Những phương pháp tại nhà giúp làm trắng răng bị ố vàng

(3.53) - 77 đánh giá

Răng bị ố vàng là tình trạng tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, có những phương pháp tại nhà sẽ giúp bạn làm trắng răng hiệu quả.

Răng bị xỉn màu là một tình trạng tự nhiên và xảy ra từ từ theo thời gian, vì vậy bạn không thể tránh được tình trạng răng bị ố vàng. Khi bạn càng lớn tuổi, răng sẽ nhanh vàng hơn do lớp men ngoài bị mòn đi. Tuy nhiên, có một số phương pháp tại nhà giúp sẽ bạn làm trắng răng hiệu quả. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Các phương pháp làm trắng răng bị ố vàng

1. Đánh răng thường xuyên

Một trong những cách giúp làm trắng răng là thường xuyên đánh răng đúng cách. Bạn cần đánh răng sau khi ăn những thực phẩm hoặc đồ uống có thể làm răng bị ố vàng. Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, trong 2–3 phút. Bạn lưu ý phải chải thật kỹ ở những kẽ răng để lấy hết mảng bám, đánh răng theo hình vòng tròn ở mặt ngoài và mặt trong răng.

2. Baking soda và hydrogen peroxide (Oxy già)

Baking soda và hydrogen và peroxide có tác dụng loại bỏ mảng bám tích tụ ở bề mặt răng và kẽ răng, từ đó tiêu diệt vi khuẩn gây ra sâu răng.

Bạn trộn 20g baking soda với 29ml nước oxy già và dùng để đánh răng. Sau đó, bạn súc miệng kỹ với nước để làm sạch răng. Theo một nghiên cứu, nếu bạn dùng kem đánh răng có chứa baking soda và peroxide sẽ loại bỏ được vết bẩn và làm trắng răng trong vòng sáu tuần.

3. Súc miệng bằng dầu dừa

Súc miệng bằng dầu dừa sẽ giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trong miệng, do đó răng sẽ được trắng sáng. Bạn dùng 1–2 muỗng cà phê dầu dừa để súc miệng trong 10–30 phút. Bạn không được để dầu dừa trôi xuống cuống họng cũng như không nuốt dầu dừa vì nó có chứa độc tố và vi khuẩn ở miệng. Sau đó, bạn hãy súc miệng sạch lại với nước và đánh răng thật kỹ.

Vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh công dụng làm trắng răng của các loại dầu. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu năm 2015, việc súc miệng bằng dầu vừng hoặc dầu hướng dương sẽ giúp làm giảm tình trạng viêm nướu do mảng bám – nguyên nhân khiến răng bị ố vàng.

4. Sử dụng giấm táo

Sử dụng một lượng nhỏ giấm táo có thể giúp làm trắng răng. Bạn làm hỗn hợp nước súc miệng gồm 30ml giấm táo kết hợp với 177ml nước và súc trong vòng 30 giây. Sau đó, bạn hãy súc miệng với nước và đánh răng sạch.

Theo một nghiên cứu năm 2014, giấm táo có tác dụng làm trắng răng, nhưng nó cũng làm tổn thương bề mặt răng. Vì vậy, bạn nên cẩn thận khi sử dụng giấm táo, chỉ nên dùng một lượng nhỏ trong khoảng thời gian ngắn.

5. Sử dụng vỏ chanh, vỏ cam hoặc vỏ chuối

Vỏ chanh, cam hay chuối có thể làm trắng răng do có chứa D-limonene (chất làm trắng răng). Bạn dùng vỏ trái cây để thoa nhẹ nhàng lên răng trong vòng 2 phút, sau dó hãy đánh răng lại thật kỹ.

Theo một nghiên cứu năm 2010, những loại kem đánh răng có chứa 5% D-limonene giúp loại bỏ các vết bẩn ở răng do trà hoặc thuốc lá gây ra. Nếu bạn dùng những loại kem có chứa D-limonen kết hợp với công thức làm trắng răng có thể làm giảm các vết bẩn mới do hút thuốc lá. Để có được hiệu quả, bạn nên sử dụng loại kem này 2 lần mỗi ngày.

Theo một nghiên cứu năm 2017, các chất axit citric trong vỏ các loại trái cây họ cam có khả năng làm trắng răng, trong đó vỏ quýt cho kết quả tốt nhất.

6. Than hoạt tính

Than hoạt tính là một trong những phương pháp hiệu quả làm trắng răng bị ố vàng. Than hoạt tính có khả năng hấp thụ chất độc cũng như vết bẩn rất cao, giúp loại bỏ vi khuẩn và chất độc trong miệng.

Bạn bỏ một chút than hoạt tính lên bàn chải và đánh răng thành hình vòng tròn trong hai phút. Bạn cần cẩn thận khi đánh quanh khu vực nướu răng vì nướu có thể bị mòn. Bạn cũng lưu ý không nên nuốt than hoạt tính vì rất nguy hiểm.

Bạn cũng có thể hòa tan than thoạt tính với một lượng nhỏ nước để tạo thành dung dịch súc miệng. Bạn súc miệng bằng dung dịch này trong hai phút và súc miệng bằng nước sạch sau đó.

Theo một nghiên cứu, than hoạt tính có tác dụng loại bỏ vết bẩn bám trên răng. Tuy nhiên, bạn cần chú ý rằng bột than hoạt tính có thể dính vào kẽ răng hoặc vết nứt ở răng cũ.

7. Ăn nhiều trái cây và rau quả mọng nước

Ăn nhiều trái cây và rau quả mọng nước sẽ giúp răng được chắc khỏe. Phần nước trong rau quả sẽ giúp loại bỏ mảng răng còn sót lại trên răng và nướu, do đó tiêu diệt vi khuẩn gây ra tình trạng răng bị ố vàng.

Bên cạnh đó, ăn nhiều rau xanh và trái cây cuối bữa có thể làm tăng quá trình sản xuất nước bọt, giúp loại bỏ mảng bám và tiêu diệt vi khuẩn có hại trong miệng.

Theo một nghiên cứu, tình trạng thiếu hụt vitamin C có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh nha chu. Bên cạnh đó, vitamin C còn có tác dụng làm trắng răng, giúp răng khoe mạnh. Vitamin C còn có tác dụng làm giảm các mảng bám trên răng – nguyên nhân khiến răng bị ố vàng.

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng răng bị ố vàng?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng bị ố vàng, bao gồm:

  • Một vài thực phẩm hoặc đồ uống nhất định, như việt quất, rượu vang đỏ, cà phê hoặc trà
  • Chế độ ăn nhiều đường và carbohydrate
  • Hút thuốc hoặc nhai thuốc lá
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc và nước súc miệng
  • Lớn tuổi. Người cao tuổi có nhiều khả năng răng bị vàng hơn
  • Di truyền
  • Tổn thương ở miệng
  • Sử dụng fluoride quá mức
  • Chăm sóc và vệ sinh răng miệng kém
  • Mắc tình trạng khô miệng mạn tính hoặc thiếu nước bọt

Mặc dù răng bị ố vàng là một quá trình tự nhiên, nhưng nó lại làm chúng ta bị khó chịu và mất tự tin. Ông bà ta có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì vậy bạn hãy vệ sinh thật kỹ và thường xuyên đi kiểm tra răng miệng định kỳ để răng luôn chắc khỏe. Nếu những phương pháp trên không giúp bạn loại bỏ được các vết ố vàng trên răng, hãy đến gặp nha sĩ để được tư vấn những biện pháp khác hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách tẩy trắng răng bị ố vàng.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tác hại của tia UV: Cơn ác mộng của làn da

(95)
Tác hại của tia UV không chỉ làm xấu da mà còn tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe khác như tổn thương mắt, cháy nắng, ung thư da… Làm sao bạn có thể ngăn ... [xem thêm]

Phát hiện sớm ung thư vú để bảo vệ tính mạng của mình

(12)
Ung thư vú là một trong những loại ung thư thường gặp và gây tử vong nhiều nhất ở phụ nữ sau 35 tuổi. Dù nguyên nhân gây ung thư vú vẫn chưa được xác ... [xem thêm]

Người bị tiểu đường có phải hạn chế chất cồn không?

(78)
Bạn đang tự hỏi không biết người bị tiểu đường có phải hạn chế chất cồn không? Hầu hết người mắc tiểu đường có thể uống một lượng nhỏ ... [xem thêm]

“Xì hơi” nhiều có phải là dấu hiệu của bệnh?

(87)
Chúng ta vẫn thường xem việc xì hơi (hay còn gọi là trung tiện, dân dã hơn là đánh rắm) là một vấn đề khá tế nhị và xấu hổ. Tuy nhiên, liệu việc “xì ... [xem thêm]

Quan hệ sau sinh cần lưu ý những gì?

(73)
Sau sinh bao lâu thì vợ chồng có thể quan hệ tình dục trở lại? Quan hệ sau sinh là một trong những vấn đề mà rất nhiều cặp vợ chồng quan tâm và mong muốn ... [xem thêm]

Thai nhi 41 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(47)
Sự phát triển của thai nhi 41 tuần tuổiThai nhi 41 tuần phát triển như thế nào?Bé lúc này đã lớn bằng một quả mít, dài hơn 50 cm một chút và có thể nặng ... [xem thêm]

5 thay đổi giúp giảm cơn suyễn tại nhà

(61)
Hen suyễn là tình trạng luồng không khí đi vào phổi bị cản trở. Điều này gây khó khăn cho việc hô hấp và gây ra tình trạng ho, thở khò khè và khó ... [xem thêm]

Mách bạn 5 tuyệt chiêu giúp làm giảm cholesterol chỉ trong vài ngày

(25)
Bạn có biết rằng nếu giảm cholesterol mỗi 10% trong cơ thể thì nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cũng sẽ giảm xuống từ 20–30% cùng các bệnh nguy hiểm khác?Hầu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN