Phòng tránh và xử lý đúng cách khi bị chó cắn

(4.24) - 26 đánh giá

Chó là loài động vật đã thuần hóa và được xem là “người bạn thân thiết nhất của con người”. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta bị chúng tấn công và không xử lý vết thương đúng cách sau khi bị chó cắn.

Vẻ ngoài dễ thương của những chú chó có thể khiến bạn vô cùng thích thú. Thế nhưng, bạn đừng vội đến gần chúng bởi chó cũng là loài động vật có tính tự vệ cao. Chúng có thể hiểu nhầm bạn là kẻ thù và tấn công bạn.

Theo một cuộc khảo sát, mỗi năm có khoảng 4,7 triệu người ở Mỹ bị chó cắn, một nửa trong số đó ở độ tuổi từ 5−9. Ngoài ra, cứ 5 người bị chó cắn gây thương tích thì có một người cần được điều trị y khoa. Trong đó, trẻ em thường là đối tượng bị chó cắn nhiều hơn so với người lớn vì chúng còn nhỏ và không làm chủ được tình hình khi bị chó tấn công.

Hầu hết những chú chó cắn người là những con đi lạc hay chó hoang. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chúng có thể là những chú chó gần gũi với bạn.

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu một số mẹo để phòng tránh bị chó cắn cũng như cách xử lý khi bị chó cắn.

Làm sao để phòng ngừa chó cắn?

Khi chọn một chú chó để nuôi, bạn cần lưu ý chọn những con có tính khí dễ chịu và thân thiện.

Ngoài ra, bạn hãy tránh xa những con chó lạ mình không biết và tuyệt đối giữ cho trẻ an toàn khi tiếp xúc với chó, đừng bao giờ để chúng lại một mình với chó, đặc biệt là một con chó lạ.

Bạn cũng nên nhớ rằng đừng bao giờ đùa giỡn khi chúng đang ăn hoặc đang cho con bú. Với bản năng làm mẹ và bản tính hoang dã, những chú chó này thường hung dữ hơn rất nhiều.

Khi đến gần bất cứ con chó lạ nào, bạn nên bước đi chậm rãi và đừng bao giờ cho chúng có cơ hội tiến đến gần bạn. Nếu chó trở nên dữ tợn, bạn không nên bỏ chạy hay la hét mà hãy bình tĩnh, bước đi bình thường và đừng nhìn chúng.

Bản chất chó là loài động vật thân thiện. Vì vậy, các huấn luyện thích hợp có thể giúp chó hòa nhập hơn và làm giảm nguy cơ cắn người của chúng. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải chó lạ và không biết được tính tình của chúng, cẩn thận vẫn là trên hết.

Xử lý khi bị chó cắn

Chó cắn không phải là trường hợp hiếm gặp nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý đúng những vết thương do chó gây ra.

Khi bị chó cắn, bạn có thể sơ cứu tại nhà. Tuy nhiên, nếu bị một con chó lạ cắn, vết cắn sâu, không ngừng chảy máu và có những dấu hiệu viêm nhiễm (sưng đỏ, nóng rát, làm mủ,…) thì bạn nên đến bệnh viện ngay để được điều trị cũng như tiêm ngừa vắc xin kịp thời, đặc biệt là vắc xin phòng ngừa bệnh dại và uốn ván. Vết thương bị chó cắn cũng có thể dẫn đến nhiều bệnh nhiễm trùng cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Nếu điều trị tại nhà, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Đặt một miếng vải sạch lên vết thương để ngăn chúng chảy máu;
  • Cố giữ khu vực bị thương ở vị trí cao;
  • Rửa vết thương cẩn thận bằng xà bông và nước;
  • Dùng một miếng gạc vô trùng để băng vết thương;
  • Bôi thuốc mỡ kháng sinh vào vết thương hằng ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Khi đến bệnh viện khám, bạn hãy để cho bác sĩ biết thông tin, tình trạng sức khỏe của con chó đã cắn bạn cũng như tình trạng hiện tại của bản thân để có cách điều trị thích hợp. Ví dụ như bạn hãy cho bác sĩ biết liệu chú chó cắn bạn có được tiêm vắc xin phòng bệnh, bao gồm cả bệnh dại, hay chưa; hay việc bạn đang mắc những căn bệnh nào, có tiền sử bệnh trước đó hay không. Những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh gan, hệ miễn dịch kém và một số bệnh khác có nguy cơ bị mắc các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm khi bị chó cắn.

Như vậy, bị chó cắn không phải là tình trạng nguy hiểm, nhưng nếu không được xử lý đúng cách có thể làm cho vết thương bị nhiễm trùng nghiêm trọng cũng như bị mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Vì vậy, đừng chủ quan và hãy cẩn thận trước khi đến gần một chú chó nào đó bạn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

4 tiêu chí trong việc ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm bố mẹ cần biết

(42)
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện đang ở mức báo động. Với những gia đình có con nhỏ, việc trang bị đầy đủ kiến thức về ngộ độc ... [xem thêm]

Vô sinh: nguyên nhân và cách điều trị (Phần 2)

(42)
Tìm hiểu chungVô sinh là bệnh gì?Bệnh vô sinh hay còn gọi là hiếm muộn, là một thuật ngữ mô tả tình trạng không thể thụ thai ở các cặp vợ chồng, mặc ... [xem thêm]

6 tác dụng phụ của trà hoa cúc bạn nên biết

(75)
Hoa cúc là một loại thảo mộc tốt, tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý một số tác dụng phụ của trà hoa cúc để đảm bảo sức khỏe nhé!Lợi ích trà hoa cúc mang ... [xem thêm]

Theo dõi sức khỏe cho người chỉ có một quả thận

(38)
Khi một người chỉ có một quả thận hoặc chỉ có một thận làm việc, thận này được gọi là thận đơn độc. Bạn đã biết tại sao bạn có chỉ có một ... [xem thêm]

5 cách đơn giản giúp bạn khắc phục sần vỏ cam

(20)
Bạn có biết khoảng 85% phụ nữ trên 20 tuổi phải sống chung với tình trạng tụ mỡ dưới da hay còn gọi là sần vỏ cam (tên tiếng Anh cellulite)? Sần vỏ cam ... [xem thêm]

Trị nám da hiệu quả bằng nguyên liệu có ngay trong bếp

(73)
Nám da là một trong những vấn đề về da rất phổ biến. Có rất nhiều cách để điều trị nám ngay trong chính nhà bếp của bạn. Bài viết sau đây sẽ giúp ... [xem thêm]

8 cách phòng bệnh sỏi thận tại nhà giúp bạn khỏe mạnh hơn

(17)
Sỏi thận là một căn bệnh có thể khiến bạn phải trải qua những cơn đau vô cùng khó chịu. Liệu có cách phòng bệnh sỏi thận giúp bạn cải thiện sức ... [xem thêm]

Đối tượng nào cần phải sàng lọc phát hiện đái tháo đường típ 2?

(58)
Bệnh đái tháo đường típ 2 thường tiến triển âm thầm nên giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng. Do đó, xét nghiệm sàng lọc định kỳ giúp phát ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN