Người bị tiểu đường có phải hạn chế chất cồn không?

(3.61) - 78 đánh giá

Bạn đang tự hỏi không biết người bị tiểu đường có phải hạn chế chất cồn không? Hầu hết người mắc tiểu đường có thể uống một lượng nhỏ chất cồn.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng đồ uống chứa cồn vẫn mang lại lợi ích về sức khỏe như giảm nguy cơ bị bệnh tim. Tuy nhiên, cần phải uống điều độ. Nếu bạn đang băn khoăn loại rượu bia nào an toàn cho người bị tiểu đường, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Nói chung, người mắc bệnh tiểu đường có thể uống các chất chứa cồn với mức độ tương tự như những người không mắc bệnh:

  • Phụ nữ không nên uống nhiều hơn 1 ly* rượu 1 ngày
  • Nam giới không nên uống nhiều hơn 2 ly rượu 1 ngày

*Một ly rượu (148ml) tương đương với 355ml bia hoặc 45ml rượu đã chưng cất (vodka, whiskey, gin…).

Vài lời khuyên khi uống rượu

  • Nếu bạn bị tiểu đường và phải hạn chế chất cồn thì hãy cực kỳ thận trọng mỗi lần uống rượu bia. Đừng uống khi bụng đang đói hoặc khi đường huyết của bạn đang thấp. Nếu bạn muốn uống rượu, hãy làm theo chỉ dẫn ở trên và uống cùng với đồ ăn, đặc biệt đối với những người đang tiêm insulin và uống thuốc tiểu đường như sulfonylureas và meglitinides (Prandin), bởi vì nó có thể làm hạ đường huyết bằng cách tạo ra nhiều insulin hơn.
  • Không nên chỉ uống rượu bia mà không ăn gì cả (Nếu bạn đang lên kế hoạch tính toán lượng tinh bột bạn ăn hằng ngày, đừng tính lượng tinh bột trong rượu bia vào).
  • Nhấp rượu từng ngụm nhỏ để tận hưởng hương vị.
  • Mang theo một loại đồ uống không calo để giữ cơ thể có đủ nước như nước lọc, đồ uống dùng cho ăn kiêng hoặc trà đá.
  • Thử uống một ly bia nhe hoặc rượu nho pha với soda. Cẩn thận khi uống các loại bia nặng, vì chúng chứa gấp đôi lượng cồn và calo so với bia nhẹ.
  • Đối với đồ uống được pha chế, chọn những món không có calo như thức uống dành cho chế độ ăn kiêng, club soda, nước tăng lực hoặc nước lọc.
  • Đừng lái xe hoặc dự định lái xe ngay sau khi uống rượu bia.

Phải hạn chế chất cồn ở người mắc tiểu đường vì chất cồn có thể gây hạ đường huyết – ngay lập tức hoặc trong vòng 24 giờ sau đó. Nếu bạn dự định uống rượu bia, hãy kiểm tra lượng đường huyết trước khi uống, trong khi uống và 24 giờ sau khi uống. Bạn nên kiểm tra đường huyết trước khi đi ngủ để đảm báo nó đang duy trì ở mức an toàn – giữa 100 và 140 mg/dL. Nếu đường huyết xuống quá thấp, hãy ăn gì đó để đẩy nó lên lại.

Dấu hiệu của việc uống quá nhiều chất cồn và hạ đường huyết có nhiều điểm giống nhau: buồn ngủ, chóng mặt và mất nhận thức về bản thân, không gian, thời gian. Điều này khiến cho người khác nhầm lẫn việc bạn đang bị hạ đường huyết với việc bạn bị say, dẫn tới việc họ không thể hỗ trợ hay chữa trị cho bạn kịp thời. Chất cồn có thể làm giảm sự quyết tâm tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh của bạn. Nếu bạn muốn uống một ly rượu vào buổi tối hoặc nếu bạn dự định đi chơi, hãy lên kế hoạch trước, vậy thì bạn vẫn có thể giữ được chế độ ăn như thường ngày và không bị hấp dẫn bởi những thứ khác.

Luôn nhớ rằng

  • Nếu bạn muốn uống rượu bia, hãy làm theo các chỉ dẫn bên trên và uống chúng cùng với đồ ăn. Nhờ bác sĩ tư vấn loại rượu bia nào sẽ an toàn với bạn.
  • Nếu bạn phải uống rượu bia nhiều lần trong một tuần, đảm bảo rằng bác sĩ đã được thông báo về việc này trước khi họ kê đơn thuốc cho bạn.
  • Chỉ uống khi và chỉ khi nồng độ đường huyết nằm trong khoảng an toàn. Đo đường huyết (nếu được yêu cầu) trước khi uống để xem thử mình có nên uống hay không, vì người bị tiểu đường phải hạn chế chất cồn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bài tập thể dục dành cho nữ giới sau phẫu thuật ung thư vú

(67)
Tìm hiểu chungĐau nhức cánh tay là gì?Đau nhức cánh tay là trường hợp khó chịu hoặc xuất hiện cảm giác đau nhức, cứng khớp ở bất cứ nơi nào trên cánh ... [xem thêm]

Đoán tính cách của trẻ theo 12 chòm sao

(30)
Ba mẹ nào cũng muốn hiểu rõ tính cách của con mình để có hướng nuôi dạy tốt hơn. Thế nhưng làm sao để biết được điều đó? Chúng tôi sẽ giới thiệu ... [xem thêm]

Hội chứng Klinefelter

(32)
Định nghĩaHội chứng Klinefelter (nam XXY hoặc nam 47,XXY) là gì?Hội chứng Klinefelter (nam XXY hoặc nam 47,XXY) là một rối loạn di truyền ở nam giới, người bệnh ... [xem thêm]

Giúp bé giảm cơn đau khi mọc răng

(24)
Mọc răng là giai đoạn mà mỗi bé đều trải qua nhưng lại khiến bé rất khó chịu. Bạn cần biết cách để giúp bé giảm cơn đau khi mọc răng.Trong giai đoạn ... [xem thêm]

Bí quyết kiềm chế cơn giận mất khôn khi dạy con

(23)
Đã có khi nào bạn “nổi cơn tam bành” với con tại nhà không? Trẻ dường như là nguyên nhân của những cơn giận và hành động nóng nảy khi bố mẹ kiệt ... [xem thêm]

Suy gan cấp ở trẻ nhỏ: Những điều bố mẹ cần lưu ý

(93)
Suy gan cấp là tình trạng sức khỏe nguy hiểm không chỉ tác động đến gan mà nhiều bộ phận khác trong cơ thể cũng có nguy cơ chịu ảnh hưởng. Căn bệnh này ... [xem thêm]

Cứng khớp ngón tay: Xử nhanh kẻo hại!

(54)
Cứng khớp ngón tay dẫn đến hạn chế khả năng vận động ở rất nhiều người, đặc biệt là những bệnh nhân lớn tuổi. Điều trị bệnh kịp thời giúp ... [xem thêm]

5 vấn đề vùng kín cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn

(29)
Âm đạo ngứa ngáy, khí hư có mùi, chu kỳ kinh nguyệt thất thường… tất cả các vấn đề vùng kín này đều cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn.Âm đạo ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN