Quan hệ sau sinh cần lưu ý những gì?

(4.24) - 73 đánh giá

Sau sinh bao lâu thì vợ chồng có thể quan hệ tình dục trở lại? Quan hệ sau sinh là một trong những vấn đề mà rất nhiều cặp vợ chồng quan tâm và mong muốn tìm hiểu.

Việc lựa chọn thời điểm quan hệ sau sinh rất quan trọng, vì nếu quan hệ quá sớm khi sức khỏe mẹ bầu chưa được hồi phục sẽ dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của các chị em.

Quan hệ sau sinh có thật sự an toàn?

6 tuần đầu sau khi sinh được gọi là thời kỳ hậu sản. Trong thời gian này, bạn có thể không có ham muốn tình dục. Lý do bạn giảm ham muốn tình dục có thể là:

  • Vết rạch trong âm hộ dần lành lại (vết rạch trong khi sinh tại ngả âm đạo) nên vùng đó còn đau;
  • Các vết mổ ở bụng dần lành lại sau khi sinh;
  • Tình trạng chảy máu sau sinh thường xảy ra trong 4–6 tuần sau sinh;
  • Mệt mỏi sau khi mang thai và quá trình sinh nở;
  • Nhu cầu của trẻ (tăng lên nếu bạn có cặp song sinh hoặc sinh ba);
  • Thay đổi mức hormone;
  • Đau ngực do nuôi con bằng sữa mẹ;
  • Các vấn đề về tâm lý, chẳng hạn như trầm cảm sau sinh, lo lắng về việc làm bố mẹ hoặc các vấn đề trong mối quan hệ với người bố.

Quan hệ sau sinh là an toàn sau khi vết mổ đã hoàn toàn lành lại. Quá trình lành lại này thường mất vài tuần. Bạn nên tham khảo bác sĩ thêm về vấn đề này. Hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên chờ ít nhất 6 tuần sau khi sinh rồi mới giao hợp. Điều quan trọng không kém là để đảm bảo an toàn tình dục cho bản thân và thai nhi, bạn hãy sử dụng bao cao su. Việc mang thai không thể bảo vệ bạn chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, mụn rộp, mụn cóc sinh dục hoặc chlamydia. Ngược lại, những bệnh nhiễm trùng này có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Thời điểm nào an toàn để bắt đầu quan hệ sau sinh?

Nhiều chuyên gia y tế khuyên rằng mẹ bỉm sữa nên chờ khoảng bốn tuần rồi hẳn quan hệ sau sinh. Sẽ không an toàn nếu làm “chuyện ấy” chỉ mới hai tuần sau khi em bé chào đời, bởi vì trong thời gian này, bạn thường vẫn còn chảy máu và có nguy cơ bị nhiễm trùng máu hoặc tử cung cao.

Nếu cơ thể có các vết khâu, dù là do vết mổ, vết rạch hoặc cắt tầng sinh môn – thì các chuyên viên y tế sẽ khuyên bạn nên đợi cho đến khi sau lần tái khám vào tuần thứ sáu sau khi sinh.

Sau khi đã được sự đồng ý của chuyên viên y tế, bạn có thể bắt đầu quay lại đời sống tình dục bình thường.

Khi nào cảm giác ham muốn sẽ quay lại?

Mất đi cảm giác ham muốn nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng sau sinh là hiện tượng khá phổ biến. Trong 6 tháng đầu sau sinh, có thể bạn sẽ thấy kiệt sức, đôi khi đau rát, do vậy, hãy cho cơ thể bạn thời gian nghỉ ngơi. Việc phải chăm sóc bé 24/24 cũng là một nguyên nhân làm bạn quên đi cảm giác ham muốn.

Trong giai đoạn từ 4 đến 6 tuần sau sinh, cơ chế bôi trơn tự nhiên của âm đạo bị suy yếu do lượng estrogen của cơ thể bị giảm đi. Nếu bạn nuôi con bằng sữa, hiện tượng khô âm đạo này sẽ kéo dài cho đến khi bạn ngừng cho bé bú sữa mẹ hoặc bắt đầu giảm dần khi bé bú sữa mẹ ít đi.

Những điều bạn có thể làm để tăng ham muốn tình dục của mình

Đa số các vấn đề tình dục xảy ra liên quan đến việc mang thai hoặc việc sinh nở sẽ được giải tỏa chỉ trong một năm đổ lại. Trong lúc đó, bạn hoàn toàn có thể tập trung cải thiện sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần. Sau đây là một số ví dụ:

  • Đặt ra những kỳ vọng hợp lý dành cho bản thân sau này vì bạn đã trở thành mẹ của một đứa trẻ;
  • Ăn uống điều độ và hợp lý, đặc biệt cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều nước;
  • Thêm chế độ luyện tập thể dục thể thao và hoạt động hằng ngày;
  • Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt;
  • Tìm sự giúp đỡ từ bạn đời, gia đình và bạn bè nếu cần thiết.

Bạn nên đặt cảm xúc của bản thân lên hàng đầu và không nên so sánh bản thân với những người mẹ khác. Nhớ rằng mọi phụ nữ đều có những hoàn cảnh khác nhau, điều quan trọng là bạn cần chăm sóc bản thân thật tốt để có thể sống vui, khỏe và hạnh phúc.

Sẵn sàng cho quan hệ sau sinh

Bạn lo sợ vùng rách đáy chậu hoặc cắt tầng sinh môn sẽ gây ra đau đớn khi quan hệ sau sinh. Với một số chị em phụ nữ, các cơn đau có thể biến mất nhanh chóng trong khi một số khác lại mất nhiều tháng phục hồi.

Hãy để mọi thứ bắt đầu chậm rãi. Bạn tận hưởng nhưng cũng nên lường trước những sự cố có thể xảy ra. Hãy chọn cho mình thời gian mà bạn thấy thoải mái nhất. Nếu chưa thấy thật sự sẵn sàng cho việc quan hệ sau sinh, bạn có thể giải quyết nhu cầu thông qua các kích thích bằng miệng và tay xung quanh âm đạo. Bạn nên tránh vùng đáy chậu và âm đạo nếu vẫn cảm thấy đau rát.

Một khi đã sẵn sàng cho việc quan hệ sau sinh, bạn có thể thử các tư thế quan hệ khác nhau và đảm bảo rằng bạn làm chủ được độ sâu của dương vật lúc quan hệ trong những tư thế này. Hãy thử quan hệ ở tư thế nằm một bên để không gây ra đau đớn cho vết thương khi bạn sinh mổ. Chất bôi trơn có thể làm giảm sự khó chịu nếu âm đạo của bạn bị khô. Bạn nên cho bạn đời của mình biết rằng khi nào bạn cảm thấy thoải mái và khi nào không trong lúc quan hệ sau sinh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bôi kem chứa estrogen liều lượng thấp vào âm đạo nhưng estrogen có thể làm giảm sự tiết sữa nếu bạn đang cho con bú. Hãy nhờ bác sĩ giúp bạn đo lường những mặt lợi và hại của của việc sử dụng phương pháp này.

Nếu sau khoảng thời gian bác sĩ khuyến cáo tạm dừng quan hệ đã hết nhưng “chuyện ấy” vẫn khiến bạn đau đớn hoặc quá lo lắng, hãy nghĩ đến việc gặp chuyên gia vật lý trị liệu về phục hồi vùng chậu. Phục hồi khung chậu có thể giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu mà các mẹ sau khi sinh mắc phải, bao gồm đau đớn khi quan hệ, rò rỉ nước tiểu và nhiều triệu chứng khác. Hy vọng rằng bài viết này sẽ đem lại thông tin hữu ích cho chị em phụ nữ về vấn đề quan hệ sau sinh và bạn cũng đừng quên áp dụng các biện pháp tránh thai sau sinh nữa nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thoái hóa khớp hông: Lên chiến lược ngay từ bây giờ để chiến đấu với bệnh

(25)
Tìm hiểu chungViêm khớp cùng chậu là bệnh gì?Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm khớp giữa xương cột sống và xương chậu, có thể bao gồm nhiều khớp ... [xem thêm]

Bà bầu uống nước mía trong suốt thai kỳ có được không?

(16)
Nhiều người khuyên bà bầu uống nước mía vì con sinh ra sẽ trắng trẻo, hồng hào. Liệu điều này có đúng? Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm câu trả lời dưới ... [xem thêm]

5 giai đoạn của quá trình phát triển phổi thai nhi

(23)
Quá trình phát triển phổi thai nhi là một hành trình đầy lý thú. Khi mới thụ thai, bé cưng có hình dạng một quả bóng. Phổi của bé bắt đầu phát triển ở ... [xem thêm]

Trẻ bị phát ban sau sốt: Khi nào bố mẹ nên lo lắng?

(84)
Trẻ bị phát ban sau sốt là vấn đề đáng được quan tâm bởi tình trạng này có thể đại diện cho những căn bệnh tiềm ẩn khác.Trẻ nhỏ thường dễ mắc ... [xem thêm]

Thời gian ăn uống trong ngày: hiểu để khỏe hơn

(88)
Trong nhiều thập kỷ qua, các chuyên gia dinh dưỡng không ngừng tranh luận về chế độ dinh dưỡng tối ưu cho sức khỏe. Ngày nay, ngoài những thực phẩm nên ... [xem thêm]

Giải mã chàm da tiết bã hay hiện tượng cứt trâu

(77)
Chàm da tiết bã là một bệnh da rất phổ biến. Nó còn được gọi là viêm da tiết bã. Khi trẻ sơ sinh bị bệnh này thì người ta dùng một tên khác gọi là ... [xem thêm]

Cách trị mụn cám ở mũi đơn giản bạn có thể áp dụng ngay

(19)
Mụn cám cứng đầu khó trị mà còn thường xuyên nổi ở mũi khiến bạn khó chịu, tự ti. Tuy nhiên, chỉ với những cách trị mụn cám ở mũi đơn giản ngay ... [xem thêm]

Ngủ ít hay nhiều có ảnh hưởng đến tai biến mạch máu não?

(10)
Theo một nghiên cứu mới, những bệnh nhân cao huyết áp có số giờ ngủ ít hơn 5 giờ hoặc nhiều hơn 8 giờ mỗi đêm có thể sẽ có tỷ lệ mắc chứng đột ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN