Hầu hết các cơn đột quỵ thường nhỏ và không gây ra phù não đáng kể. Tuy nhiên, một vài trường hợp đột quỵ gây ra phù não mức độ nghiêm trọng đến nỗi những phương pháp điều trị bằng thuốc và hồi sức tích cực là không đủ và bệnh nhân vẫn có thể tử vong. Ví dụ, khi một cơn đột quỵ nặng làm ảnh hưởng lưu lượng máu chảy qua động mạch não giữa thì toàn bộ phần nửa bán cầu não sẽ bị thiếu máu, dẫn đến đột tử và khiến cả một bên bán cầu não bị phù.
Bởi vì bộ não được bọc bởi hộp sọ, nên phù não dẫn đến sự gia tăng áp lực nội sọ (ICP), khiến cho vùng tổn thương não lan rộng ra hơn so với ban đầu.
Về lâu dài, ICP tăng lên ngăn máu lưu thông lên não làm mô não chết một cách nhanh chóng hơn. Trong phần lớn các trường hợp, cách tốt nhất để làm giảm ICP để tránh tử vong là phải phẫu thuật mở nửa sọ để giải ép.
Phẫu thuật mở nửa sọ là gì?
Phẫu thuật mở nửa sọ là một trong những cách hiệu quả nhất để làm giảm áp lực do phù não nghiêm trọng gây ra. Phẫu thuật được thực hiện trong phòng mổ dưới sự gây mê toàn thân, bác sĩ sẽ tạm thời cắt bỏ một phần hộp sọ (có khi lên đến một nửa hoặc hơn) để phần não bị phù có thể nở rộng ra ngoài, thoát khỏi sự đè ép của hộp sọ, từ đó giảm áp lực trong não. Phần xương sọ được loại bỏ thường được đông lạnh cho đến khi não hết phù, sau đó được khâu lại như ban đầu.
Có nên dùng phương pháp mở nửa sọ đối với mọi trường hợp đột quỵ nặng không?
Không. Mặc dù số nhiều bác sĩ ủng hộ phương pháp này trong các trường hợp phù não nặng, nhưng một số bác sĩ khác lại thấy rằng mặc dù phương pháp này chứng minh được hiệu quả sống còn cho bệnh nhân, nhưng nó lại không đảm bảo việc hồi phục chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Đặc biệt đúng đối với những người có thể trạng yếu và những người cao tuổi. Vì vậy, có rất nhiều tranh cãi xung quanh tác động của phẫu thuật này đối với mang sống của bệnh nhân và gia đình họ.
Ai quyết định liệu người thân của tôi có nên phẫu thuật mở nửa sọ hay không?
Việc liệu bệnh nhân có nên tiến hành phẫu thuật mở nửa sọ hay không chỉ có thể được quyết định sau khi bác sĩ đã cân nhắc các rủi ro và lợi ích của phẫu thuật và đã nói rõ với gia đình bệnh nhân. Sau đó họ sẽ quyết định có nên thực hiện hay không. Vì vậy, ý kiến của gia đình về việc thực hiện hay không cũng quan trọng tương đương với ý kiến của bác sĩ trừ khi phải phẫu thuật mở nửa sọ khẩn cấp,. Nhiều gia đình trong tình huống này may mắn đã kịp hỏi mong muốn của bệnh nhân nhờ vào việc họ đã từng bàn bạc vấn đề này với bệnh nhân trước khi bệnh nhân bị đột quỵ. Ví dụ, bệnh nhân có thể đã nói chuyện với cha mẹ, hay anh chị em về mong muốn ra đi trong an bình nếu họ phải đối mặt chấn thương não lớn và tàn tật suốt đời. Trong trường hợp như vậy, chúng ta phải luôn tôn trọng ý muốn của bệnh nhân.
Bạn có nên đồng ý thực hiện phẫu thuật mở nửa sọ cho người thân?
Nếu bạn đang phải đối mặt với việc lựa chọn thực hiện phẫu thuật mở nửa sọ hay không cho người thân của bạn, những gợi ý sau đây sẽ giúp ích phần nào:
- Khả năng người thân của bạn sẽ phục hổi chức năng não sau cuộc phẫu thuật là bao nhiêu?
- Nếu phẫu thuật được thực hiện và người thân của bạn sống sót sau đột quỵ, liệu người ấy có khả năng tự ăn và tự thở không? Nếu không, bạn hãy nhớ lại xem có bao giờ người thân của bạn đã nói cho bạn biết là họ có muốn sử dụng ống thở và ống nuôi ăn đặt vào người họ không?
- Người thân của bạn có ý chí sống để chịu đựng được những can thiệp sau phẫu thuật không?