Những nguyên nhân gây mất ngủ mà phụ nữ nên biết (P1)

(3.94) - 58 đánh giá

Mất ngủ trở thành một nỗi ám ảnh của phụ nữ, khiến họ luôn cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng thất thường, dễ nổi nóng, cáu gắt. Vậy nguyên nhân mất ngủ từ đâu?

Mất ngủ là tình trạng khó khăn để ngủ đủ giấc hoặc cảm giác khó ngủ dù bạn không gặp phải gián đoạn trong suốt quá trình đó. Bạn thấy thật khó khi cố gắng chìm vào giấc ngủ, giấc ngủ quá ngắn khiến bạn có thể thức dậy sớm hoặc thức dậy một cách định kỳ vào ban đêm. Bất kỳ loại mất ngủ nào cũng sẽ khiến bạn mệt mỏi và ủ rũ suốt cả ngày.

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra vấn đề về giấc ngủ ở phụ nữ.

Mất ngủ và lối sống của bạn

Một trong những lý do chính khiến bạn mất ngủ là gì? Đơn giản là bạn dành khá nhiều thời gian giao lưu với bạn bè thay vì cuộn mình trên giường vào buổi tối. Trong trường hợp này, bạn nên tự đặt ra mức kỷ luật cho bản thân – buộc mình phải đi ngủ sớm hơn một vài tối mỗi tuần. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

Việc mất ngủ cũng có thể là do bạn không tham gia các hoạt động tiêu khiển giúp thư giãn vào cuối ngày. Nếu bạn chủ yếu dành buổi tối của mình cho công việc, gia đình hoặc dành thời gian với con cái, điều đó cũng có thể liên quan đến giấc ngủ.

Ngược lại, dành quá nhiều thời gian cho hoạt động giải trí trước khi lên giường cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Bên cạnh đó, những người có thói quen hút thuốc lá hoặc ngủ cùng thú cưng cũng sẽ có nguy cơ bị mất ngủ cao hơn người khác.

Nguyên nhân cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng chính là việc bạn nghĩ mình có thể quán xuyến hết mọi việc. Nếu bạn nằm trong nhóm những người kết hôn, có con trong độ tuổi đi học và làm việc toàn thời gian thì gần như chắc chắn bạn sẽ không được ngủ đủ giấc. Đa số những người phụ nữ trong hoàn cảnh này chỉ ngủ ít hơn 6 tiếng một ngày.

Ngoài ra, việc bạn phải giải quyết rất nhiều công việc và làm tròn nghĩa vụ của một người mẹ − người vợ của gia đình, chắc chắn bạn không có đủ thời gian để tập thể dục hay thư giãn – hoặc ân ái – những điều có thể hữu ích cho một cô gái khi màn đêm buông xuống. Thông thường, giải pháp ở đây đơn giản là bạn hãy cố gắng dành thêm một ít thời gian cho chính mình vào cuối ngày.

Vấn đề về giấc ngủ và các hormone của bạn

Giống với nhiều phụ nữ, không phải lối sống mà chính cơ thể phá hoại giấc ngủ của bạn. Đúng hơn, các hormone trong cơ thể mới là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất ngủ. Các chuyên gia cho rằng, mọi chuyện có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Thực tế, các chuyên gia cho rằng không chỉ chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn mà bất kỳ dấu hiệu kinh nguyệt nào cũng khiến bạn mất ngủ vào ban đêm. Theo NSF, trên thực tế, nghiên cứu cho thấy cơ thể phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt thường xuất hiện sự khó chịu ở âm đạo, và sự khó chịu ấy đủ để quấy rầy giấc ngủ ít nhất hai hoặc ba ngày trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu điều này cũng xảy ra với bạn, bạn nên nói chuyện với bác sĩ phụ khoa. Bác sĩ sẽ đề xuất những phương pháp điều trị hữu ích đối với một số triệu chứng liên quan đến kinh nguyệt. Khi giải quyết được chúng, bạn sẽ lần lượt giải quyết những vấn đề về giấc ngủ.

Tuy nhiên, bạn nên biết khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và cuối cùng là mãn kinh, những thay đổi về hormone lại trở thành thủ phạm phá rối giấc ngủ của bạn một lần nữa.

Những nguyên nhân thông thường đối với các vấn đề về giấc ngủ gồm nóng trong người, rối loạn cảm xúc và rối loạn nhịp thở khi ngủ như ngáy, đều phổ biến và thậm chí đôi khi nghiêm trọng ở phụ nữ sau mãn kinh.

Một lần nữa, bạn nên đến khám bác sĩ về phương pháp chữa trị có thể mang lại tác dụng gấp đôi bằng việc giúp bạn ngủ ngon hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lời khuyên dành cho gia đình có trẻ bị tự kỷ

(86)
Nếu con bạn bị tự kỷ, bạn sẽ cần phải nỗ lực nhiều hơn những bậc cha mẹ khác trong việc chăm sóc và giáo dục con. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu những ... [xem thêm]

Âm đạo chật quá cũng khổ!

(10)
Hiện nay, vẫn còn nhiều chị em tỏ ra khá ngại ngùng khi chia sẻ các vấn đề liên quan đến vùng kín. Tuy nhiên, việc nắm rõ các kiến thức cơ bản về cấu ... [xem thêm]

Tại sao ung thư vú xảy ra ở nam giới?

(47)
Bạn nghĩ chỉ có phụ nữ mới bị ung thư vú? Sai lầm nhé! Vẫn có rất nhiều trường hợp ung thư vú ở nam giới. Thậm chí, so với phụ nữ, đàn ông bị ung ... [xem thêm]

Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận

(220)
Đối với tình trạng suy thận giai đoạn cuối, chế độ dinh dưỡng cho người chạy thận góp phần quan trọng trong việc kiểm soát và hỗ trợ điều trị ... [xem thêm]

7 sai lầm hàng đầu trong điều trị mụn trứng cá

(56)
Mụn trứng cá có thể khiến bạn cảm thấy mất tự tin vào ngoại hình của mình. Để có thể nhanh chóng loại bỏ những nốt mụn khó chịu này, bạn nên tìm ... [xem thêm]

Điều trị viêm khớp cổ chân không cần dùng thuốc: Bạn đã biết?

(79)
Viêm khớp cổ chân là bệnh lý cơ xương khớp thường xuất hiện ở người cao tuổi và người trẻ tuổi vận động, chơi thể thao nhiều. Đa số mọi người ... [xem thêm]

Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục sau khi phẫu thuật ung thư vú

(31)
Chăm sóc bản thân sau khi phẫu thuật ung thư vú là điều rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng và tập thể dục sau khi phẫu thuật ung thư vú sẽ giúp bạn lấy ... [xem thêm]

Quy trình chẩn đoán bệnh vẩy nến

(11)
Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh vẩy nến, bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán xác định. Bệnh vẩy nến là một rối loạn da mãn tính thường gây ra ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN