Những tác dụng không mong muốn khi tiêm hCG trong thai kỳ

(3.95) - 23 đánh giá

Bạn từng bị sảy thai nhiều lần trước đây? Bạn đang mang thai và có dự định sẽ tiêm hCG trong thai kỳ để bảo vệ chính mình cũng như em bé? Nếu bạn đang nằm trong hai trường hợp này, bạn chắc hẳn cần phải tham khảo bài viết này ngay!

Tình trạng sảy thai có thể khiến phụ nữ chịu căng thẳng cả về cả thể chất lẫn tinh thần. Bạn rất mong có thai nhưng việc sảy thai trong quá khứ có thể vẫn làm bạn ám ảnh và lo lắng. Có rất nhiều nguyên nhân gây sảy thai và tình trạng mất cân bằng nội tiết tố có thể là một trong số đó. Bạn có thể đã biết về khả năng làm giảm nguy cơ sảy thai của việc tiêm hCG khi mang thai và đang có ý định muốn thực hiện phương pháp này. Thế nhưng, việc tiêm hCG khi mang thai có thật sự an toàn? Hãy tìm hiểu thêm cùng Chúng tôi nhé.

Tiêm hCG trong thai kỳ có thật sự ngăn ngừa sảy thai?

hCG (Human Chorionic Gonadotropin) là một loại hormone được sản xuất bởi các tế bào tạo nên nhau thai. Nhau thai cũng tiết ra hCG trong thai kỳ. Hormone này tiếp tục thúc đẩy việc sản xuất nhiều loại hormone khác như progesterone để đảm bảo sự phát triển thích hợp của nhau thai trong thai kỳ.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể được yêu cầu tiêm hCG trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, nhưng đôi khi, bạn cũng cần tiêm trong tam cá nguyệt thứ hai.

hCG có vai trò thế nào đối với phụ nữ mang thai?

Nói chung, khi phụ nữ mang thai, các tế bào thúc đẩy sự phát triển của nhau thai sẽ tiết ra hCG. Hormone này giúp nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh khi nó bám vào thành tử cung. Sau đó, nhau thai được hình thành và các tế bào của nhau thai sẽ tự tiết ra hormone.

Khi phôi phát triển, lượng hCG được tiết ra tăng lên đáng kể. Nói cách khác, cần cung cấp đủ loại hormone này cho sự phát triển bình thường cả nhau thai trong thai kỳ.

Tác dụng phụ của việc tiêm hCG trong thai kỳ

Việc tiêm hCG có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Trong giai đoạn đầu mang thai, hCG có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm một số triệu chứng liên quan đến thai kỳ như buồn nôn, đau nhức và đau ở vú…

• Nếu bạn tiêm loại hormone này trong thời gian rụng trứng thì có thể làm tăng khả năng mang đa thai.

• Một số tác dụng phụ nhẹ khác liên quan có thể kể đến như giữ nước, đau đầu, khó chịu, mệt mỏi, khó chịu ở bụng và đau nhức tại chỗ tiêm.

• Phụ nữ tiêm hCG khi mang thai cũng có nguy cơ mắc hội chứng quá kích buồng trứng. Đó là một hội chứng nghiêm trọng được chứng minh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Hội chứng này có thể khiến các mẹ bầu cảm thấy đau bụng và xương chậu nghiêm trọng, khó thở, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, bí tiểu và thậm chí là chân tay sưng phù.

Trên thực tế, những rủi ro đến từ việc tiêm hCG khi mang thai vượt xa những lợi ích mà nó mang lại cho mẹ và thai nhi. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa trước khi áp dụng phương pháp này.

Sảy thai thường xuyên có thể gây đau đớn về tinh thần và mệt mỏi cho các cặp vợ chồng muốn có con. Bạn nên tìm đến bác sĩ và xác định nguyên nhân gây sảy thai trước khi lựa chọn một phương pháp trị liệu nào đó. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia sản khoa về việc tiêm hCG và cân nhắc xem liệu bạn có nhất thiết phải làm điều đó hay không.

Chúng tôi hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về lợi ích cũng như tác dụng phụ của việc tiêm hCG khi mang thai.

Phương Quỳnh/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mittelschmerz

(12)
Tìm hiểu chungMittelschmerz là gì?Mittelschmerz là tình trạng đau bụng dưới một bên liên quan đến rụng trứng. Từ tiếng Đức mittelschmerz có nghĩa là “đau giữa ... [xem thêm]

Bệnh lậu ở nữ giới – mối đe dọa khôn lường

(41)
Bệnh lậu khá phổ biến, cả phụ nữ và đàn ông đều có thể mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt, những người quan hệ tình dục với nhiều người thường ... [xem thêm]

Lợi ích và bất lợi khi cho trẻ đi học mầm non

(11)
Trẻ đi học mầm non nhận được nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều bất cập. Nắm rõ những điều này giúp bạn cân nhắc kỹ hơn trước khi ... [xem thêm]

4 chiêu đơn giản giúp giảm căng thẳng khi mang thai

(66)
Mang thai là một hành trình tuyệt vời nhưng cũng mang lại không ít khó khăn mẹ bầu. Những thử thách này dễ làm chị em căng thẳng dẫn đến trầm cảm nếu ... [xem thêm]

7 lời khuyên giúp kiểm soát cơn đau do ung thư

(64)
Đau do ung thư khiến bạn hoạt động khó khăn, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý. Sau đây là 7 lời khuyên giúp bạn kiểm soát cơn đau ... [xem thêm]

Ăn chay có tốt cho sức khỏe hay không?

(68)
Chế độ ăn chay có tốt không phụ thuộc vào sự cân đối dinh dưỡng, nếu thực hiện không đúng cách thì sẽ khiến bạn thiếu chất đấy!Hẳn là không ít ... [xem thêm]

Những biến chứng thường gặp trong thai kỳ

(98)
Mang thai là thời điểm mà cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều cảm xúc từ vui buồn đến lo lắng, đặc biệt là về những biến chứng thường gặp trong thai ... [xem thêm]

Bạn cần biết gì khi cho trẻ 3 tuổi ăn?

(46)
Bé lúc này đã trong độ tuổi sắp đi học, vì vậy bạn cần rèn luyện để bé có được thái độ tốt nhất khi ăn uống. Lý tưởng nhất, bé không còn coi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN