Dị ứng gây ra cho bạn không ít rắc rối và khó chịu. Tuy không thể trị khỏi hoàn toàn dị ứng, vẫn có vô số cách để bạn xoa dịu triệu chứng cũng như ít bị dị ứng hơn. Cùng Chúng tôi tìm hiểu ngay 12 cách chống dị ứng bằng liệu pháp tự nhiên nhé!
1. Tránh tiếp xúc với gió
Nếu ngoài trời có nhiều gió và thổi phấn hoa vào, bạn nên đóng cửa sổ và cửa chính để bảo vệ không khí bên trong nhà. Bạn có thể lắp đặt thêm máy lọc HEPA vào hệ thống điều hòa.
2. Dùng các phương pháp chữa trị thay thế
Butterbur (Gai lông) là một trong những nghiên cứu đầy hứa hẹn trong tương lai. Các nhà nghiên cứu cho rằng tinh chất butterbur gọi là Ze 339 có thể dùng làm thuốc kháng histamine. Đồng thời, loài cỏ đuôi mèo họ hòa thảo và chiết xuất vỏ thông đỏ cũng giúp chữa trị rất tốt.
3. Vệ sinh sạch sẽ
Mỗi khi bạn về nhà, chắc chắn cơ thể sẽ dính nhiều bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, hãy tắm rửa sạch sẽ và thay đồ để loại bỏ bất kỳ tác nhân nào gây dị ứng. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt giày ngoài cửa để hạn chế bụi bẩn vào nhà.
4. Đeo khẩu trang
Khẩu trang giúp bạn tránh hít phải các chất dị ứng khi bạn phải làm việc ở những môi trường bụi bẩn như ngoài sân hay đang hút bụi. Dùng các loại khẩu trang y tế chuyên dụng, có hầu hết tại các tiệm thuốc sẽ giúp bạn ngăn chặn khoảng 95% bụi bẩn như phấn hoa hay các chất gây dị ứng khác.
5. Ăn uống lành mạnh
Trong một nghiên cứu, trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ và các loại quả hạch, đặc biệt là nho, táo, cam và cà chua sẽ ít bị dị ứng hơn. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm ra mối liên quan giữa thực phẩm và việc chống dị ứng. Tuy nhiên, một chế độ ăn lành mạnh chắc chắn sẽ tốt cho cơ thể của bạn. Vì vậy, bạn hãy thêm ít nhất một loại rau củ và trái cây vào mỗi bữa ăn hằng ngày. Nếu bị dị ứng với thực phẩm, hãy xem ngay mẹo thay thế thức ăn để chống dị ứng nhé.
6. Dùng thuốc nhỏ mũi
Rửa sạch dịch nhầy ở mũi có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng. Nó còn có thể rửa sạch các vi khuẩn và dịch nhầy, đồng thời giúp bạn ít bị chảy nước mũi hơn. Bạn có thể mua thuốc nhỏ hoặc tự làm tại nhà, dùng ấm nhỏ mũi (neti pot) hay ống hút mũi. Hãy trộn 1/2 muỗng muối (khoảng 2,5g) vào một ít bột nổi và hòa tan khoảng 240ml nước ấm (nước cất hoặc đã tiệt trùng). Sau đó hãy đứng ở bồn rửa, dùng nước muối vừa pha chế để rửa sạch từng bên mũi.
7. Uống nhiều nước
Nếu bạn cảm thấy nghẹt mũi hay bị chảy dịch mũi sau do dị ứng, hãy uống thêm nước, nước ép hay các loại nước không cồn khác. Bổ sung nước sẽ giúp làm mỏng dịch nhầy trong mũi. Đồng thời, ăn các món nóng hổi như trà, nước hầm hay súp đều sẽ hỗ trợ bạn xông mũi và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
8. Giữ nhà cửa sạch sẽ và dùng chất tẩy rửa tự nhiên
Hãy dọn dẹp nhà cửa để chống dị ứng. Đó là cách tốt nhất để loại bỏ các chất dị ứng bên trong nhà. Tuy nhiên, các chất hóa học tẩy rửa có thể kích thích mũi và làm các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, các chất tẩy rửa tự nhiên như giấm hay muối nở là lựa chọn thích hợp. Bạn cũng nên sử dụng máy hút bụi có bộ lọc HEPA để giúp loại bỏ các tác nhân có hại. Nếu bạn bị dị ứng nghiêm trọng, hãy nhờ người khác dọn dẹp chúng giúp bạn.
9. Xông hơi
Xông hơi có thể làm dịu chứng nghẹt mũi và giúp bạn hít thở dễ dàng hơn. Để mặt trên một chậu nước ấm (đừng quá nóng), đặt khăn lên đầu để giữ hơi nước và hít thở hoặc ngâm mình với nước nóng cũng giúp ích cho bạn rất nhiều.
10. Tránh khói thuốc
Nó có thể khiến bạn cảm thấy ngứa, nghẹt hoặc chảy nước mũi, mệt mỏi và mắt chảy nước nhiều hơn. Nếu muốn ra ngoài dạo chơi, bạn hãy chọn lựa những nơi cấm hút thuốc. Bên cạnh đó, các mùi hương và khói khác như khói từ lửa trại hay các bình phun xịt có thể làm cho các triệu chứng của bạn nghiêm trọng hơn, vì vậy bạn nên hạn chế tiếp xúc với chúng hết mức có thể.
11. Đi châm cứu
Phương pháp cổ này sẽ giúp bạn xoa dịu các triệu chứng. Thuật châm cứu chưa được chứng minh rõ ràng là có hiệu quả với các dị ứng mũi. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu cho thấy phương pháp này vẫn có nhiều tác động có thể giúp ích. Hãy đến nhờ bác sĩ tư vấn xem bạn có thể thực hiện phương pháp chữa trị này để chống dị ứng hay không.
12. Nắm rõ các tác nhân dị ứng
Bạn có biết được chắc chắn là nguyên nhân nào gây dị ứng cho mình không? Bạn có thể đến gặp chuyên gia về dị ứng để được xét nghiệm kiểm tra và tìm ra nguyên nhân chính xác. Sau đó, hãy lập ngay một kế hoạch tránh các tác nhân ấy để chống dị ứng nhé!