Bệnh lậu ở nữ giới – mối đe dọa khôn lường

(3.73) - 41 đánh giá

Bệnh lậu khá phổ biến, cả phụ nữ và đàn ông đều có thể mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt, những người quan hệ tình dục với nhiều người thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Tìm hiểu chung về bệnh lậu

Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI), gây ra bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hoặc gonococcus. Bệnh có thể dễ dàng lây lan giữa mọi người với nhau thông qua:

  • Quan hệ tình dục đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn
  • Dùng chung máy rung hoặc các đồ chơi tình dục khác khi chưa rửa sạch hoặc bọc bằng bao cao su mỗi lần sử dụng.

Bệnh lậu ảnh hưởng đến niệu đạo, trực tràng và cổ họng. Bệnh lậu ở nữ giới cũng ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản.

Triệu chứng bệnh lậu thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lậu là gì?

Các triệu chứng bệnh lậu thường không xuất hiện ngay khi bạn bị nhiễm bệnh. Triệu chứng thường xuất hiện khoảng 10-20 ngày sau khi nhiễm trùng. Khi các triệu chứng xuất hiện, bạn nên điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không điều trị, bệnh có thể gây phát ban, sốt và cuối cùng là đau khớp.

Triệu chứng lâm sàng và dấu hiệu bệnh lậu thường khác nhau ở nam và nữ.

Các dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới gồm:

  • Đau đi tiểu
  • Đi tiểu nhiều hơn
  • Mủ ở dương vật
  • Đau hoặc sưng ở đầu dương vật
  • Sưng hoặc đau ở tinh hoàn
  • Đau dai dẳng

Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ gồm:

  • Dịch bất thường từ âm đạo
  • Đau hoặc có cảm giác nóng khi đi tiểu
  • Thường xuyên đi tiểu
  • Đau họng
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đau ở vùng bụng dưới
  • Sốt

Nhiều phụ nữ nghĩ rằng họ bị nhiễm nấm khi nhận thấy chất dịch âm đạo bất thường nhưng thực ra đó lại là ảnh hưởng gây ra bởi vi khuẩn bệnh lậu. Điều này dẫn đến việc họ tự điều trị bằng các loại thuốc không kê đơn để chữa bệnh nhiễm khuẩn nấm. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn không nên xử lý như vậy vì khi âm đạo tiết dịch bất thường thì đấy rất có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau. Do đó, cách tốt nhất là các chị em nên đi khám bác sĩ để có sự chẩn đoán chính xác và được điều trị đúng cách.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu sau:

  • Tiểu đau
  • Tăng tiết dịch âm đạo
  • Chảy máu bất thường ở âm đạo
  • Ngứa hậu môn
  • Đau nhức, chảy máu hậu môn và đau khi đi đại tiện ở cả nam và nữ.

Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào kể trên hoặc bất cứ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với bác sĩ.

Nguyên nhân gây bệnh lậu

Bệnh lậu được gây ra bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hoặc gonococcus, có thể dễ dàng lây lan giữa mọi người với nhau thông qua:

  • Quan hệ tình dục đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn;
  • Dùng chung máy rung hoặc các đồ chơi tình dục khác khi chưa rửa sạch hoặc bọc bằng bao cao su mỗi lần sử dụng.

Nguy cơ mắc phải bệnh lậu

Những ai thường mắc phải bệnh lậu?

Mặc dù ảnh hưởng đến cả hai giới nhưng bệnh lậu ở nam giới thường phổ biến hơn nữ giới. Tuy nhiên, không nhiều người nhận ra rằng họ bị bệnh lậu vì bệnh hiếm khi có triệu chứng. Các đối tượng dễ mắc bệnh là những người thường xuyên có hoạt động quan hệ tình dục.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh lậu?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh lậu nhưng yếu tố quan trọng nhất chính là quan hệ tình dục không an toàn. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh như:

  • Quan hệ tình dục
  • Có bạn tình mới
  • Có nhiều bạn tình
  • Đã được chẩn đoán mắc bệnh lậu
  • Mắc các bệnh lậy truyền tình dục khác.

Điều trị bệnh lậu hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh lậu?

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh lậu bằng cách:

Kiểm tra bệnh lậu khi mang thai

Nếu bạn nghĩ rằng có khả năng mắc bệnh lậu hoặc Bệnh Chlamydia thường diễn ra cùng lúc với bệnh lậu. Bạn tình của bạn cũng cần được điều trị. Để tránh tái nhiễm, cả 2 không nên quan hệ tình dục cho đến khi cả hai điều trị xong.

Những rủi ro xảy ra nếu không điều trị bệnh

Bệnh lậu nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng và mãn tính ở cả phụ nữ và đàn ông.

Đối với nam giới, căn bệnh này là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm mào tinh hoàn. Nghiêm trọng hơn, đôi khi nó có thể dẫn đến chứng vô sinh nếu để lâu. Hơn nữa, khi không được điều trị kịp thời, bệnh cũng sẽ gây ảnh hưởng đến tuyến tiền liệt và hình thành sẹo trong đường tiết niệu làm cho việc tiểu tiện sau này ở nam giới gặp nhiều khó khăn.

Chưa hết, bệnh lậu nếu để lâu ngày có thể lây lan vào máu và các khớp đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Ngoài ra, những người mắc bệnh lậu có nguy cơ nhiễm

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Mẹ bầu ăn thịt vịt có ảnh hưởng đến thai nhi?

(16)
Có người tin rằng trong thai kỳ nếu mẹ ăn thịt vịt, chân con có màng như chân vịt. Thật ra, bà bầu ăn thịt vịt rất tốt bởi nó mang lại 5 lợi ích tuyệt ... [xem thêm]

Các biện pháp phòng ngừa thiếu sắt ở trẻ em

(15)
Thiếu sắt ở trẻ em là nguyên nhân dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Bạn đã biết nguyên nhân cũng như biện pháp ngăn ngừa cho bé yêu chưa?Sắt là vi ... [xem thêm]

6 dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu chất dinh dưỡng ở trẻ em

(85)
Tính tình cáu kỉnh thất thường, thường xuyên mệt mỏi hay tiêu chảy được xem là những dấu hiệu phổ biến của tình trạng thiếu chất dinh dưỡng ở trẻ ... [xem thêm]

Bạn có biết kết hôn và ly hôn có thể dẫn đến đột quỵ?

(84)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Lợi ích của tập thể dục đối với ung thư gan

(34)
Khi bạn được chẩn đoán ung thư gan, bác sĩ sẽ để cập đến các giai đoạn của ung thư gan. Phân giai đoạn là một cách để biết được tình trạng hiện ... [xem thêm]

Băng Kinesio: Biện pháp giảm đau cổ hiệu quả

(56)
Đau cổ là tình trạng tương đối phổ biến. Khi bạn không có hứng thú với một số phương pháp điều trị truyền thống, bạn có thể thử điều trị bằng ... [xem thêm]

Mặc đồ lót thế nào là đúng khi tập thể thao?

(97)
Liệu bạn đã mặc quần lót đúng cách khi tập thể thao hoặc tham gia các hoạt động mạnh? Khi chơi thể thao có nên mặc quần chip bên trong quần legging bó sát? ... [xem thêm]

Tiêm thuốc tránh thai: Không lo quên uống thuốc mỗi ngày

(32)
Để tăng cường hiệu quả tránh thai và đảm bảo sức khỏe lâu dài, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định sử dụng biện pháp tiêm thuốc tránh thai ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN