Tin bất ngờ: chữa đau bụng kinh nhờ yoga

(4.24) - 81 đánh giá

Bạn có quan tâm đến việc tập luyện yoga trong những ngày hành kinh không? Đừng lo lắng quá, yoga là bài tập rất tốt mà bất cứ ai cũng thực hiện được thậm chí cả phụ nữ mang thai. Thực tế, tập yoga trong kỳ kinh nguyệt có thể giúp bạn giảm tình trạng đau bụng đấy!

Yoga giúp gì trong chu kỳ kinh nguyệt?

Trong ngày hành kinh, nồng độ hormone trong cơ thể bạn tăng cao khiến tâm trạng cũng thay đổi. Bạn trở nên nhạy cảm với những thứ nhỏ nhặt và dễ xúc động hơn. Ngoài ra bạn còn phải chật vật với những cơn đau bụng khi hành kinh. Yoga bao gồm những bài tập về tinh thần và thể chất giúp cải thiện sức khỏe nhờ tăng sự tập trung và phản xạ của cơ thể. Vì vậy, yoga là một phương pháp tốt giúp thư giãn tinh thần và giảm bớt nỗi bất an trong những ngày hành kinh từ đó sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, tập yoga còn giúp tăng cường sự dẻo dai của phần cơ bắp ở nửa thân dưới. Nhờ đó, bạn sẽ bớt bị đau bụng hơn trong những lần hành kinh tới. Adrenaline (hormone giúp giảm đau) sản sinh từ việc tập thể dục cũng rất hữu hiệu để giảm đau.

Tư thế đầu chạm gối

Đầu tiên ngồi khoanh chân trên thảm, duỗi thẳng một chân và với tay về phía chân duỗi cho đến khi tay bạn chạm những ngón chân (hoặc nếu không chạm tới, bạn hãy cố gắng với tay càng xa càng tốt). Để dễ thực hiện động tác hơn, bạn có thể cuộn hai cái khăn lại đặt dưới mông để hỗ trợ.

Tư thế này sẽ làm săn chắc cơ bụng đồng thời giúp căng cơ vai và lưng nên sẽ giúp giảm đau lưng trong những ngày hành kinh.

Tư thế em bé

Đây là một tư thế dễ, nhưng bạn phải tập trung vào từng chi tiết nhỏ khi thực hiện.

  • Đầu tiên, bạn quì trên hai đầu gối, duỗi thẳng hai bàn chân ra phía sau tạo thành hình chữ v với hai gót chân tách rời và các đầu ngón chân chạm nhau. Khoảng cách giữa hai gót chân có tác dụng nâng đỡ một phần cơ thể;
  • Tiếp theo, đặt mông xuống vào vị trí khoảng trống giữa hai gót chân. Tư thế của bạn lúc này giống như kiểu ngồi quỳ seiza của người Nhật;
  • Sau đó, cúi gập người về phía trước đến khi trán chạm vào sàn trong khi chân vẫn giữ nguyên trên thảm. Bạn có thể duỗi thẳng tay đặt dọc theo hai bên hông hoặc duỗi tay đặt về phía trước. Bạn cũng có thể nắm hai tay lại đặt ra sau lưng nếu muốn căng phần cơ vai.

Tư thế gập người về đằng trước

Tư thế này khá phức tạp vì đòi hỏi sự dẻo dai ở người tập. Từ tư thế đứng, bạn từ từ cúi gập người xuống, giữ chân thẳng cho đến khi bạn có thể chạm bàn tay vào ngón chân cái hoặc chạm bàn tay xuống sàn nhà. Tư thế này làm dạ dày bạn gập lại tương tự như khi còn trong bụng mẹ, việc này được cho là giúp giảm những cơn đau bụng kinh. Trong tư thế này, điều quan trọng là điều tiết hơi thở và kiểm soát dấu hiệu chóng mặt vì máu sẽ chảy dồn về đầu bạn. Để nghỉ trở về từ tư thế này một cách an toàn, bạn cần hít thở đều, khi hít vào từ từ nhướn người lên trên. Duỗi thẳng hai tay đặt hai bên hông khi đã trở về tư thế đứng thẳng.

Một số tư thế khác bạn có thể thử như:

Tư thế cây cọ nghiêng: Bạn có thể nghiêng sang trái, phải hoặc nghiêng về phía trước, sau tùy thích.Tư thế vặn hôngTư thế xác chết

Yoga mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể của bạn. Tuy nhiên, giống như kinh nguyệt, bạn cần hiểu rõ hơn về yoga và chính cơ thể của mình để tối ưu hóa những lợi ích và tránh tổn thương.

Bạn có thể quan tâm đến các bài viết sau:

  • Những lỗi tập yoga điển hình cần tránh
  • Yoga và pilates – bộ môn nào tốt hơn?
  • Yoga nóng – xu thế “hot” không nên bỏ lỡ

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Quan hệ sau sinh cần lưu ý những gì?

(73)
Sau sinh bao lâu thì vợ chồng có thể quan hệ tình dục trở lại? Quan hệ sau sinh là một trong những vấn đề mà rất nhiều cặp vợ chồng quan tâm và mong muốn ... [xem thêm]

Cách hôn vùng kín phụ nữ để nàng đê mê!

(15)
Những nụ hôn mơn trớn của chàng dành cho “cô bé” là một cách thể hiện tình yêu và mang lại nhiều khoái cảm đối với nàng. Thế nên các chàng hãy học ... [xem thêm]

Mụn ở cổ và lưng: Cách điều trị và phòng ngừa

(79)
Khuôn mặt của bạn không phải là nơi duy nhất để mụn trứng cá “tấn công”. Không ít người khổ sở vì thường xuyên bị nổi mụn ở các vùng khác trên ... [xem thêm]

5 bài tập yoga giúp nàng xua tan mặt nọng

(51)
Mặt nọng, hay còn gọi là hai cằm, là mối lo ngại của nhiều chị em phụ nữ. 5 động tác yoga giảm mỡ cằm dưới đây có lẽ là tin vui cho các nàng đang mong ... [xem thêm]

Siro gạo lứt: 4 lý do vì sao bạn không nên dùng

(92)
Siro gạo lứt là sản phẩm làm ngọt được sử dụng làm các món bánh nướng, bánh chocolate… Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều siro gạo lứt có thể gây tăng ... [xem thêm]

Khủng hoảng tuổi 30: Phải chăng bạn đã toan về già?

(25)
Khủng hoảng tuổi 30 có thể bất chợt ghé thăm bạn như một “vị khách” khó chịu mà chẳng hề báo trước. Bạn không thể xua đuổi vị khách này ngay tức ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây chứng ù tai, điếc tai là gì, cách điều trị như thế nào?

(65)
Chứng ù tai là khi chúng ta luôn nghe thấy trong tai có những âm thanh như: Tiếng gió rít liên tục, tiếng ve kêu, huýt gió, tiếng nước chảy… Nó khiến bạn khó ... [xem thêm]

Thực phẩm không thể thiếu trong tủ lạnh

(40)
Bạn đã biết cách bảo quản rau trong tủ lạnh chưa? Sự thật là không phải loại rau củ quả nào cũng có cách bảo quản giống nhau và rất có thể bạn đã ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN