3 con đường làm lây lan bệnh giang mai

(3.83) - 89 đánh giá

Giang mai là bệnh nhiễm trùng do xoắn khuẩn treponema pallidum gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tình dục. Dù rất dễ chữa khỏi bằng kháng sinh nhưng nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ tạo ra những tổn thương nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Khi mắc bệnh giang mai, cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện vết loét ở miệng hoặc bộ phận sinh dục. Tên y học của những vết loét này là săng giang mai. Chúng không đau nhưng rất dễ dàng lây nhiễm sang người khác. Rất nhiều bệnh nhân giang mai mắc bệnh từ những vết loét này vì ban đầu, người bệnh chỉ nghĩ đó là những vết loét thông thường nên không có ý thức phòng ngừa sự lây lan cho cộng đồng.

Đường lây nhiễm bệnh giang mai phổ biến nhất là quan hệ tình dục với người bệnh. Trong 3 cách quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu môn và miệng thì nguy cơ mắc bệnh khi quan hệ bằng miệng (oral sex) thấp hơn 2 loại hình kia nhưng oral sex cũng được xem là một trong những nguyên nhân lây bệnh hàng đầu.

Bạn cũng có thể mắc bệnh giang mai khi có sự tiếp xúc thân mật như ôm hôn, da kề da với người đang có vết loét giang mai trên cơ thể.

Một con đường lây bệnh giang mai nguy hiểm khác là từ mẹ sang con. Bà bầu bị giang mai có thể truyền bệnh cho em bé trong suốt thai kỳ đến khi vượt cạn. Điều này khá nguy hiểm cho em bé vì trong trường hợp này, đứa trẻ đã bị giang mai bẩm sinh, dễ bị nhiều di chứng nặng nề khi sinh ra, thậm chí có nguy cơ tử vong.

4 đối tượng dễ mắc bệnh giang mai nhất

Như đã phân tích, bệnh giang mai lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Vì thế, 4 đối tượng sau sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn bình thường:

◊ Người hành nghề mại dâm: Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh giang mai và các bệnh xã hội cao nhất. Khi xoắn khuẩn giang mai từ cơ thể người bệnh lây nhiễm sang cơ thể người lành thì dù bạn có quan hệ tình dục bằng đường âm đạo, hậu môn hay đường miệng thì cũng không tránh được căn bệnh này.

◊ Người có quan hệ đồng tính: Bệnh giang mai không chỉ lây nhiễm khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo mà còn lan truyền khi quan hệ qua đường hậu môn hoặc miệng. Vì thế, người có quan hệ đồng tính cũng được xem là nhóm đối tượng có nhiều nguy cơ mắc bệnh giang mai.

◊ Người có hành vi quan hệ tình dục bừa bãi: Những người không chung thủy, có đời sống tình dục phóng khoáng với nhiều người cũng là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh giang mai. Kể cả khi họ chỉ dừng lại ở những hành động thân mật như ôm, hôn thì nguy cơ lây bệnh từ “đối tác tình dục” cũng rất cao. Hơn nữa, khi quan hệ tình dục bừa bãi và mắc bệnh, họ sẽ không biết ai là người lây bệnh cho mình và vô tình trở thành “nguồn bệnh” lây lan cho người khác.

◊ Trẻ em có mẹ bị giang mai khi mang thai: Khi bà bầu bị giang mai, xoắn khuẩn có thể tấn công thai nhi khi xâm nhập vào nhau thai qua dây rốn. Từ đó, đứa trẻ sinh ra có rất nhiều khả năng đã mắc bệnh từ trong bụng mẹ.

♥ Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su khi quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn hoặc dùng đập nha khoa khi quan hệ bằng miệng. Đập nha khoa hay còn gọi là đập răng. Đây là dụng cụ cần thiết cho những người thường xuyên oral sex để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Đập nha khoa có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật nhỏ dùng để ngăn cách giữa miệng và bộ phận sinh dục trong mỗi lần sử dụng. Mỗi cái đập nha khoa chỉ được sử dụng một lần.

Trương Phương Đài / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 loại đồ uống nóng cho mùa đông không lạnh

(34)
Còn gì tuyệt hơn cảm giác được nhâm nhi những loại đồ uống ấm nóng trong mùa đông lạnh giá! Những loại đồ uống nóng cho mùa đông không chỉ ngon miệng, ... [xem thêm]

Tránh xa 10 thực phẩm giàu calo này nếu muốn giảm cân thành công!

(21)
Những thực phẩm giàu calo chính là thủ phạm khiến bạn tăng cân vù vù dù đã cố tình ăn rất ít. Nếu muốn giảm cân thành công, bạn cần chú ý kỹ hơn vào ... [xem thêm]

Chảy máu thực quản: Biến chứng không thể xem thường

(64)
Chảy máu thực quản là hệ quả trực tiếp của tình trạng huyết áp trong tĩnh mạch cửa quá cao. Nếu không cấp cứu kịp thời, bạn có thể tử vong.Một trong ... [xem thêm]

Chăm sóc gan với các loại rau củ cực tốt giúp thanh lọc cơ thể

(89)
Gan là bộ phận giúp thanh lọc và thải chất độc ra khỏi cơ thể. Vì vậy, bạn cần cung cấp cho mình những loại thực phẩm tốt cho gan được chia sẻ trong ... [xem thêm]

Tập thể dục – Thói quen nhỏ, kết quả lớn

(43)
Bạn đang muốn giảm cân để chuẩn bị đón Tết và chăm sóc sức khỏe sau những bữa tiệc Tất niên đầy dầu mỡ? Vậy thì hãy lưu ngay 30 bài tập thể dục ... [xem thêm]

Lợi ích và rủi ro khi bà bầu ăn rong biển

(19)
Rong biển là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bà bầu ăn rong biển chỉ nên ở mức vừa phải, nếu ăn quá nhiều, đôi ... [xem thêm]

Bệnh lao: thực trạng lây nhiễm ở Việt Nam

(83)
Bệnh lao là thuật ngữ đề cập đến một nhóm bệnh lý mang tính lây truyền cao. Trong đó, phổ biến nhất là lao phổi chiếm tỷ lệ 80 – 85% tổng số ca bệnh. ... [xem thêm]

9 bí quyết giúp bạn chăm sóc vùng kín khỏe mạnh

(62)
Phụ nữ thường rất quan tâm, chăm sóc cơ thể, dù vậy bạn có thể còn thiếu sót về việc giữ vùng kín khỏe mạnh vì ngại tìm hiểu.Bạn có biết làm thế ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN