc các phương pháp hỗ trợ có thể giúp cải thiện vấn đề. Các cặp vợ chồng cũng có thể thử nghiệm các loại kích thích tình dục không xâm nhập, như quan hệ bằng miệng, thủ dâm hoặc xoa bóp kích thích.

Tham khảo Ung thư và quan hệ tình dục.

Liệu pháp hormon

Hormone được sản xuất tự nhiên trong cơ thể có thể thúc đẩy sự phát triển của một số loại ung thư. Mục đích của liệu pháp hormone là làm giảm lượng hormone mà khối u nhận được nhằm làm chậm tiến triển của ung thư.Ở nam giới, testosterone làm tiến triển ung thư tuyến tiền liệt. Giảm sản xuất và ngăn tác động của testosterone làm chậm sự phát triển của ung thư, thậm chí thu nhỏ khối u. Điều này có thể gây vô sinh. Nam giới mắc ung thư vú đang dùng thuốc tamoxifen (một loại thuốc chống estrogen) có thể tăng sản xuất tinh trùng.

Các phương pháp điều trị khác

Các phương pháp điều trị ung thư khác bao gồm cấy ghép tế bào gốc, liệu pháp miễn dịch và liệu pháp nhắm trúng đích.

Cấy ghép tế bào gốc thường đòi hỏi hóa trị liệu liều cao hoặc xạ trị. Việc này được tiến hành trước khi cấy ghép nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư và làm suy yếu hệ thống miễn dịch để không tấn công các tế bào của người hiến tặng trong quá trình cấy ghép. Hóa trị liệu liều cao hoặc xạ trị có thể ảnh hưởng vĩnh viễn đến việc sản xuất tinh trùng.

Tác dụng của liệu pháp miễn dịch và liệu pháp nhắm trúng đích đến khả năng sinh sản và thụ thai hiện vẫn chưa được biết đến. Quan trọng là trao đổi với chuyên gia ung thư về các lựa chọn hoặc khả năng sinh sản của bạn.

Tài liệu tham khảo

https://www.cancervic.org.au/living-with-cancer/common-side-effects/fertility/men-s-fertility-and-cancer-treatments.html

Biên dịch - Hiệu đính

Lê Hà Cảnh Châu
Đánh giá:

Bài viết liên quan

U biểu mô đường tiêu hóa (GIST) – Các thử nghiệm lâm sàng

(27)
Biên dịch: Phùng Ngọc Dung; Phan Thị Thu Hiền; Dương Thị Bích Ngọc Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Thị Hợi – Khoa Nội soi Thăm dò chức năng Bệnh viện Ung Bướu Hà ... [xem thêm]

U nguyên bào tủy ở trẻ em: Thống kê

(34)
Biên dịch: Nguyễn Thị Xuân Hương Hiệu đính: Ths.Bs Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu Bài viết này giới thiệu về số lượng trẻ em được chẩn đoán ... [xem thêm]

Ung thư vú thể ống xâm nhập

(32)
Biên dịch: Phùng Thị Hương, Hoàng Thu Hà Hiệu đính: ThS. BS. Lê Công Định – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội Bài viết này nói về ung thư vú thể ống xâm nhập. ... [xem thêm]

Khô da ở người bệnh ung thư

(20)
Tổng quan chung Da khô có thể thô ráp, dễ bong tróc, đỏ, và đôi khi thấy đau, do không đủ lượng dầu và nước trong các lớp của da. Nguyên nhân phổ biến ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Chương 10 – Sau điều trị

(81)
Biên dịch: Hà Xuân Nam Hiệu đính: Ths.Bs.Trần Vĩnh Phú, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012 Được chấp thuận bởi Ban ... [xem thêm]

Tác dụng phụ dài hạn của điều trị ung thư

(53)
Biên dịch: ThS Phạm Võ Phương Thảo Hiệu đính: ThS.BS. Nguyễn Văn Tuy Nhiều người đã điều trị ung thư có nguy cơ phát triển các tác dụng phụ dài hạn. ... [xem thêm]

Hướng dẫn cho thanh thiếu niên | Bảng B – Các loại Xét nghiệm

(72)
Người dịch: Nguyễn Thị Xuân Hương Hiệu đính: Ths. Bs. Phạm Võ Phương Thảo, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 2/2012 Được ... [xem thêm]

Ung thư và các mối quan hệ bạn bè

(59)
Biên dịch: Nguyễn Đình Thắng Hiệu đính: Ths.Bs Nguyễn Hải Nam, Lê Hà Cảnh Châu Được chấp thuận bởi Ban biên tập Cancer.Net, tháng 06/2019 Được chấp thuận ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN