Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh

(4.48) - 45 đánh giá

Khi làm các xét nghiệm hay đi tiêm ngừa tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, bạn nên tìm hiểu về thời gian hoạt động, bảng giá cho các dịch vụ để có sự sắp xếp và chuẩn bị tốt nhất.

Nhu cầu đi tiêm ngừa tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh luôn ở mức cao bởi không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn cũng cần phải tiêm phòng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Thêm vào đó, khung giờ làm việc của Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh có đôi chút khác biệt, gây nên sự nhầm lẫn cho người đến khi có nhu cầu. Bài viết sau, Chúng tôi sẽ chia sẻ các thông tin cần nắm dành cho những ai đi khám tại Viện Pasteur lần đầu.

Giờ làm việc Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh

1. Lịch làm việc khoa Khám bệnh và Tiêm phòng ngừa

  • Thứ Hai – Sáu: Sáng từ 7 – 11 giờ; Chiều từ 13 – 17 giờ (phòng siêu âm và đo điện tim sẽ làm việc đến 16 giờ)
  • Thứ Bảy: Sáng từ 7 – 11 giờ; Chiều từ 13 – 16 giờ (siêu âm và đo điện tim sẽ làm đến 11 giờ)
  • Chủ nhật: Sáng từ 7 giờ 30 – 10 giờ 30 (chỉ thực hiện tiêm ngừa) – Chiều không làm việc.

2. Lịch làm việc khoa Xét nghiệm

  • Thứ Hai – Sáu: Sáng từ 7 – 11 giờ; Chiều từ 13 – 17 giờ (xét nghiệm nước, thực phẩm và máu làm việc đến 16 giờ)
  • Thứ Bảy: Sáng từ 7 – 11 giờ; Chiều từ 13 – 16 giờ (buổi chiều thứ Bảy chỉ trả kết quả, không nhận xét nghiệm)
  • Chủ nhật: Nghỉ.

Lưu ý: Nếu có nhu cầu tiêm ngừa, bạn nên đến trước 9 giờ 30 sáng vì sau thời gian này, nhân viên y tế có thể từ chối cấp số thứ tự cho bạn vì người chờ đến lượt còn rất đông.

3. Số điện thoại liên lạc

  • Tư vấn tiêm ngừa: 0974 975 531
  • Tư vấn vắc xin sởi – rubella: 01203 167 167
  • Xét nghiệm máu, HIV: (028) 3829 7308

Lịch tiêm chủng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh

1. Tiêm ngừa bệnh dại

Tiêm cho người bị chó, mèo hoặc các súc vật nghi dại khác cắn hoặc cào cấu làm trầy xước da… Tiêm huyết thanh có tác dụng kháng dại và vắc xin để phòng bệnh dại.

2. Tiêm ngừa viêm gan siêu vi B

Tiêm cho người có kết quả xét nghiệm HBsAg âm tính, tiêm 3 liều căn bản: liều thứ 2 cách liều đầu 1 tháng, liều thứ 3 cách liều đầu 6 tháng.

3. Tiêm ngừa viêm gan siêu vi A

Tiêm cho người lớn và trẻ em trên 12 tháng tuổi, tiêm 2 liều cơ bản cách nhau 6 tháng.

4. Tiêm ngừa viêm màng não mủ do HIB (Hemophilus Influenza B)

Tiêm cho trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi. Trẻ từ 2 – 6 tháng tiêm 3 liều cơ bản (mỗi liều cách nhau 1 – 2 tháng), nhắc lại sau 1 năm. Trẻ từ 6 – 12 tháng tiêm 2 liều cơ bản, sau đó nhắc lại sau 1 năm. Trẻ trên 12 tháng tiêm 1 liều duy nhất.

5. Tiêm ngừa viêm não Nhật Bản B (JEV)

Tiêm cho người lớn và trẻ em trên 12 tháng tuổi, tiêm 3 liều cơ bản trong 1 năm (liều thứ 2 cách liều đầu 1 – 2 tuần, liều thứ 3 cách liều đầu 1 năm), sau đó tiêm nhắc lại mỗi 3 năm 1 lần.

6. Tiêm ngừa trái rạ (thủy đậu)

Tiêm cho người lớn và trẻ em trên 12 tháng tuổi, nên tiêm 2 liều cách nhau 1 – 2 tháng.

7. Tiêm ngừa sởi, quai bị, rubella

Tiêm cho người lớn và trẻ trên 12 tháng, đối với các trẻ nhỏ: tiêm 1 liều cơ bản, sau đó nhắc lại lúc 4 – 12 tuổi. Trẻ lớn và người lớn tiêm 1 liều duy nhất.

8. Tiêm ngừa viêm màng não mủ do não mô cầu (Meningo A+C)

Tiêm cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, 1 liều cơ bản, sau đó nhắc lại mỗi 3 năm.

9. Tiêm ngừa cúm

Tiêm cho người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi, trẻ dưới 8 tuổi lần đầu tiên phải tiêm 2 liều cách nhau 1 tháng. Trẻ trên 8 tuổi tiêm 1 liều. Sau đó nhắc lại mỗi năm 1 lần.

10. Tiêm ngừa viêm màng não, viêm phổi do phế cầu

Tiêm cho người lớn và trẻ trên 2 tuổi, tiêm 1 liều duy nhất (nhắc lại mỗi 3 năm cho người có nguy cơ mắc bệnh cao).

11. Tiêm ngừa thương hàn

Tiêm cho người lớn và trẻ trên 2 tuổi, tiêm 1 liều cơ bản, nhắc lại mỗi 3 năm.

12. Uống vắc xin ngừa tiêu chảy cấp (trẻ em)

Chỉ dùng cho trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, liều đầu tiên có thể dùng cho trẻ từ 6 tuần tuổi, liều thứ 2 cách liều đầu ít nhất 1 tháng.

13. Tiêm ngừa HPV (Ung thư cổ tử cung)

Chỉ tiêm cho người từ 9 – 26 tuổi, tiêm 3 liều: Liều thứ 1 vào thời điểm được chỉ định, liều thứ 2 cách liều đầu 1 tháng, liều thứ 3 cách liều đầu 6 tháng.

Trong trường hợp tránh tiêm nhiều lần, có thể dùng các loại vắc xin phối hợp sau

1. Tiêm ngừa Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt:

Tiêm cho trẻ từ 2 tháng, tháng tiêm 3 liều cơ bản (mỗi liều cách nhau 1–2 tháng), nhắc lại sau 1 năm.

2. Tiêm ngừa Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Viêm gan B:

Tiêm cho trẻ từ 2 tháng, tháng tiêm 3 liều cơ bản (mỗi liều cách nhau 1–2 tháng), nhắc lại sau 1 năm.

3. Tiêm ngừa Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt, Viêm màng não mủ do HIB (Hemophilus Influenza B):

Tiêm cho trẻ từ 2 tháng, tháng tiêm 3 liều cơ bản (mỗi liều cách nhau 1–2 tháng), nhắc lại sau 1 năm.

4. Tiêm ngừa Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà, Bại liệt, Viêm gan B, Viêm màng não mủ do HIB:

Tiêm cho trẻ từ 2 tháng, tháng tiêm 3 liều cơ bản (mỗi liều cách nhau 1–2 tháng), nhắc lại sau 1 năm.

5. Tiêm ngừa Viêm gan siêu vi A–B:

Tiêm cho trẻ từ 12 tháng, trẻ từ 1 đến 15 tuổi tiêm 2 liều cách nhau 6 tháng. Từ 15 tuổi trở lên: tiêm 3 liều cơ bản (liều thứ 2 cách liều đầu 1 tháng, liều thứ 3 cách liều đầu 6 tháng).

Lưu ý: Khi đưa con đi tiêm phòng một số vắc xin thuộc loại khan hiếm (Pentaxim), tức là bạn đã đưa con đến một số trung tâm y tế ở địa phương và được thông báo là hết thuốc, bạn có thể gọi tổng đài (028) 1080 hoặc qua các số điện thoại tư vấn ở trên.

Bảng giá vắc xin tại Viện Pasteur

Bảng giá dịch vụ khi đi xét nghiệm tại Viện Pasteur

Quy trình đi tiêm ngừa tại Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh

Để không bị bối rối hoặc đợi chờ quá lâu, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh thường rất đông. Do đó, bạn nên cố gắng đến sớm trước giờ các phòng khoa bắt đầu làm việc để tiện cho việc giữ xe và bốc số thứ tự. Tốt nhất, nên tránh đi vào thứ Hai và thứ Bảy vì những ngày này lượng bệnh nhân đến khám và tiêm phòng khá nhiều.
  • Sau khi gửi xe, hãy đến phòng khám bệnh, gặp quầy tư vấn để thông báo loại vắc xin mình muốn tiêm phòng hoặc đưa ra lịch tiêm phòng trước đó. Nếu là lần đầu tiên sử dụng dịch vụ tại đây, bạn sẽ được nhân viên y tế phát lịch tiêm phòng cùng thông tin cần điền. Sau khi điền xong, bạn hãy đưa lại cho nhân viên y tế và lấy số thứ tự.
  • Ngồi chờ phía trước phòng khám. Khi nào đến số thứ tự của bạn, bạn sẽ vào phòng để được bác sĩ tư vấn tên loại thuốc cần tiêm. Tùy theo lượng bệnh nhân, thời gian chờ có thể kéo dài từ 20 – 40 phút.
  • Đối với một số vắc xin cần xét nghiệm máu trước khi tiêm (vắc xin ngừa virus viêm gan B), bác sĩ sẽ chỉ định đi xét nghiệm, sau khi có kết quả, bạn hãy quay lại để bác sĩ tư vấn tiếp.
  • Sau khi bác sĩ điền tên thuốc vào Phiếu tiêm phòng, bạn nộp phiếu này tại quầy thu tiền gần phòng tiêm phòng, chờ khoảng 15 – 30 phút để đến lượt đóng tiền và lấy biên lai. Biên lai sẽ gồm 2 liên, bạn sẽ giao cho nhân viên tiêm ngừa và họ sẽ giữ lại một bản.
  • Bạn xếp hàng để đến lượt tiêm. Nếu đưa con đi tiêm và con rất sợ tiêm, bạn hãy giữ chặt trẻ trong lúc nhân viên y tế tiêm cho con.
  • Sau khi tiêm xong, bạn không nên ra về ngay mà nên ở lại trong phòng ngồi chờ khoảng 30 phút để theo dõi tình trạng của bản thân hoặc con.
  • Nếu bạn đến Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh để tiêm nhắc cho con, bạn nên đi đúng ngày theo lịch hẹn và chỉ cần nộp Phiếu tiêm phòng ở quầy đóng tiền. Sau khi đóng tiền, con bạn sẽ được tiêm phòng và bạn không phải chờ đợi quá lâu để gặp bác sĩ.

Muốn biết thêm thông tin và địa chỉ bệnh viện, bạn có thể đọc bài “Viện Pasteur TP HCM“.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tin nhắn sex: Tuyệt chiêu quyến rũ bạn nên thử ngay!

(37)
Đừng vội cho rằng tin nhắn sex là “hư hỏng”, nếu bạn biết cách sử dụng những ngôn từ khéo léo thì sẽ tăng thêm sức hấp dẫn của bản thân. Bạn có ... [xem thêm]

10 sự thật về mãn kinh mọi phụ nữ cần biết

(42)
Những sự thật về mãn kinh có thể làm bạn ngạc nhiên khi bước qua độ tuổi 50. Hiểu một cách nôm na, thời điểm đánh dấu bạn chính thức bước vào giai ... [xem thêm]

Chữa đầy hơi ở trẻ với 5 cách hiệu quả sau

(80)
Đầy hơi là một bênh lý về đường tiêu hóa và thường xảy ra ở trẻ em. Tình trạng này thường cho nhiều trẻ khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe ... [xem thêm]

Những bí ẩn về yoga có thể bạn chưa biết

(54)
Yoga là một bộ môn rất phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết rõ về yoga dẫn đến những hiểu lầm khiến họ không lựa chọn ... [xem thêm]

Tiêm insulin khi mắc đái tháo đường cần lưu ý những gì?

(67)
Nếu bị bệnh tiểu đường, có thể bạn sẽ nhận được vô vàn lời tư vấn từ bạn bè, người thân hoặc từ những người chẳng mấy quen thân trên mạng. ... [xem thêm]

7 lợi ích của giấm táo đối với sức khỏe bà bầu

(64)
Theo Tạp chí sức khỏe Bragg (Mỹ), lợi ích của giấm táo đối với phụ nữ mang thai là rất lớn. Loại giấm này không chỉ giúp hỗ trợ giải độc, thanh lọc ... [xem thêm]

7 cách giảm đau núm vú khi mang thai đơn giản

(82)
Đau núm vú khi mang thai đau đầu ty) là hiện tượng phổ biến nhưng không hề dễ chịu bởi sẽ khiến bạn cảm thấy bất tiện.Hầu hết phụ nữ ... [xem thêm]

Cân nặng của mẹ khi thụ thai nên là bao nhiêu?

(93)
Theo nghiên cứu, phụ nữ thừa hoặc thiếu cân sẽ có cơ hội thụ thai thấp hơn từ 23 đến 43% so với những phụ nữ khác. Chính vì vậy, cân nặng của mẹ khi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN