“Xì hơi” nhiều có phải là dấu hiệu của bệnh?

(4.45) - 87 đánh giá

Chúng ta vẫn thường xem việc xì hơi (hay còn gọi là trung tiện, dân dã hơn là đánh rắm) là một vấn đề khá tế nhị và xấu hổ. Tuy nhiên, liệu việc “xì hơi” nhiều hoặc mùi của nó có phản ánh tình trạng sức khỏe nào hay không?

Xì hơi nhiều là bệnh gì?

Trung bình mỗi ngày, con người thải khí khoảng 20 lần. Sự đầy hơi gây ra bởi bao tử và đường ruột chứa quá nhiều không khí và mọi người đều có chứa khí trong đường dạ dày – ruột. Vì vậy, nếu lo ngại về việc “xì hơi” quá nhiều thì bạn có thể yên tâm rằng những người khác cũng tương tự như vậy.

Nguyên nhân xì hơi nhiều có thể là do bạn bị khó tiêu, gây đánh rắm bởi lactoza có trong các sản phẩm làm từ sữa. Sự đầy hơi có thể do cơ thể không thể tiêu hóa một số chất dinh dưỡng nhất định, hoặc lượng lactoza tương xứng. Nếu như bạn không bị dị ứng với sữa nhưng lại bị đầy hơi sau khi ăn sữa chua, sữa và phô mai thì có thể cơ thể bạn cũng rất nhạy cảm với chúng, dẫn tới “xì hơi”.

Nếu gặp một số dấu hiệu nghiêm trọng hơn như trung tiện kèm theo tiêu chảy, giảm cân ngoài ý muốn, đau bụng, chảy máu, hoặc nôn mửa, có thể bạn đang bị viêm loét đại tràng, bệnh Celiac đường ruột, tiêu chảy cấp. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để khám chữa, tìm đúng nguyên nhân.

Bạn không nên kiềm nén cơn trung tiện

Trừ những trường hợp bất khả kháng, bạn đừng quá kiềm chế việc “xì hơi” vì lượng khí thoát ra khi đó là không khí bị mắc kẹt trong cơ thể. Thế nên, dù bạn cố nhịn đến mức nào, không sớm thì muộn, nó cũng sẽ thoát ra. Và khi đó, mùi lẫn “âm lượng” sẽ trở nên kinh khủng hơn. Nén lại chỉ làm cho bạn thêm xấu hổ trong một “tràng” dài nổ ra ngay sau đó. Bên cạnh nguy cơ gây xấu hổ, việc cố gắng kìm nén quá mức còn dẫn đến việc đầy bụng và dạ dày khó chịu. Vì thế, tốt hơn cả là bạn hãy để khí thoát ra nhẹ nhàng khi vừa có dấu hiệu.

Mùi “xì hơi” có cảnh báo nguy cơ mắc bệnh không?

Thông thường, mùi xì hơi của người khác thật sự không hôi như bạn nghĩ, sự khác biệt chỉ là do bạn bị bất ngờ. Đối với bản thân, bạn sẽ luôn nhận thức được mình sắp xì hơi và có sự chuẩn bị sẵn sàng. Còn khi người bạn của bạn “hành sự” mà không có bất kì cảnh báo nào, sự thiếu chuẩn bị đó sẽ làm cho bạn cảm thấy mùi trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, mùi ấy có thể khác nhau tùy thuộc vào chế độ ăn uống và vi khuẩn ruột kết của mỗi người. Thế nên, chúng ta có thể kết luận mùi khó chịu này không liên quan đến tình trạng sức khỏe nào.

Bị xì hơi nhiều phải làm sao?

Tuy rằng trung tiện là nhu cầu hết sức tự nhiên của cơ thể nhưng nó lại có thể khiến nhiều người bẽ mặt ở chốn công cộng. Nếu như bạn muốn hạn chế tần suất “xì hơi”, hãy thử thực hiện các cách sau:

  • Đừng nên nhai quá nhiều kẹo cao su;
  • Ăn chậm, nhai kỹ;
  • Tránh uống các lọai thức uống chứa nhiều cacbonat;
  • Tránh sử dụng đường hóa học;
  • Đừng nên ăn nhiều bông cải xanh, đậu, bắp cải, vì những loại thực phẩm này sẽ khiến bạn xì hơi nhiều hơn;
  • Không nên sử dụng các sản phẩm làm từ sữa, đặc biệt khi bạn khó hấp thụ đường lactose có trong sữa;
  • Tập luyện thể dục thể thao.

Chúng tôi hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn có thêm kiến thức và không còn e ngại về những cơn trung tiện đáng xấu hổ nữa nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

4 phương pháp thư giãn hiệu quả cho mẹ bầu

(97)
Nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng, lo lắng hoặc quá mệt mỏi, khó ngủ khi mang thai, hãy thử những cách đơn giản để giúp làm dịu tâm trí, thư giãn cơ bắp ... [xem thêm]

3 phương pháp trị mụn trứng cá từ cơ bản đến chuyên sâu

(74)
Mụn trứng cá tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng đôi khi chúng khiến nhiều người mang tâm lý căng thẳng, mất tự tin, lo âu kéo dài và ... [xem thêm]

Sau sinh ăn gì: 6 bí quyết dành cho mẹ ở cữ

(73)
Bận rộn với cuộc sống chăm sóc con nhỏ những tháng đầu tiên sẽ khiến mẹ không thoải mái, đồng thời chiếm hết thời gian nghỉ ngơi và tập luyện thể ... [xem thêm]

10 điều cần ghi nhớ khi cho bé uống nước trái cây

(44)
Trên thực tế, hầu hết trẻ sơ sinh không phải uống nước ép hoa quả. Theo đó, bé sẽ hấp thu các vitamin và khoáng chất thông qua nguồn sữa mẹ hoặc sữa ... [xem thêm]

Sữa mẹ có lẫn máu có thể tiếp tục cho bé bú?

(52)
Lần đầu tiên nhìn thấy sữa mẹ có lẫn máu có thể khiến bạn hoảng sợ. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng bình thường, đặc biệt là đối với những ... [xem thêm]

Viêm loét đại tràng và những điều cần biết

(47)
Viêm loét đại tràng ngày càng phổ biến và rất dễ nhận biết, một trong những biểu hiện rõ nhất là người bệnh sẽ bị đau bụng dữ dội. Bệnh có thể ... [xem thêm]

Dự đoán tình yêu qua vóc dáng của phụ nữ

(73)
Đàn ông thường “yêu bằng mắt” nên vóc dáng của phụ nữ cũng là một yếu tố ngoại hình giúp dự đoán đôi điều về chuyện tình duyên. Thực hư điều ... [xem thêm]

Ưu và nhược điểm của phẫu thuật độn cằm

(25)
Phẫu thuật độn cằm là một phương pháp hiệu quả giúp định hình khuôn mặt. Bên cạnh những ưu điểm, phẫu thuật độn cằm còn có một số nhược điểm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN