Những nguy hiểm sức khỏe rình rập đến từ mì ăn liền

(3.79) - 51 đánh giá

Mì gói (mì ăn liền) rất đỗi quen thuộc với mỗi gia đình người Việt vì sự tiện dụng cũng như mùi vị hấp dẫn của chúng. Đối với trẻ em, mì tôm lại là một mối tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm mà cha mẹ cần hết sức lưu ý.

Mì ăn liền được xếp vào một trong các món ăn yêu thích của trẻ em. Nhiều bậc cha mẹ vẫn vô tư cho con ăn mì nhưng chưa hề biết được lượng dinh dưỡng thực sự bên trong mỗi gói mì là bao nhiêu và liệu chúng có gây nguy hại gì đến sức khỏe của trẻ hay không. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bố mẹ tìm ra đáp án cho vấn đề trên.

Mì ăn liền liệu có bổ dưỡng không?

Mì ăn liền được xem là món khoái khẩu của trẻ. Nhiều khi trẻ có thể ăn hơn một gói mì mà vẫn được bố mẹ đồng ý chỉ đơn giản là vì muốn chứng kiến niềm vui và hạnh phúc mà những gói mì mang lại cho bé. Và sự thật là đây. Mì ăn liền không chứa nhiều chất dinh dưỡng. Thay vào đó chúng đưa vào cơ thể trẻ một lượng các hóa chất độc hại có thể cản trở sự phát triển trí tuệ và thể chất ở trẻ. Mì ăn liền làm từ bột tinh chế được chế biến rất nhiều, không chứa bất kỳ vitamin thiết yếu và khoáng chất do đó không có giá trị dinh dưỡng mà chỉ là thực phẩm cung cấp có năng lượng thôi.

Sự thật về cách chế biến mì ăn liền

Mì ăn liền thường được chiên đi chiên lại nhiều lần trong dầu nhờ đó chúng ta có thể để được lâu hơn. Trong sợi mì vì thế mà cũng chứa rất nhiều chất béo chuyển hóa. Hầu hết dầu thường được sử dụng trong chế biến mì ăn liền là dầu cọ và chúng có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Đây có thể là nguyên nhân gây ra bệnh béo phì ở trẻ. Nhiều loại mì ăn liền, chủ yếu là trong các gói gia vị, chứa vượt quá lượng natri hàng ngày cho trẻ nhỏ nên làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim, gan và thận. Mì ăn liền chứa nhiều carbohydrate nhưng không phải là chất có lợi cho sức khỏe. Các chất này không làm dạ dày của trẻ no nên bé có thể sẽ ăn quá nhiều dẫn đến tăng cân không kiểm soát.

Mì ăn liền chứa những loại chất gây nguy hại nào?

Các chất bảo quản được thêm vào mì ăn liền để bảo quản mì lâu hơn có hại cho sức khoẻ của con bạn. Mì ăn liền thường được phủ một lớp sáp có kết cấu mịn gây ảnh hưởng đến gan ở trẻ. Mì ăn liền chứa propylen glycol giúp giữ ẩm gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim, thận và gan ở trẻ. Nếu bạn nghĩ rằng lựa chọn một gói mì ăn liền với rau quả là bổ dưỡng thì bạn đã sai vì các gói rau trong đó chứa quá nhiều chất bảo quản gây hại cho sức khỏe.

Liệu mì ăn liền có gây ung thư?

Các loại mì có chứa nhiều bột ngọt (monosodium glutamate) có tác dụng điều vị. Bột ngọt được biết đến là chất gây ung thư và gây ra suy giảm trí não ở trẻ. Các hóa chất nguy hiểm khác như dioxin và chất hoá dẻo có trong bao bì hay tô chứa mì ăn liền được biết đến là chất gây ung thư. Khi thêm nước nóng vào, các chất tiềm ẩn nguy cơ ung thư này sẽ ngấm vào từng sợi mì mà trẻ ăn.

Bạn nên làm gì khi con mê mệt mì tôm?

Bây giờ khi đã biết mì ăn liền gây hại cho sức khỏe của trẻ, bố mẹ hãy hạn chế cho con ăn nhé. Nếu trẻ thích ăn mì và bạn muốn giảm lượng chất gây hại trong mì thì nên bỏ đi phần cặn mì để loại bỏ muối và chất béo dư thừa cũng như chọn gia vị nấu ít muối thay thế thay cho gói vắt mì. Bên cạnh đó, hãy sử dụng dầu an toàn cho sức khỏe thay vì gói dầu cọ và thêm một số loại rau tươi như cà rốt, cải bó xôi, cải bắp, đậu xanh, đậu Hà Lan để bổ sung một số chất dinh dưỡng cho bát mì ăn liền.

Khi mua mì, bố mẹ nên tìm cho con những loại chứa ít natri và chất béo no. Bạn phải lưu ý rằng tỷ lệ được đề cập trong gói mì ăn liền dựa theo nhu cầu của người lớn, vì vậy bạn nên chọn những sản phẩm có chứa các thành phần ít nguy hại hơn. Cách tốt nhất là bố mẹ nên tìm những sự lựa chọn khác thay thế mì ăn liền. Nếu con thực sự cảm thấy không vui, bạn có thể mua cho trẻ một gói mì nhưng kiểm soát số lượng khẩu phần của chúng trong một tháng nhé.

Mì ăn liền tuy tiện dụng và rất hấp dẫn với trẻ những mối nguy hại từ mì còn nhiều hơn gấp bội. Các bậc cha mẹ nên thay thế mì bằng những món ăn giàu dinh dưỡng khác để đảm bảo cho sức khỏe và sự phát triển bình thường ở trẻ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đau lưng và tất cả những điều bạn cần biết để bảo vệ cơ thể

(34)
Chúng ta thường bị đau lưng hay đau cột sống làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày nhưng lại khó chữa trị. Hãy đọc bài viết sau và biết cách khắc ... [xem thêm]

Cách xử lý khi bé bị đầu lép sau khi sinh

(58)
Đầu lép (đầu bẹp, đầu dẹt, đầu méo) ở trẻ sơ sinh có lẽ là một trong những nỗi lo lớn nhất của các bà mẹ đối với con mình. Vậy phải làm thể ... [xem thêm]

Khối u tuyến giáp ít có khả năng là ung thư tuyến giáp

(19)
U tuyến giáp được chia thành 2 loại: u lành tính là u không gây bệnh ung thư tuyến giáp và có chức năng tiết ra hormone tuyến giáp để hỗ trợ hoạt động của ... [xem thêm]

Cảnh báo gia tăng ung thư vú ở nam giới

(55)
Bạn nghĩ chỉ có phụ nữ mới bị ung thư vú? Sai lầm nhé! Vẫn có rất nhiều trường hợp ung thư vú ở nam giới. Thậm chí, so với phụ nữ, đàn ông bị ung ... [xem thêm]

Sau sinh ăn gì: 6 bí quyết dành cho mẹ ở cữ

(73)
Bận rộn với cuộc sống chăm sóc con nhỏ những tháng đầu tiên sẽ khiến mẹ không thoải mái, đồng thời chiếm hết thời gian nghỉ ngơi và tập luyện thể ... [xem thêm]

Khi bị suy thận độ 2, bạn cần biết những thông tin gì?

(10)
Bạn có thể kiểm soát và đẩy lùi suy thận độ 2 nếu kiên trì điều trị theo đúng khuyến cáo của chuyên gia Thận – Tiết niệu. Đừng chủ quan nếu thấy ... [xem thêm]

Cùng lên thực đơn cho người bị thiếu máu não

(38)
Thiếu máu não nên ăn gì để cải thiện tuần hoàn não, tăng cường tái tạo máu là điều mà rất nhiều người bệnh quan tâm. Ngoài thay đổi lối sống, từ ... [xem thêm]

5 loại thực phẩm gây tiêu chảy

(16)
Chẳng ai muốn bị tiêu chảy vì khi đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các hoạt động trong ngày khiến bạn khó chịu. Việc hạn chế ăn những thực ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN