Thai nhi 41 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(4.12) - 47 đánh giá

Sự phát triển của thai nhi 41 tuần tuổi

Thai nhi 41 tuần phát triển như thế nào?

Bé lúc này đã lớn bằng một quả mít, dài hơn 50 cm một chút và có thể nặng gần 3,6kg. Bởi vì bụng mẹ càng ngày càng chật chội nên bé không thể ở bên trong mẹ mãi được. Đa số các bác sĩ sẽ không để mẹ chờ quá 2 tuần sau ngày sinh dự kiến, bởi vì điều đó làm tăng nguy cơ biến chứng cho cả mẹ và bé.

Các em bé được sinh vào tuần thứ 42 và muộn hơn, da sẽ bị khô, nứt nẻ, tróc và nhăn nheo; móng tay móng chân dài, lông và tóc mọc rậm, có ít bã nhờn bao quanh cơ thể. Đứa trẻ trông thiếu dinh dưỡng, lớp mỡ dưới da mỏng.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 41

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Thai nhi lúc này đã được 41 tuần tuổi. Thật khó để không cảm thấy lo lắng khi những ngày cuối đang đến và đi và mẹ vẫn còn mang thai (đặc biệt là khi những thành viên gia đình và bạn bè tiếp tục gọi để kiểm tra tình hình của mẹ). Nhưng đừng băn khoăn, mẹ sẽ không thể mang thai mãi mãi. Tốt nhất là mẹ sẽ rặn đẻ trong tuần này, nếu không, mẹ sẽ được tiêm thuốc kích thích chuyển dạ trong tuần 42 hoặc sớm hơn nếu mẹ hoặc em bé gặp vấn đề.

Những điều mẹ cần lưu ý là gì?

Khoảng 5 – 6% phụ nữ có thời kỳ mang thai kéo dài tới ba tuần hoặc nhiều hơn so với số ngày được dự tính. Trẻ sinh ra ở tuần thứ 42 hay sau đó thường có làn da khô và thường thừa cân. Chờ đợi lâu để sinh con cũng làm tăng nguy cơ phát triển nhiễm trùng trong tử cung và có thể gây nguy hiểm cho em bé hoặc làm cho phôi thai chết.

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 41 tuần

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Bác sĩ sẽ nói chuyện với mẹ về việc tiêm thuốc khởi phát chuyển dạ nếu em bé không được sinh trong tuần tới hoặc sớm hơn nữa nếu nhận thấy có bất kỳ vấn đề nào. Hầu hết vào tuần 41 của thai kỳ, bác sĩ sẽ không cho phép mẹ chờ hơn hai tuần sau ngày tới hạn sinh bởi vì điều đó sẽ đặt mẹ và em bé vào trường hợp có nguy cơ bị biến chứng cao.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Bác sĩ sẽ kiểm tra để lựa chọn phương pháp tiêm kích thích chuyển dạ và điều này sẽ phụ thuộc vào tình trạng cổ tử cung của mẹ. Nếu cổ tử cung của mẹ không bắt đầu mềm, mỏng hoặc giãn ra thì đây vẫn chưa là thời điểm thích hợp. Trong trường hợp đó, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp nội tiết tố hoặc các phương pháp cơ học để làm chín muồi cổ tử cung của mẹ trước khi tiêm kích thích chuyển dạ. Tùy thuộc vào tình hình của mẹ và sự phát triển của thai nhi, quá trình có thể bao gồm cởi bỏ hoặc làm vỡ lớp màng ối của mẹ, hoặc sử dụng các loại thuốc như oxytocin để bắt đầu các cơn co thắt. Nếu những điều này và các phương pháp khác không hiệu quả, mẹ sẽ phải sinh mổ.

Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 41

Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?

1. Giặt quần áo cho bé

Mẹ có thể giặt đồ em bé trước khi bé được sinh ra như quần áo, chăn và các thứ khác có thể tiếp xúc với làn da của bé. Điều này không cần thiết lắm, nhưng các chuyên gia luôn khuyến cáo rằng mẹ nên giặt chúng trước khi bé mặc chúng vào. Lý do cho điều này là chất liệu của những bộ quần áo mới sẽ còn khá cứng, trong khi làn da của bé khá nhạy cảm và kết quả là việc mặc thử quần áo mới sẽ làm cho bé trông dễ thương đến mức mẹ sẽ ôm chầm lấy bé và gây kích ứng làn da còn non của bé.

2. Sinh muộn

Mẹ sẽ không thể làm được gì nhiều trong khi chờ đợi nếu bé sinh muộn vào tuần thai thứ 41. Các cách khác (như bổ sung thảo dược, kích thích đầu vú và sử dụng dầu thầu dầu) có thể giúp bạn chuyển dạ nhưng chúng có thể mang lại những cơn co thắt chết người và gây nguy hiểm cho em bé cũng như vô cùng đau đớn cho mẹ. Đừng thử bất cứ điều gì mà không có lời khuyên của bác sĩ. Hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên mẹ tiêm kích thích chuyển dạ vào tuần 41 hoặc tuần 42, để chấm dứt thai kỳ sớm cho mẹ và bé.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Độ Mờ Da Gáy Bao Nhiêu Là Bình Thường?

(100)
Đo độ mờ da gáy là một xét nghiệm quan trọng trong thai kỳ giúp xác định bé yêu có nguy cơ mắc bệnh Down hay không. Do đó, nhiều mẹ bầu thắc mắc độ mờ ... [xem thêm]

Giúp bạn bỏ túi một số biện pháp chữa viêm kết mạc

(49)
Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ là bệnh lý phổ biến có khả năng tự lành mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng một số biện pháp ... [xem thêm]

10 biến chứng xơ gan cảnh báo bạn đang gặp nguy hiểm

(55)
Theo thời gian, biến chứng xơ gan có nhiều khả năng xảy ra nếu bạn không có biện pháp kiểm soát tình trạng xơ hóa tại cơ quan này. Xơ gan là giai đoạn cuối ... [xem thêm]

9 vị trí không nên đặt smartphone để tránh tác hại điện thoại

(66)
Bạn rất yêu quý chiếc smartphone của mình và gần như mang theo chúng cả ngày? Nhưng nếu không sử dụng đúng cách, chiếc điện thoại có thể gây ra nhiều tác ... [xem thêm]

Đừng bỏ qua 7 tư tưởng dạy con tuyệt vời

(35)
Bên cạnh những tư tưởng dạy con truyền thống, bố mẹ có thể tham khảo những suy nghĩ mới chẳng hạn như dạy bé cách nói “không” và đáp trả lại khi ... [xem thêm]

Lợi ích không ngờ từ chất xơ trong đường bột

(99)
Tầm quan trọng của chất xơ đối với cơ thể khiến nó trở thành một trong những thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống mỗi ngày của bất kỳ ... [xem thêm]

Đi tìm nguyên nhân và triệu chứng dị ứng thuốc

(76)
Tìm hiểu chungDị ứng thuốc là gì?Dị ứng thuốc được định nghĩa là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch trước một loại thuốc mà bạn đang dùng. Tất ... [xem thêm]

Mách bạn 9 cách giúp trị rụng tóc sau sinh hiệu quả

(24)
Rụng tóc sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại của nhiều bà mẹ. Tình trạng này kéo dài từ 5 – 6 tháng hoặc lâu hơn nếu không được chăm sóc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN