Mẹ bầu cần làm gì khi bị đầy hơi khi mang thai?

(4.19) - 22 đánh giá

Bà bầu bị đầy chơi chướng bụng khi mang thai là triệu chứng mang thai phổ biến. Bạn hãy thử vận động nhẹ, ăn nhiều chất xơ để trị đầy bụng.

Bà bầu bị đầy hơi chướng bụng khi mang thai là tình trạng phổ biến mà bất cứ phụ nữ nào cũng có thể gặp trong quá quãng thời gian 9 tháng. Để tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như cách cải thiện tình trạng này, hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Cách chữa cho bà bầu bị đầy hơi chướng bụng

Một số biện pháp giúp trị tình trạng bà bầu bị đầy hơi chướng bụng bao gồm:

  • Ụống thêm nước, nhất là nước lọc ấm
  • Bận trang phục thoải mái, tránh quần áo bó sát
  • Uống một số loại trà thảo mộc giảm đầy bụng như trà bạc hà, trà lá mâm xôi, phúc bồn tử
  • Vận động nhẹ nhàng, chẳng hạn như tập yoga, đi bộ để lưu thông khí trong dạ dày
  • Ăn các thực phẩm giàu chất xơ như cà rốt, táo, bột yến mạch, rau lá xanh và quả lê
  • Uống nước hạt methi (hạt cỏ cà ri) để chữa cho bà bầu bị đầy hơi chướng bụng bằng cách cho 1 muỗng cà phà hạt methi vào 1 cốc nước, đợi khoảng vài tiếng và thưởng thức
  • Uống nước chanh ấm cũng là biện pháp trị đầy hơi chướng bụng khi mang thai khá hiệu quả. Bạn chỉ cần vắt nước cốt 1 quả chanhvà thêm một cốc nước cộng thêm nửa thìa baking soda vào, khuấy đều cho đến khi muối nở tan hoàn toàn
  • Nguyên nhân khiến bà bầu bị đầy hơi chướng bụng

    Một số nguyên nhân chính khiến mẹ bầu mắc phải tình trạng khó tiêu, đầy hơi gồm:

    Mất cân bằng nội tiết tố

    Hormone progesterone là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đầy hơi khi mang thai. Trong thời gian bầu bí, nội tiết tố progesterone được tiết ra quá mức, có thể làm giãn cơ. Khi các cơ của ruột của bạn cũng giãn ra, quá trình tiêu hóa cũng sẽ chậm lại đáng kể. Thức ăn được tiêu thụ tồn đọng trong đường tiêu hóa lâu ngày khiế bà bầu chướng bụng, đầy hơi cho bà bầu.

    Đái tháo đường thai kỳ

    Khi mang thai, lượng đường trong máu của phụ nữ thường tăng cao và nếu vượt mốc an toàn, bạn có thể mắc phải chứng tiểu đường thai kỳ. Tình trạng sức khỏe này sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu do ăn không tiêu, bụng bị chướng, nhất là giai đoạn nửa sau của thai kỳ.

    Tăng cân dễ làm bà bầu bị đầy hơi chướng bụng

    Cảm giác thèm ăn khi mang thai vô tình sẽ khiến bạn bị đầy hơi chướng bụng do lúc này phụ nữ mang thai ăn nhiều hơn mức bình thường.

    Cơ thể thay đổi

    Những thay đổi cơ thể khi mang thai cũng có thể dẫn đến khí hơi tích tụ trong hệ dạ dày. Khi bạn gần đến kỳ dự sinh, áp lực từ tử cung ngày càng lớn lên khoang bụng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, có thể dẫn đến đầy hơi.

    Thực phẩm nhiều dầu mỡ

    Một số loại thực phẩm có thể dẫn đến việc khí hơi tích tụ. Nếu bạn ăn nhiều thực phẩm chiên, các sản phẩm từ sữa, các loại rau họ cải hoặc đồ uống có ga trong khi mang thai, bạn có thể cảm thấy đầy hơi và chướng bụng.

    Cách ngăn ngừa tình trạng bà bầu bị đầy hơi chướng bụng

    Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, bạn cũng có thể giảm những loại thức ăn hay nước uống ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Mẹ bầu hãy thử áp dụng những gợi ý sau để tránh gặp phải tình trạng tiêu hóa này trong tương lai:

    • Hạn chế lượng nước trong bữa ăn
    • Không nằm nghỉ ngay sau vừa mới ăn
    • Dành thời gian cho việc nhai kỹ khi ăn
    • Tránh những loại thức uống chứa đường nhân tạo bởi chúng dễ gây khó tiêu
    • Bạn không nên ăn những bữa ăn lớn mà hãy chia bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ
    • Sau bữa ăn, hãy dành thời gian đi bộ, vì điều này có thể giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa của mẹ bầu
    • Thực hiện các biện pháp để giảm táo bón khi mang thai, vì tình trạng này nó có thể gây đầy hơi và chướng bụng.

    Ngoài ra, bạn nên xem xét việc tập yoga trước khi sinh để học cách thư giãn và kỹ thuật thở tốt. Ở một số người, dạ dày của họ sẽ sinh ra nhiều khí gas hơn khi họ đang vui mừng hoặc lo lắng.

    Nếu những biện pháp trị bà bầu bị đầy hơi chướng bụng như trên không mang lại hiệu quả, hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem bạn có thể sử dụng loại thuốc nào để cải thiện cảm giác khó chịu hay không.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Lợi ích và bất lợi khi cho trẻ đi học mầm non

    (11)
    Trẻ đi học mầm non nhận được nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều bất cập. Nắm rõ những điều này giúp bạn cân nhắc kỹ hơn trước khi ... [xem thêm]

    Thúc đẩy phục hồi chấn động não: làm sao để hiệu quả?

    (69)
    Quá trình hồi phục chấn động não thường kéo dài khoảng 7–10 ngày. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số biện pháp hỗ trợ điều trị đơn giản để ... [xem thêm]

    Xuất tinh vào hậu môn có “dính” bầu không?

    (78)
    Quan hệ bằng hậu môn có thai không là băn khoăn của nhiều cặp đôi muốn tìm cách tránh thai mà không cần dùng thuốc. Thật ra, đây là cách quan hệ giúp giảm ... [xem thêm]

    3 mầm bệnh thường có ở phòng tập gym và cách tránh xa chúng

    (29)
    Phòng tập gym hẳn là điểm đến quen thuộc của nhiều người. Khi hoạt động ở đó, bạn luôn muốn mình có được vóc dáng đẹp, sức khỏe tốt. Song, đó có ... [xem thêm]

    10 lợi ích sức khỏe của phô mai xanh

    (44)
    Phô mai xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết như canxi, protein và phốt pho. Đây là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng bạn có ... [xem thêm]

    9 cách trị nổi mề đay tại nhà giúp bạn dễ chịu hơn

    (43)
    Bạn có thể bị nổi mề đay do dị ứng, côn trùng cắn, nhiễm khuẩn hay thậm chí stress. Cách trị nổi mề đay tại nhà sẽ giúp bạn cải thiện các triệu ... [xem thêm]

    Béo phì liệu có thể nhanh mang thai?

    (75)
    Thừa cân béo phì đang ngày càng trở thành tình trạng phổ biến, khi chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn lớn hơn 30. Nhiều phụ nữ mang thai hiện nay đang nằm ... [xem thêm]

    3 loại thuốc điều trị huyết áp thấp bạn nên cẩn trọng khi dùng

    (69)
    Nếu huyết áp đã giảm xuống trầm trọng thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn uống thuốc điều trị huyết áp thấp để tăng huyết áp trở lại. Bạn nên trang bị ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN